Ở chương này khi phân tích và dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam thì ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong điều kiện tình trạng hiện nay và chính phủ vẫn kiên trì theo đuổi chính sách kiềm chế lạm phát như hiện nay:
Thứ nhất: đối với việc kiên trì chính sách kiềm chế lạm phát như hiện nay thì ta đã thấy tính không hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Một số chuyên gia cho biết bây giờ có thể chuyển sang sử dụng một số công cụ của chính sách tài khóa như cắt giảm đầu tư công. Tuy nhiên nếu theo các phân tích ở trên thì điều rõ ràng là đầu tư công chỉ là một yếu tố gây nên lạm phát ở Việt Nam chứ không phải là nguyên nhân chính của tình trạng lạm phát. Như vậy việc cắt giảm đầu tư công chưa chắc đã đạt được hiệu quả như mong muốn trong việc kiềm chế lạm phát. Hơn nữa một trong những vấn đề hiện nay của nền kinh tế Việt Nam thực chất chính là việc cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải của Việt Nam còn rất yếu kém, gây tăng chi phí lưu thông hàng hóa, nếu trong trường hợp quá chú trọng cắt giảm đầu tư công thì điều này có nghĩa là sẽ làm giảm luôn hiệu quả trong việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải của Việt Nam, lại là một khó khăn cho sản xuất.
Thứ hai: việc duy trì chính sách tiền tệ hiện nay của Việt Nam có thể chú trọng vào mấy điểm sau mà ta sẽ đi sâu phân tích để dự báo nền kinh tế.Việc tăng lãi suất quá cao hiện nay cho thấy tình trạng thiếu thanh khoản của ngân hàng và các dòng vốn đang được đổ ra các thị trường phi sản xuất rất nhiều. Nếu theo con số thông báo chính thức thì dòng vốn đổ vào bất động sản chỉ riêng trong năm 2011 đã chiếm 30% tổng tín dụng ngân hàng. Nhưng ta phải biết trên thực tế thì dòng vốn này còn lớn hơn nhiều do chính nhiều doanh nghiệp sản xuất khi vay tiền ngân hàng thay vì mở rộng sản xuất thì họ lại đứng ra lựa chọn việc đầu tư bất
động sản cho chính mình hoặc cho các doanh nghiệp bất động sản vay để lấy chênh lệch lãi suất. Điều này làm cho các ngân hàng và các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ đều thiếu vốn. Vậy nên đến đây ta giải quyết được câu hỏi đầu tiên mà các chuyên gia kinh tế đang đặt ra hiện nay đó chính là tiền đi đâu. Tiền đang được đổ vào các thị trường phi sản xuất quá nhiều. Không những thế với lãi suất cao thì giá hàng hóa tăng cao là điều tất yếu, bởi lẽ chi phí sản xuất quá cao. Các nhà kinh tế hiện nay vẫn cho rằng khi lãi suất cao thì sẽ làm giảm tổng cầu và giảm tiêu dùng vậy nên sẽ khiến cho giá cả hàng hóa chung giảm xuống. Nhưng thực tế theo đúng quy luật giá trị thì giá cả hàng hóa chung giảm xuống không thể giảm dưới mức chi phí sản xuất của doanh nghiệp, có thể trong ngắn hạn thì mức giá cả chung này giảm xuống do cầu về hàng hóa tiêu dùng giảm nhưng mức giảm do thay đổi cung cầu không đáng kể so với mức tăng do chi phí sản xuất tăng lên, nên về dài hạn chính sách lãi suất cao lại là gây nên sự phản tác dụng và đẩy cho lạm phát tăng cao.
Ngân hàng nhà nước đang tính đến việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để có thể giảm lượng cung tiền. Nhưng ta phải biết lượng cung tiền hiện nay của Việt Nam là phụ thuộc vào tình trạng tín dụng rất lớn, nếu trong tình trạng tín dụng không nóng thì hệ số nhân tiền sẽ không cao nên lượng cung tiền cũng không cao. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay thì tín dụng đang rất nóng nên hệ số nhân tiền của Việt Nam đang ở tình trạng rất cao. Nếu trong trường hợp ta tăng dự trữ bắt buộc lên thì điều tất yếu sẽ làm cho lượng cung tiền giảm đi đáng kể đó, bởi hệ số nhân tiền sẽ giảm đi cùng lúc do hai yếu tố là tín dụng nguội đi và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên. Như vậy đối với thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán thì tất yếu sẽ dẫn đến thiếu tiền do lượng cung tiền giảm. Việc thiếu tiền này theo phản ứng dây chuyền sẽ làm tăng nguy cơ thua lỗ và vỡ nợ của các công ty chứng khoán và bất động sản trong khi nguồn vốn tồn đọng ở hai thị trường này có thể lên đến 50% tổng tín dụng quốc gia. Trong trường hợp hai thị trường này vỡ nợ thì điều tất yếu sẽ dẫn đến khủng hoảng trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam do thiếu thanh khoản gây nên và khủng hoảng tài chính tiền tệ sẽ xảy ra đối với Việt Nam là điều tất yếu. Đứng trước vấn đề này thì Việt Nam cũng sẽ có hai lựa chọn, một là
Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
để khủng hoảng nổ ra và đổ vỡ nền kinh tế, hai là bơm thêm tiền mặt ra thị trường để cứu nền kinh tế thì phải đối phó với tình trạng lạm phát sẽ tiếp tục leo thang, đó chính là việc khó giải quyết cho Việt Nam và hậu quả là Việt Nam có thể sẽ gặp phải tình trạng đình lạm.
Thứ ba nếu lượng cung tiền giảm đi đáng kể thì đâu tư vào trái phiếu chính phủ Việt Nam sẽ không còn hấp dẫn nữa, như vậy người dân sẽ thờ ơ với trái phiếu do không có tiền đầu tư. Trong trường hợp Việt Nam là một nước mà chính phủ vay nợ cao và tỷ lệ thâm hụt ngân sách hàng năm cao thì điều tất yếu sẽ dẫn tới là vỡ nợ công của chính phủ. Như vậy Việt Nam hoàn toàn có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ công mà kịch bản cũng giống như một số nước trong khu vực kinh tế Eurozone hiện nay.
Thứ tư: việc cắt giảm tổng cầu của nền kinh tế như ta đã phân tích ở trên sẽ không chỉ tác động riêng tới khu vực phi sản xuất mà còn tác động rất lớn tới khu vực sản xuất. Bất kỳ việc giảm đầu tư trong khu vực sản xuất nào cũng sẽ làm cho lượng hàng hóa trên thị trường giảm đi và gây mất cân bằng tiền hàng. Điều là tất yếu và khi mất cân bằng tiền hàng thì về thực chất Việt Nam lại phải đối mặt với giá cả hàng hóa tăng cao do cung không đáp ứng đủ với cầu. Hơn thế nữa việc thiếu cung về hàng hóa trong nước sẽ đẩy mạnh tình trạng nhập khẩu hàng hóa và làm gia tăng nhập siêu của Việt Nam, điều này càng đẩy mạnh hơn quá trình thúc đẩy cho việc thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam và dẫn đến tình trạng thiếu đôla. Càng thiếu đôla và lạm phát Việt Nam càng cao thì lại càng đẩy nhanh tiến trình đôla hóa ở Việt Nam.
Thứ năm: đối với chính sách về tỷ giá hiện nay thì Việt Nam đang cho rằng việc giảm lãi suất USD và tăng lãi suất VND sẽ làm cho VND mạnh lên và gây nên bớt căng thẳng về tỷ giá, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì đối với một đồng USD quá rẻ thì nhu cầu vay USD sẽ tăng rất cao, đặc biệt khi Việt Nam còn muốn cố giữ tỷ giá hiện nay. Sự nhận thức sai lầm về giá trị và giá cả của đồng tiền đã dẫn đến sự điều hành sai lầm ngay trong chính các chính sách tiền tệ. Ta có thể thấy rõ ràng điều này trong các điều hành chính sách của Việt Nam. Nếu trong trường hợp USD quá rẻ và Ngân hàng nhà nước vẫn nhận thức rằng giá cả của
VND đang bị rẻ để cố giữ tỷ giá thì cầu USD sẽ tăng lên, đặc biệt là cầu về hàng hóa nhập khẩu có lợi vì chênh lệch tỷ giá thực tế và danh nghĩa. Như vậy dự trữ quốc gia sẽ giảm đi nhanh chóng do Việt Nam bị nhập siêu quá nhiều cho nền kinh tế. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2011 thì nhập siêu Việt Nam đã đạt mức 9.1 tỷ USD. Mà chủ yếu là nhập siêu từ Trung Quốc, ta có thể thấy rằng nguyên nhân rất đơn giản, VND đắt hơn USD theo thực tế, USD cũng đắt hơn CNY (nhân dân tệ) vậy nên VND đắt hơn CNY một cách giả tạo nên hàng hóa của Việt Nam mất tính cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc và ta sẽ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì cán cân vãng lai của Việt Nam sẽ ngày càng trở nên thâm hụt nặng nề hơn trong khi đó cán cân vốn thặng dư biểu hiện cho Việt Nam đang đi vay rất nhiều ở cả khu vực tư nhân lẫn khu vực chính phủ. Nếu trong trường hợp cán cân thanh toán tiếp tục thâm hụt do tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ mất dần và trong tình trạng dự trữ ngoại hối mất dần thì điều tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam đó là chúng ta sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ giống Mexico năm 1986, hay Achentina năm 2000.
Đến đây ta có thể thấy tình hình kinh tế Việt Nam trong trường hợp lạm phát tăng cao và điều hành kinh tế như hiện nay thì điều chắc chắn là Việt Nam đang đứng trước hai ngưỡng cửa, đó là lạm phát cao, tăng trưởng cao nhưng bất ổn kinh tế tăng cao trong tương lai, hoặc trong trường hợp ngược lại thì đó lại là việc đối mặt với các nguy cơ khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng nợ công và khủng hoảng nợ quốc gia như ta đã phân tích ở trên.
3.2. Đề xuất giải pháp.
3.2.1. Giái pháp mang tính chất ngắn hạn.
Ở chương này khi ta thực hiện đề suất giải pháp cho Việt Nam thì các giải pháp đưa ra không chỉ mang tính chất giải quyết cụ lạm phát cho Việt Nam mà còn phải từng bước gỡ Việt Nam ra khỏi nguy cơ khủng hoảng và vỡ nợ quốc gia đầu tiên. Vậy nên ở phần giải pháp này chúng ta chia ra làm hai nhóm giải pháp chính là nhóm giải pháp mang tính chất ngắn hạn và nhóm giải pháp mang tính chất dài
Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
hạn. Hai nhóm giải pháp này đóng vai trò quan trọng khác nhau. Nhóm giải pháp mang tính chất ngắn hạn đó là nhóm giải pháp nhằm cứu vãn tình hình thiếu thanh khoản của nền kinh tế và giảm nguy cơ xảy ra khủng hoảng. Còn nhóm giải pháp mang tính chất dài hạn là kiềm chế lạm phát về lâu dài và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Thứ nhất: sử dụng các công cụ lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, đây là biện pháp thuộc về nghiệp vụ của các ngân hàng trung ương. Ở đây ta phải thực hiện các giải pháp này mang tính chất từ từ, không gây sốc đối với nền kinh tế. Cụ thể là thay vì giảm tín dụng thì ta phải giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng trước tiên. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguồn vốn cung ở mức đủ thanh khoản nhưng không để phát triển của các thị trường phi sản xuất nhằm tránh tình trạng vỡ nợ ở các thị trường phi sản xuất mà cụ thể ở đây là thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ở Việt Nam.
Thứ hai: thực hiện việc bơm thêm tiền trong ngắn hạn để cứu thị trường bất động sản. Sau đó cần thực hiện các chính sách khuyến khích đầu người nước ngoài hoặc Việt kiều mua nhà ở Việt Nam thứ nhất vừa đảm bảo cho tính thanh khoản của thị trường bất động sản, thứ hai, vừa đảm bảo cho việc có dòng ngoại tệ đổ vào để kiềm chế sự biến động tỷ giá. Sau khi đã có dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản thì lúc này cần thu tiền mặt VND để tránh lạm phát nhưng cũng tăng cường được dự trữ ngoại hối của Việt Nam.
Thứ ba: cần tăng lãi suất cho vay USD, giảm lãi suất cho vay VND để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời cũng đẩy giá các tài sản tài chính lên cao do lãi suất giảm, điều này sẽ hấp dẫn các dòng vốn đổ vào Việt Nam trong ngắn hạn để giải quyết nhu cầu về ngoại tệ.
Thứ tư: cần phá giá thẳng tỷ giá VND/USD để đảm bảo cho VND trở về đúng với giá trị thực của nó, qua đó vừa tăng cường khuyến khích xuất khẩu, vừa hạn chế nhập khẩu cho nền kinh tế làm tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Kinh nghiệm cho thấy khi Trung Quốc và Nhật thực hiện phá giá đồng CNY và JPY thì
hai nước này không những không bị khủng hoảng mà còn tiếp tục trở nên thặng dư thương mại. Trong khi đó một nền kinh tế có thặng dư thương mại bao giờ cũng ổn định hơn rất nhiều so với một nền kinh tế có thâm hụt thương mại.
3.2.2. Các giải pháp mang tính chất dài hạn.
Vai trò của các nhóm giải pháp mang tính chất dài hạn này chính là để kiềm chế lạm phát về mặt dài hạn cũng như tạo sự ổn định cho môi trường kinh tế vĩ mô đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
3.2.2.1. Tiến hành phân tách thị trường.
Để giải quyết được vấn đề lạm phát ở Việt Nam thì ta cần có những định hướng để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp thực hiện. Dựa trên nền tảng lý thuyết của chương một cũng như cơ sở phân tích điều kiện thực tế và tình hình hiện nay của Việt Nam thì cần đưa ra các giải pháp trong vấn đề giải quyết tình trạng lạm phát của Việt Nam trong thời gian sau:
- Thứ nhất đối với lượng cung tiền: Việt Nam cần hướng tới Việt kiểm soát lượng cung tiền chặt chẽ hơn thông qua việc kiểm soát hệ số nhân tiền tệ và đưa quyền phát hành tiền tệ chỉ nằm trong sự điều hành của chính phủ, tránh để quyền phát hành tiền tệ rơi vào tay ngân hàng. Cố gắng từng bước giảm dần hệ số nhân tiền tệ.
- Thứ hai đối với lượng cầu tiền: cần phải giám sắt chặt chẽ các thị trường tài chính, tiến hành phân tách thị trường tài chính với thị trường hàng hóa. Cụ thể ở đây trong các thị trường tài chính là bao gồm các thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường bất động sản và thị trường các sản phẩm tài chính phái sinh. Trong từng loại thị trường sẽ có những sự vận động riêng biệt so với các thị trường khác vậy nên với mỗi loại thị trường ta cũng cần phải có các biện pháp riêng biệt. Cụ thể sự khác nhau của mỗi loại thị trường bao gồm sẽ được ta phân tích rõ hơn như sau:
Đối với thị trường hàng hóa:
Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị
Sản xuất là hoạt động sống của con người, không có sản xuất, xã hội không tồn tại. Đối với sản xuất tồn tại hai loại hàng hoá quan trọng: tư liệu sinh hoạt và tư liệu sản xuất.
Hai loại hàng hoá này cũng có những vòng quoay khác nhau. Tư liệu sinh hoạt được làm ra trong thời gian ngắn, còn tư liệu sản xuất làm ra trong thời gian dài hơn.
Lượng tiền cần cho thị trường này lưu thông tính như sau: Msx*Vsx = P1 x Q1 = GDP.
Mỗi năm, tổng lượng tiền đưa ra trong lưu thông cần tính theo mức GDP.