2.3.1. Xác định hàm lượng nước, hàm lượng tro tổng số, các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng
•Hàm lượng nước
Thực nghiệm: Cân m0 gam mẫu rong tươi rồi đưa vào đĩa đáy bằng, sấy ở nhiệt độ 100- 110°C, cứ khoảng 5 giờ lại đem cân đến khi khối lượng không
đổi, cân và ghi lại khối lượng rong khô thu được. Hàm lượng nước của mẫu rong được tính theo công thức sau:
%H2O = x 100%
Trong đó: m0 là khối lượng rong tươi trước khi sấy m là khối lượng rong khô sau khi sấy.
•Xác định hàm lượng tro tổng số
Thực nghiệm: Cân 20 gam mẫu rong đã được xử lý vào cốc nung bằng sứ và đặt trong lò nung, nâng dần nhiệt độ lên 525 °C. Giữ nhiệt độ đó trong 2 giờ. Chuyển thẳng cốc nung vào bình hút ẩm, để nguội, cân ngay và xác định hàm lượng tro tổng số bằng công thức sau:
% Hàm lượng tro = x 100%
Trong đó: m khối lượng cốc và rong sau nung mo khối lượng cốc trước khi nung M: khối lượng rong ban đầu.
•Xác định các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng
Việc xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng được thực hiện bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử cùng các bộ phận đi kèm: Thermo Elemental – Model Solaar M6 Dual Zeeman Atomic Aborption Spectrometer đi cùng hệ tạo hydrua VP 90- hydide generation, đèn catot rỗng, HCL data Coded. Xác định các nguyên tố vi lượng được thực hiện tại phòng Khoa học và Kỹ thuật phân tích – Viện Hóa học.
Thực nghiệm: Cân 0,5 gam mẫu rong khô vào trong bình phá mẫu dung tích 55 ml đưa vào đó 5ml axit nitric, đậy nắp lại và vặn chặt. Đưa vào lò vi sóng và chạy với nhiệt độ ở 200°C trong thời gian 30 phút.
Sau khi phá mẫu, mẫu được đưa về định mức 50 ml bằng nước cất 2 lần, mẫu được pha loãng từ 5 đến 10 lần bằng dung dịch axit nitric 20%.
Mẫu được chuyển vào máy đo quang phổ hấp thụ nguyên tử và xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng.