3 Thực trạng giảng dạy môn Toán tại Trường THPT
3.5 Kết quả thực nghiệm
Để đánh giá kết quả thử nghiệm, nhằm đánh giá tính khả thi của việc vận dụng giải pháp dạy học đã đề ra, chúng tôi ngoài việc trao đổi với GV chủ nhiệm để nắm bắt tâm lí, hoàn cảnh của HS, chú ý quan sát lớp học, cách thức nghe giảng và hoạt động của HS, quan sát kỹ năng thực hành, trao đổi, thảo luận trong nhóm của HS, chú ý tăng cường sự tương tác giữa ba nhân tố trong hoạt động dạy và học (Người dạy – Người học – Môi trường), chúng tôi còn tiến hành cho HS làm bài kiểm tra sau khi kết thúc dạy thử nghiệm.
79
Bảng thống kê kết quả kiểm tra thực nghiệm:
Lớp Tổng số HS Nhóm điểm 3 – 4 5 - 6 7 - 8 9 – 10 SL % SL % SL % SL % 10A6 45 0 0 5 11 22 49 18 40 10A7 45 0 0 4 9 26 58 15 33
Qua thống kê điểm số bài kiểm tra và quá trình chấm bài chúng tôi nhận thấy: - HS đều đạt điểm trên trung bình, một số ít em khi giải còn lúng túng - Tỉ lệ HS đạt điểm 7 – 8 chiếm tỉ lệ cao nhất, HS đạt điểm 3 – 4 không có. - Nhìn chung là các em HS đã định hướng được phương pháp giải quyết bài toán.
- Đa số HS nắm vững nội dung bài học, nắm vững kiến thức cơ bản phù hợp với quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Học sinh đã có được những kỹ năng tư duy toán học cần thiết để vận dụng vào giải bài tập; những HS yếu, kém đã có sự tiến bộ, một số em đã đạt điểm trung bình; những HS giỏi cũng phát huy được khả năng học tập của bản thân, một số HS khá đã vươn lên đạt điểm giỏi.
Kết luận chƣơng 3
Qua thực nghiệm chúng tôi bước đầu khẳng định quy trình dạy học và các giải pháp đã đề xuất trong luận văn là có hiệu quả vì nó không những tạo không khí lớp học sôi nổi mà còn thu hút sự tham gia của tất cả HS trong lớp vào quá trình dạy học do GV hướng dẫn, tổ chức. Vì vậy giờ học bước đầu đã thu được hiệu quả đáng khả quan. Sở dĩ có được những thành công như vậy bởi vì những lý do sau:
- GV dạy thực nghiệm đã nắm vững nội dung của từng bước tiến hành dạy học dự án của quy trình và chú ý tăng cường sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học.
80
- GV đã tạo ra môi trường học tập thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện cho HS dễ dàng thể hiện mình, đưa ra những ý kiến, quan điểm khác để cùng thảo luận trong nhóm, lớp để giải quyết được vấn đề đặt ra.
- HS được làm quen dần với các hoạt động tư duy : : phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, cụ thể hoá,…HS có hứng thú và trách nhiệm hơn với nhiệm vụ học tập của bản thân; không khí lớp học sôi nổi, tích cực, tự giác, học sinh được khích lệ tinh thần học tập, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- HS được tiếp cận với các phương tiện dạy học, được trực tiếp tham gia vào quá trình phát hiện ra tri thức mới dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên.
Tuy nhiên vẫn còn một số HS bị điểm yếu kém vì một số lí do sau:
- Số giờ học để HS được tiếp cận với phương pháp sư phạm tương tác, dạy học theo dự án là chưa nhiều; quá trình tiến hành thực nghiệm còn ít. Để HS có thể tiếp cận với một đường hướng dạy học mới thì cần phải có thời gian dài để làm quen với các hoạt động, do đó chúng ta chưa thể thấy hết được sự tiến bộ rõ nét trong kết quả học tập của HS.
- Các tương tác trong quá trình tổ chức dạy học chưa thực sự phát huy hết công dụng của nó trong việc phát hiện ra tri thức mới, thời gian tiến hành cho hoạt động thảo luận nhóm còn ít.
Nếu khắc phục được những khó khăn trên thì chắc chắn kết quả học tập của HS sẽ tốt hơn rất nhiều.
81
KẾT LUẬN
Từ những vấn đề đã trình bày trong đề tài có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận của PPSPTT. PPSPTT là một quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, người học trở thành chủ thể đích thực của quá trình nhận thức. Quan điểm này đặc biệt chú ý đến việc vận hành bộ máy học của người học và sự tương tác giữa các tác nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tương tác trong dạy học kiến thức chương Thống kê.
3. Kết quả thử nghiệm bước đầu minh hoạ cho tính khả thi và hiệu quả của đề tài, giả thiết khoa học là chấp nhận được và những nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.
5. Hiệu quả dạy học phụ thuộc vào các thành tố cuả quá trình dạy học. Để vận dụng PPSPTT có hiệu quả đòi hỏi người dạy phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong từng điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, người dạy phải là người năng động và nhạy cảm trong quá trình dạy học.
6. Từ kết quả thu được có thể khẳng định các phương án nêu trong luận văn có thể được phát triển rộng rãi trong môn Toán, áp dụng trong toàn cấp học và có thể áp dụng cho các môn học khác trong trường phổ thông. Hiện nay, Đảng và Nhà nước xác định sẽ đổi mới toàn diện phương pháp dạy và học, các phương pháp đánh giá cũng không chỉ dừng lại ở kiến thức môn học mà còn đánh giá các kĩ năng. Do đó, đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu và khai thác, đặc biệt thiết kế thêm các dự án để phù hợp với chương trình Toán ở Việt Nam
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phương Chi (2003), Sử dụng bài tập trắc nghiệm để tăng cương tương tác trong giờ bài tập Phương pháp dạy học môn Toán, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Trần Việt Cường (2012), Tổ chức dạy học theo dự án học phần phương pháp dạy học môn Toán góp phần rèn luyện năng lực sư phạm cho sinh viên khoa Toán, Luận án Tiến sĩ Giáo Dục học.
3. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên),Doãn Minh Cường, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Tài (2008), Đại số 10, NXB Giáo dục. 4. Trần Minh Hằng (2002), Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục học
nhằm tích cực hoá hoạt động học tập cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm, Tạp chí Giáo dục, số 35, tháng 7/2002.
5. Đỗ Thị Ngọc Hằng (2012), Tổ chức dạy học theo dự án nội dung “ Hệ thức lượng trong tam giác chương trình hình học lớp 10, ban cơ bản,
Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Trần Thị Hữu (2010), Hình thành và phát triển tư duy cho học sinh khi dạy học chủ đề thống kê ở trường THPT, Luận án thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Jean-Marc Denomme và Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh Niên, Hà Nội.
8. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
9. Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dương Thuỵ, Nguyễn Văn Thường (1994), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Giáo dục.
10. Hoàng Lê Minh ( 2013), Hợp tác trong dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
83
11. Bùi Văn Nghị (2011), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Trần Văn Thành (2011), Tổ chức môi trường học tập tương tác trong dạy học dự án nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 261, tr.19 – 20.
13. Nguyễn Đắc Thắng (2012), Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong dạy học môn Toán cho học sinh lớp 10- 11 trung học phổ thông( ban cơ bản), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 14. Nguyễn Thành Vinh (2005), Sự hình thành quan điểm sư phạm tương
tác, Tạp chí Giáo dục số 122 (9/2005), tr.19 – 20.
15. Trần Thị Hoàng Yến (2010), Dạy học xác suất thống kê theo hình thức dạy học dự án qua việc tổ chức cho sinh viên giải các bài toán thực tế, Tạp chí Giáo dục số 244, tr.21- 22.
84
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Toán - Tin, Phòng sau đại học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Phƣơng Chi, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, tổ Toán THPT Nam Duyên Hà cho tác giả trong quá trình thử nghiệm sư phạm.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, tới những người thân, bạn bè đồng nghiệp cũng như bạn bè trong nhóm Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán K22 đã tận tình giúp đỡ, cổ vũ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 6 năm 2014
Tác giả
85
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
SBT Sách bài tập
DAHT Dự án học tập DHTDA Dạy học theo dự án
PPSPTT Phương pháp sư phạm tương tác
86
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ... 1
1. Lí do chọn đề tài ... 2
2. Mục đích nghiên cứu ... 3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ... 3
4. Đối tượng nghiên cứu... 4
5. Giả thuyết khoa học ... 4
6. Phương pháp nghiên cứu ... 4
7. Cấu trúc luận văn ... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VA THỰC TIỄN ... 6
1. Phương pháp sư phạm tương tác ... 6
1.1 Dạy học dựa vào tương tác... 6
1.2 Các tác nhân ... 6
1.2.1 Người học ... 6
1.2.2 Người dạy ... 7
1.2.3 Môi trường ... 7
1.3 Các dạng tương tác trong dạy học ... 8
1.3.1 Tương tác người dạy- người học ... 9
1.3.2 Tương tác người học- người học ... 10
1.3.3 Tương tác người dạy, người học- môi trường ... 11
1.4 Phương pháp học, phương pháp dạy và ảnh hưởng của môi trường (các thao tác) ... 13
1.5. Ưu, nhược điểm của quan điểm sư phạm tương tác ... 17
1.5.1. Ưu điểm ... 17
1.5.2 Hạn chế ... 18
2. Phương pháp dạy học theo dự án ... 18
87
2.2 Những đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án. ... 19
2.3 Mục tiêu của dạy học theo dự án ... 20
2.4 Những tiêu chuẩn của dạy học theo dự án ... 20
2.5 Các giai đoạn của dạy học theo dự án. ... 22
2.6 Phương pháp đánh giá kết quả trong dạy học theo dự án. ... 23
2.7 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án. ... 24
2.7.1 Vai trò của giáo viên ... 24
2.7.2 Vai trò của học sinh ... 25
2.8 Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án. ... 26
2.8.1Ưu điểm ... 26
2.8.2 Nhược điểm ... 26
3 Thực trạng giảng dạy môn Toán tại Trường THPT. ... 27
3.1 Thực trạng việc dạy của Giáo viên ... 27
3.2 Thực trạng việc học của Học sinh ... 27
Kết luận chương 1 ... 29
CHƢƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢƠNG TƢƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG THỐNG KÊ ... 30
2.1Nội dung kiến thức chương ... 30
2.1.1 Phân tích nội dung kiến thức chương ... 30
2.1.1. Những yêu cầu về nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được. ... 31
2.2 Tìm hiểu tình hình thực tế dạy và học nội dung kiến thức ... 31
2.3 Một số điểm lưu ý khi dạy học chương Thống kê ... 37
2.4 Khả năng vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn Toán .... 38
2.5 Tăng cường tương tác khi dạy học theo dự án. ... 39
2.5.1 Tương tác giữa người học với người học ... 39
2.5.2 Tương tác giữa người dạy với người học ... 40
88
2.6 Đề xuất qui trình dạy học theo dự án. ... 44
2.6.1 Hình thành dự án ... 45
2.6.2 Thực hiện dự án ... 45
2.6.3 Đánh giá và tổng kết dự án ... 46
2.7 Đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động nhóm sử dụng kĩ thuật “ các mảnh ghép” với nhóm 3-3-3. ... 46
2.8 Thiết kế và tổ chức dạy học một số kiến thức trong nội dung Thống kê. 47 2.8.1 Lập kế hoạch cho dự án học tập ... 47 2.8.2 Phương án đánh giá ... 48 2.8.3 Một số dự án... 51 Kết luận chương 2 ... 56 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ... 57 3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ... 57 3.1.1 Mục đích thực nghiệm ... 57 3.1.2 Nhiệm vụ thực nghiệm ... 57 3.2 Tổ chức thực nghiệm ... 57
3.3 Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm... 57
3.4 Nội dung thực nghiệm ... 58
3.4.1 Dự án học tập số 1 ... 58
3.4.2 Dự án học tập số 2 ... 67
3.5 Kết quả thực nghiệm ... 78
Kết luận chương 3 ... 79
KẾT LUẬN ... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO