Tăng trọng của tôm nuôi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của dầu thực vật lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vanamei) trong điều kiện nuôi trong bể ngoài trời (Trang 35)

- Tăng trọng (g), (WG)

Sau 60 ngày nuôi thì tăng trọng của tôm nuôi dao động trong khoảng từ 6,2-6,6 g. Giá trị tăng trọng của tôm đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,4% (6,6±0,2 g) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (6,2±0,2 g) (Bảng 7). Ở hai nghiệm thức còn lại thì giá trị tăng trọng tƣơng đối đồng đều. Qua kết quả thống kê thì giá trị tăng trọng ở các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

- Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày), (DWG)

Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối (DWG) của tôm chân trắng trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 0,103-0,109 (g/ngày), giá trị này tăng dần từ nghiệm thức đối chứng đến các nghiệm thức 0,1%, 0,2% và 0,4%. Nghiệm thức 0,4% có tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối cao nhất 0,109±0,003 và thấp nhất ở nghiệm thức 0,1% (0,103±0,003) (Bảng 7). Qua kết quả thống kê cho thấy tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Tăng trưởng tương đối (%/ngày), (SGR)

Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối (SGR) của tôm chân trắng trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 1,4-1,6 (%/ngày), giá trị này tăng dần từ nghiệm

thức đối chứng đến các nghiệm thức 0,1%, 0,2% và 0,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối (SGR) trung bình giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 1,48-1,55 (%/ngày). Giá trị tăng trƣởng tƣơng đối đƣợc thể hiện qua Bảng 7. Qua kết quả thống kê cho thấy tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05). Theo kết quả nghiên cứu bổ sung bột rong vào thức ăn của tôm thấy rằng, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối của tôm là rất cao khi khẩu phần ăn chứa đến 15% rong câu Gracilaria, nhƣng ở mức bổ sung 30% thì tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối (SGR) của tôm chân trắng thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (Briggs et al., 1996). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Soriano et al. (2007) sử dụng 50% rong câu Gracilaria trong khẩu phần ăn của tôm chân trắng L. vannamei, tăng trƣởng tƣơng đối của tôm chân trắng là (SGR=0,67%/ngày) khác biệt không đáng kể với thức ăn thƣơng mại (SGR=0,73%/ngày). Khi bổ sung rong mơ Sargassum trong khẩu phần ăn của tôm chân trắng L.vannamei ở các mức 1%, 4%, 7% và 10% cho thấy có sự cải thiện tốc độ tăng trƣởng của tôm chân trắng. Tuy nhiên thì các nghiên cứu ở trên là thay thế protein có nguồn gốc từ động vật bằng protein từ rong biển. Theo Lê Thị Hồng Nhiên (2009) cho rằng khi nuôi tôm chân trắng với mật độ 80 con/bể kết hợp với hàu 20 con/bể thì tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối đạt giá trị 0,12 g/ngày ở độ mặn 15% sau 3 tháng nuôi.

Bảng 7: Bảng thể hiện các chỉ tiêu tăng trƣởng của tôm nuôi

Ngiệm thức WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) Đối chứng 6,24±0,21a 0,104±0,003a 1,48±0,05a 0,1% 6,17±0,16a 0,103±0,003a 1,48±0,04a 0,2% 6,38±0,22a 0,106±0,004a 1,52±0,06a 0,4% 6,55±0,19a 0,109±0,003a 1,55±0,06a

Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống

(p>0,05).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của dầu thực vật lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm chân trắng (litopenaeus vanamei) trong điều kiện nuôi trong bể ngoài trời (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)