4.2.1 Tăng trưởng về chiều dài
- Tăng trưởng chiều dài (cm), (Length Gain)
Chiều dài trung bình ban đầu của tôm dao động trong khoảng từ 8,1-8,4 cm. Sau 60 ngày nuôi thì chiều dài của tôm dao động trong khoảng từ 10,2-11,7 cm (Bảng 6). Chiều dài trung bình của tôm đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,4%, (3,4±0,8 cm) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (2 cm). Ở hai nghiệm thức còn lại thì chiều dài đạt đƣợc dao động trong khoảng từ 2,2-2,4cm. Qua kết quả thống kê cho thấy tăng trƣởng ở nghiệm thức đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 0,1% nhƣng khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 0,2% và 0,4% (p<0,05). Nghiệm thức 0,4% thì khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng, 0,1% và 0,2% (p<0,05). Nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 0,1%,0,2%,0,4%. Hai nghiệm thức 0,1% và 0,2% thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (cm/ngày), (DLG)
Sau 60 ngày nuôi thì tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về chiều dài của tôm nuôi dao động trong khoảng từ 0,033-0,057 %/ngày. Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 0,4% 0,057±0,014 (%/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0,033±0,004 (%/ngày). Qua kết quả thống kê cho thấy, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về chiều dài của nghiệm thức 0,4% khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p<0,05) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức 0,1% và 0,2% (p>0,05). Nghiệm thức 0,1% và 0,2% thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (Bảng 6).
- Tăng trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày), (SGR)
Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối về chiều dài của tôm nuôi dao động trong khoảng từ 0,356-0,576 (%/ngày). Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0,356±0,036 (%/ngày) và cao nhất ở nghiệm thức 0,4% 0,576±0,113 (%/ngày). Qua kết quả thống kê cho thấy, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối về chiều dài ở nghiệm thức đối chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 0,4% (p<0,05) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức 0,1% và 0,2% (p>0,05). Nghiệm thức 0,1%, 0,2%, 0,4% thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 6).
Bảng 6: Các chỉ tiêu tăng trƣởng về chiều dài của tôm sau 60 ngày nuôi
Nghiệm thức LG DLG SGR
Đối chứng 1,96±0,23a 0,033±0,004a 0,356±0,036a
0,1% 2,16±0,24ab 0,036±0,004ab 0,392±0,042ab
0,2% 2,36±0,37b 0,039±0,006ab 0,419±0,062ab
0,4% 3,44±0,92c 0,057±0,014b 0,576±0,113b
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
4.2.2 Tăng trọng của tôm nuôi
- Tăng trọng (g), (WG)
Sau 60 ngày nuôi thì tăng trọng của tôm nuôi dao động trong khoảng từ 6,2-6,6 g. Giá trị tăng trọng của tôm đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,4% (6,6±0,2 g) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (6,2±0,2 g) (Bảng 7). Ở hai nghiệm thức còn lại thì giá trị tăng trọng tƣơng đối đồng đều. Qua kết quả thống kê thì giá trị tăng trọng ở các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày), (DWG)
Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối (DWG) của tôm chân trắng trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 0,103-0,109 (g/ngày), giá trị này tăng dần từ nghiệm thức đối chứng đến các nghiệm thức 0,1%, 0,2% và 0,4%. Nghiệm thức 0,4% có tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối cao nhất 0,109±0,003 và thấp nhất ở nghiệm thức 0,1% (0,103±0,003) (Bảng 7). Qua kết quả thống kê cho thấy tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Tăng trưởng tương đối (%/ngày), (SGR)
Tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối (SGR) của tôm chân trắng trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 1,4-1,6 (%/ngày), giá trị này tăng dần từ nghiệm
thức đối chứng đến các nghiệm thức 0,1%, 0,2% và 0,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối (SGR) trung bình giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 1,48-1,55 (%/ngày). Giá trị tăng trƣởng tƣơng đối đƣợc thể hiện qua Bảng 7. Qua kết quả thống kê cho thấy tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05). Theo kết quả nghiên cứu bổ sung bột rong vào thức ăn của tôm thấy rằng, tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối của tôm là rất cao khi khẩu phần ăn chứa đến 15% rong câu Gracilaria, nhƣng ở mức bổ sung 30% thì tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối (SGR) của tôm chân trắng thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (Briggs et al., 1996). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Soriano et al. (2007) sử dụng 50% rong câu Gracilaria trong khẩu phần ăn của tôm chân trắng L. vannamei, tăng trƣởng tƣơng đối của tôm chân trắng là (SGR=0,67%/ngày) khác biệt không đáng kể với thức ăn thƣơng mại (SGR=0,73%/ngày). Khi bổ sung rong mơ Sargassum trong khẩu phần ăn của tôm chân trắng L.vannamei ở các mức 1%, 4%, 7% và 10% cho thấy có sự cải thiện tốc độ tăng trƣởng của tôm chân trắng. Tuy nhiên thì các nghiên cứu ở trên là thay thế protein có nguồn gốc từ động vật bằng protein từ rong biển. Theo Lê Thị Hồng Nhiên (2009) cho rằng khi nuôi tôm chân trắng với mật độ 80 con/bể kết hợp với hàu 20 con/bể thì tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối đạt giá trị 0,12 g/ngày ở độ mặn 15% sau 3 tháng nuôi.
Bảng 7: Bảng thể hiện các chỉ tiêu tăng trƣởng của tôm nuôi
Ngiệm thức WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) Đối chứng 6,24±0,21a 0,104±0,003a 1,48±0,05a 0,1% 6,17±0,16a 0,103±0,003a 1,48±0,04a 0,2% 6,38±0,22a 0,106±0,004a 1,52±0,06a 0,4% 6,55±0,19a 0,109±0,003a 1,55±0,06a
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống
(p>0,05).
4.2.3. Tỷ lệ sống (%)
Sau 60 ngày nuôi thì tỷ lệ sống của tôm chân trắng L.vannamei có sự chênh lệch giữa các bể thí nghiệm, dao động trong khoảng từ 42-64%. Tỷ lệ sống trung bình giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 46,7-59,3%. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,4% (59,3%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0% (46,7%). Qua kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ sống của nghiệm thức 0,4% là khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 0,1% và nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Tỷ lệ sống của tôm chân trắng đƣợc thể hiện qua Bảng 8.
4.2.4. Năng suất (g/m3)
Năng suất tôm chân trắng sau 60 ngày nuôi ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 440,8-694,6 g/m3. Năng suất trung bình của các nghiệm thức có sự chênh lệch lớn và dao động trong khoảng từ 495,3-643,5 g/m3. Năng suất tôm nuôi đạt cao nhất ở nghiệm thức 0,4% là 643,5 g/m3 và đạt thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng là 495,3 g/m3. Năng suất tôm nuôi tăng dần từ nghiệm thức 0,1%, 0,2%, 0,4% so với nghiệm thức đối chứng (Bảng 8). Qua kết quả thống kê cho thấy ở nghiệm thức 0,4% thì năng suất tôm nuôi khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhiệm thức đối chứng và nghiệm thức 0,1% (p<0,05) nhƣng khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 0,2% (p>0,05). Đối với nghiệm thức 0,2% thì năng suất tôm nuôi khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 0,1% (p>0,05).
Bảng 8. Năng suất, tỷ lệ sống của tôm chân trắng sau 60 ngày nuôi
Nghiệm thức Năng suất (g/m3
) Tỷ lệ sông (%)
Đối chứng 495,3±33,9a 46,7±2,99a
0,1% 530,7±32,9a 50,7±2,99a
0,2% 5618±14,1ab 52,7±0,83ab
0,4% 643,5±32,3b 59,3±2,99b
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
4.3. Thành phần sinh hóa của thịt tôm
4.3.1 Ẩm độ
Giá trị ẩm độ của thịt tôm đƣợc thể hiện qua Bảng 9. Hàm lƣợng ẩm độ của thịt tôm trong thí nghiệm này không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức. Ở nghiệm thức đối chứng, sau 60 ngày nuôi thịt tôm có độ ẩm trung bình là 78,5±0,7%, thấp nhất so với các nghiệm thức và ẩm độ của thịt tôm cao nhất là ở nghiệm 0,4% đạt giá trị là 79,7±1,9%. Ở hai nghiệm thức còn lại thì ẩm độ có giá trị tƣơng đối bằng nhau dao động trong khoảng 78,8±0,2-79,8±0,4%. Qua kết quả thống kê cho thấy giá trị ẩm độ giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.3.2 Protein
Hàm lƣợng protein của thịt tôm giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhỏ và dao động trong khoảng từ 23,3±2,2-25,4±0,4%. Hàm lƣợng protein của thịt tôm thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng đạt giá trị là 23,2±2,2% và đạt giá trị
cao nhất ở nghệm thức 0,1% với hàm lƣợng protein là 25,4±0,4%. Ở nghiệm thức 0,4% thì hàm lƣợng protein chỉ đạt giá trị là 25,3±0,6% thấp hơn so với nghiệm 0,1% (Bảng 9). Qua kết quả thống kê cho thấy hàm lƣợng protein ở các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.3.3 Hàm lượng tro
Hàm lƣợng tro giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 6,6±0,2%-6,8±0,2%. Hàm lƣợng tro đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 0,2% và đạt giá trị là 6,8±0,2%, thấp nhất ở nghiệm thức 0,4% và đạt giá trị là 6,6±0,2%. Qua kết quả thống kê cho thấy hàm lƣợng tro là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lƣợng tro của thịt tôm đƣợc thể hiện trong Bảng 9.
Bảng 9: Thành phần sinh hóa của thịt tôm.
Nghiệm thức Ẩm độ (%) Protein (%) Tro (%)
Đối chứng 78,5±0,7a 23,2±2.2a 6,70±0,3a
0,1% 78,8±0,2a 25,4±0.4a 6,63±0,2a
0,2% 79,8±0,4a 24,8±0.8a 6,80±0,2a
0,4% 79,7±1,9a 25,3±0.6a 6,60±0,2a
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
4.3.4. Tỷ lệ thịt, vỏ
Tỷ lệ cơ của tôm trong thí nghiệm này dao động trong khoảng từ 47,6-48%, cao nhất ở nghiệm thức nghiệm thức 0,4% và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng. Qua kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ cơ giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Tỷ lệ vỏ của tôm dao động trong khoảng từ 32,2-,2,9%, cao nhất ở nghiệm
thức 0,2% đạt giá trị là 32,9±0,3% và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 31,6±0,1%. Tuy nhiên, quả thống kê cho thấy tỷ lệ vỏ của các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trọng lƣợng tôm không đầu ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 60,1-61,2%, cao nhất ở nghiệm thức 0,4% (61,2±0,4%) và thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (60,1±0,2%) (Bảng 10). Tuy nhiên, qua kết quả thống kê cho thấy trọng lƣợng tôm không đầu giữa các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bảng 10: Tỷ lệ thịt, vỏ của tôm nuôi. Nghiện thức Trọng lƣợng tôm không đầu Tỷ lệ cơ Tỷ lệ vỏ Đối chứng 60,1±0,2a 47,6±0,8a 31,6±0,1a 0,1% 60,3±0,6a 48,5±0,9a 32,2±0,4a 0,2% 59,9±0,3a 47,6±0,5a 32,9±0,3a 0,4% 61,2±0,4a 48±0,6a 32,3±0,1a
Các giá trị trên cùng một cột có các chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
- Việc bổ sung dầu thực vật special oil trong khẩu phần ăn của tôm góp phần cải thiện tăng trƣởng của tôm chân trắng. Dầu thực vật special đƣợc thay thế với hàm lƣợng 0,4% là tốt nhất cho sự phát triển của tôm chân trắng.
- Tỷ lệ sống đƣợc cải thiện, đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức thay thế special oil với hàm lƣợng 0,4% và khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng.
5.2. Đề xuất
Cần có các nghiên cứu tiếp theo vào thời điểm nuôi và cở tôm khác nhau. Cần có các nghiên cứu ở các địa điểm khác nhau (ngoài ao) và nuôi ở nhiều mật độ khác nhau để có thể hoàn thiện quy trình nuôi để đạt năng suất cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Thuỷ sản - Trung tâm khuyến ngƣ quốc gia, 2004. Những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở một số nƣớc và việt nam. NXB Nông nghiệp. 103 trang.
Boyd, C. E., 1998. Water quality for pond aquaculture and Aquatic Environments Alabama Agriculture Experiment Staion Auburn University, Alabama 36849 USA. P. 37.
Briggs, M. R. P. and Funge-Smith, S., 1996. The protential of Gracilaria sp. Meal for supplementation of diet for juvenile Penaeus monodon Fabricius. Aquaculture Research. 27, 345-354.
Charatchakool, P., 2003. Problem in Penaeus monodon culture in low salinty areas. Avice on aquatic animal health care. Aquaculture Asia: 54-55.
Charatchakool, P., Turbul, J. R., Funge-Smith and Limsuwan, C., 1995. Health managentin shrimp ponds, 2th edition. Aquatic Animal Health Research Institute, Department of Fisheries, Kasetsart University Campus, Bangkok, Thailand: 111pp.
Chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS về phát triển nuôi tôm chân trắng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, 2008. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đinh Thị Kim Nhung, 2013. Nghiên cứu sử dụng rong bún (Enterromorpha sp.) và rong mền (Cladophoraceae) làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Nuôi trồng thủy sản Đại học Cần Thơ. 94 trang
Đỗ Thị Thanh Hƣơng và Wilder, M. N., 2008. Ảnh hƣởng của độ mặn thấp lên tốc điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt tính men Na+/K+ ATPaes ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tạp chí khoa học (1): 90-99 Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Lê Hồng Nhiên, 2009. Thử nghiệm nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (Peanaus vannamei) với hàu (Crassotrea sp) ở các độ mặn khác nhau. Luận văn tốt nghiệp. Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản Đại học Cần Thơ. 33 trang
Lê Văn An và Nguyễn Trung Nghĩa, 2002. Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản. NXB Đà Nẵng. 142 trang.
Lê Văn Lợi, 2013. Ảnh hƣởng của tinh dầu thiết yếu lên tốc độ tăng trƣởng và tỉ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản Trƣờng Đại học Cần Thơ. 29 trang.
Men, A and Blake, B. F., 1980. Experiments on the growth of Penaeus vanamei
Boon. J Exp Mar Biol Ecol 48:99-111.
Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy sản - trƣờng Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phƣơng và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy sản - trƣờng Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phƣơng, Nguyễn Văn Thƣờng và Trần Ngọc Hải, 1994. Kỹ thuật nuôi tôm biển. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 40 trang.
Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thƣờng, Lục Minh Diệp, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi giáp xác. NXB Nông nghiệp TP.HCM.
Ong Mộc Quý và Trịnh Việt Anh 2010. ảnh hƣởng của độ kiềm lên tốc độ tăng trƣởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đƣợc nuôi ở độ mặn (4‰). Đại học Nông Lâm TPHCM. 115 trang.
Penaflorida, V. D. and Golez, N. V., 1996. Use of seaweed meal form
Kappaphycus alvarezii and Gracilaria heteroclada as binders in diets of juvenile shrimp Penaeus monodon. Aquaculture, 143, 393-401.
Rivera, G., Yoong, F., Riofrio, G., Reinoso, B., Hurtado, F., Massuh, P., 2002. Inclution de harina de kelp (Macrocystis pyrifera) en alimentos balanceados para el camaron. Congreso Iberoamericano Virtual de Acuicultura. 244-252.
Silva, R. L., Barbosa, J. M., 2009. Seaweed meal as a protein source for the white Shrimp Litopenaeus vannamei. J Appl Phycol, 21:193-197
Sở NN&PTNT Tp.Hồ Chí Minh-Trung tâm khuyến nông, 2009. Cẩm nang nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei), 30 trang.
Soriano, E. M., Camara, R. M., Cabral de Melo, T., Amaral Carneiro, M. A., 2007. Perliminary evaluation of the seaweed Gracilaria cervicornis as a partial subtitute for the industrial feeds used in shrimp (Litopenaeus vannamei) Farming. Aquaculture Research 38, no. 2: 182-187.
Suarez, J. A., Gaxiola, G., Mendoza, R., Cadavid, S., Garcia, G., Alanis, G., Suarez, A., Faillace, J. and Cuzon, G., 2009. Substitution of fish meal with Plant protein Sources and energy budget for white shrimp Ltopenaeus vannamei
(Boone, 1931). Aquculture 289,118-123.
Tawil, N. E., 2010. Effects of green seaweeds (Ulva sp). Asfeed supplements in red Tiapia ( Oreochromois sp.) diet on growth performance, feed utilizantion and body composition. Journal of the Arabian Aquaculture Saociety, vol 5 (2): 179- 194.
Thái Bá Hổ và Ngô Trọng Lƣ, 2003. Kỹ thuật nuôi tôm He chân trắng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 107 trang
Thế Đạt, 2013. Sản lƣợng tôm thẻ chân trắng ở ĐBSCL
Tổng cục Thủy sản, 2012. Sơ kết tình hình xuất khẩu Thủy sản 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2012. http://www.fistenet.gov.vn/b-tin- tuc-su-kien/a-tin-van/so-ket-tinh-hinh-san-xuat-thuy-san-6-thang-111au-nam-va- ke-hoach-trien-khai-6-thang-cuoi-nam-2012/. Cập nhật ngày 29/8/2012.
Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phƣơng, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú. NXB Nông nghiệp. 202 trang.