Chuẩn bị, chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi

Một phần của tài liệu khảo sát khía cạnh kỹ thuật và kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thâm canh quy mô nông hộ ở sóc trăng (Trang 26)

Diễn giải Số hộ Tỉ lệ %

Mật độ >40 (con/m2) 17 56,67

Mật độ <40 (con/m2) 13 43,33

4.1.5 Chuẩn bị, chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi nuôi

a. Chuẩn bị ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Qua khảo sát cho thấy, số hộ dân sử dụng phương pháp cải tạo khô chiếm 70,0%, số hộ dân sử dụng phương pháp dọn tẩy ướt là 46,67. Hóa chất dùng để cải tạo ao nuôi là TACC 90 là 53,33% và vôi chiếm 46,67% nhằm sát trùng và diệt trừ mầm bệnh cho ao nuôi. Theo số liệu điều tra thì các hộ nuôi tôm sử dụng TACC 90 thì nuôi đạt hiệu quả hơn do hiệu quả xử lý cao và nhất là an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường, tuy vậy hóa chất này chi phí cao nên chưa được nhiều hộ nuôi sử dụng. Phương pháp cải tạo khô là phương pháp phơi đáy ao sau đó dọn bỏ lớp bùn đáy bằng tay hay bằng xe ủi, phương pháp cải tạo ướt là phương pháp dùng máy bơm nước áp lực mạnh để rửa trôi lớp bùn đáy còn ướt ra khỏi ao.

Bảng 4.6: Phương pháp cải tạo và ưu nhược điểm

PP cải tạo Tỉ lệ (%) Hóa chất sử dụng

Thuận lợi Khó khăn

Khô 70,0 TACC 90 Dễ thực hiện Dễ bị xì phèn

Ướt 30,0 vôi Ít bị xì phèn Khó thực hiện

b. Chăm sóc và quản lý ao nuôi tôm thẻ chân trắng

Theo khảo sát điều tra thì độ sâu của các ao được khảo sát trung bình là 1,26±0,07 m, các hộ nuôi không có sự chênh lệch nhiều về độ sâu, yếu tố pH được người nuôi theo dõi hằng ngày để kịp thời điều chỉnh về mức thích hợp cho tôm sinh trưởng, qua khảo sát người nuôi thường xuyên bón vôi để điều chỉnh pH, đặc biệt là khi mưa nhiều. C ng qua khảo sát pH ở các mô hình nuôi dao động từ 7,5–8,5, tuy pH của các hộ nuôi đều trong giới hạn nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng các hộ nuôi có pH >8 thì đạt năng suất cao hơn các hộ còn lại. Độ mặn trung bình trong vùng khảo sát là 7,77±1,45‰, dao động trong khoảng 6-

19

10‰, tuy nhiên những hộ nuôi duy trì độ mặn 10‰ thì tôm phát triển tốt hơn. Các hộ nuôi theo dõi độ kiềm thường xuyên, trung bình độ kiềm 112 mg/L dao động từ 100–120 mg/L và nằm trong khoảng thích hợp nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo Trần Viết Mỹ (2009) thì độ mặn thích hợp cho nuôi tôm thẻ chân trắng là 10-15 ‰, độ kiềm >80 mg/l và pH là 7,5-8,5.

Bảng 4.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng nước

Các chỉ tiêu Các yếu tố ảnh hưởng Cách khắc phục

Độ mặn Mưa nhiều Cấp thêm nước mặn

Độ kiềm Mật độ tảo cao Thay bớt nước

pH Xì phèn Bón vôi

Một phần của tài liệu khảo sát khía cạnh kỹ thuật và kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) thâm canh quy mô nông hộ ở sóc trăng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)