Phương pháp thử Tunnel

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu lực tồn lưu của màn permanet® 2 0 phòng chống muỗi sốt rét và sốt xuất huyết tại cộng đồng (Trang 27 - 29)

- Giặt màn tại thực địa chu kỳ mỗi tháng 1 lần

3.4. Phương pháp thử Tunnel

Màn PermaNet®2.0 sử dụng sau 20, 24, 30 lần giặt hoặc sau 3 năm mà tỷ lệ muỗi chết < 80% chọn mỗi loại 3 màn (màn giặt và màn ngẫu nhiên) dùng

thử Tunnel tiến hành theo qui trình WHO/CDS/WHOPES/GCDPP/2005.11 Cụ thể là:

Quy trình thử: 100 muỗi cái, đói An.dirus 5 - 8 ngày tuổi và cho vào buồng thử của Tunnel từ 7 giờ tối đến đến 9 giờ sáng hôm sau. Muỗi cái bay tự do trong lồng và được tiếp xúc với vật chủ (2 chuột nhắt trắng kẹp sao cho còn sống không cử động được) qua mẫu màn có các lỗ thủng đã được chuẩn bị sẵn.

9 giờ sáng hôm sau: đếm ghi số muỗi chết, sống ở mỗi buồng thử và trong các lồng muỗi. Chuyển muỗi sang cốc nghỉ, cho hút glucoza 10% sau 24 giờ ghi kết quả: số muỗi no (chết, sống), số muỗi đói (chết, sống) ở mỗi buồng và lồng sẽ được ghi lại.

Thử nghiệm được tiến hành trên các mẫu màn sau: 20, 24 lần giặt ở 3 vị trí: đình màn, chân màn và mặt bên phần trên.

- Điều kiện thử nghiệm

Trong thời gian thử nghiệm đảm bảo nhiệt độ trung bình 27˚C ± 2˚C; ẩm độ trung bình = 80 ± 10%.

Nhóm chứng: Màn tẩm theo cách thông thường 3.5. Các loại màn cần tẩm:

Trước khi tẩm, tất cả màn cũ và mới đều được giặt và phơi khô (màn mới khi giặt không dùng xà phòng). Liều lượng ICON 2,5SC tẩm màn theo liều lượng của chương trình Phòng chống Sốt rét.

- Quy trình tẩm màn: đo kích thước màn, dựa vào diện tích của màn để định

lượng nước cần thiết để tẩm. Đổ lượng nước cần thiết vào một cái chậu có kích thước phù hợp. Đổ lượng ICON 2,5SC cần thiết vào chậu nước và khuấy cho hóa chất tan đều. Cho màn vào dung dịch tẩm và nhào màn sao cho màn hút hết dịch tẩm. Tiếp tục nhào màn 5 phút để màn thấm đều dung dịch hóa chất tẩm màn. Màn được tẩm từng chiếc một.

-Phơi màn: sau khi tẩm hóa chất, gập màn làm đôi và trải màn lên tấm vải nhựa đã được trải trên nền phẳng. Sau đó phơi màn trên giây phơi trong vòng 24 giờ màn khô hoàn toàn. Không phơi màn dươí ánh nắng mặt trời.

-Đánh dấu màn: sau khi màn khô, tất cả màn đã tẩm hóa chất đưa cho các gia đình theo phương pháp mã hóa, đánh dấu bằng mực tan trong nước để theo dõi màn có bị người dân giặt trong quá trình theo dõi không.

Giặt màn bằng xà phòng dân đang dùng:

- Thử nghiệm sinh học với màn tẩm thông thường ( 3 loại)

1. Màn không giặt thực địa: 3 màn

2. Màn giặt bằng xà phòng của dân: 3 màn

3. Màn chọn ngẫu nhiên trong dân dùng (không cần biết số lần giặt): 3 màn

Ba nhóm màn mỗi nhóm 10 màn (tất cả 30 màn) sẽ được chọn một cách ngẫu nhiên trong số màn tuyn mới do đề tài cấp đã được tẩm ICON 2,5CS. Ba mươi màn này sẽ được giặt tại thực địa 1 tháng một lần sau khi tẩm hoá chất. Sau mỗi lần giặt một nhóm (10 màn) sẽ được chon ngẫu nhiên thử sinh học, nhằm đánh giá ảnh hưởng của giặt màn tới hiệu lực tồn lưu của hoá chất trên màn.

Số muỗi cần cho mỗi màn thử trên ít nhất 45 muỗi cái (3 mẫu màn x 5 muỗi/ lần x 3 lần lặp lại = 45 muỗi).

- Thử sinh học sẽ dừng sau khi hai đợt thử trong 2 lần liên tiếp có tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ thấp hơn 70%( theo qui đinh WHO với màn tẩm thường)

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu lực tồn lưu của màn permanet® 2 0 phòng chống muỗi sốt rét và sốt xuất huyết tại cộng đồng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w