Thống kê)

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM (Trang 47)

phát của Chính phủ:

thống kê)

Trước tình hình tăng trưởng kinh tế suy giảm, lạm phát tăng cao, ngày 17/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP, đề ra 8 nhóm biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, có thể tóm tắt như sau:

- Thứ nhất: Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ: Đây là nhóm giải pháp đầu tiên, mang tính mấu chốt. Trong đó, tăng dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi suất thực dương.

- Thứ hai, Chính phủ sẽ điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công gồm tăng thu ngân sách vượt dự toán, giảm chi phí hành chính. Các hạng mục đầu tư sẽ được rà soát chặt chẽ.

- Thứ ba, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, tăng nguồn cung thực phẩm. Từ đó, giá cả lương thực, thực phẩm sẽ sớm được ổn định.

- Thứ tư, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu. Điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức

hợp lý đối với một số mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô nguyên chiếc, rượu, bia...nhưng vẫn đảm bảo phù hợp cam kết hội nhập.

- Thứ năm, Các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông.

- Thứ sáu, tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận thương mại, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.

- Thứ bảy, tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.

- Thứ tám, các phương tiện thông tin đại chúng cần đẩy mạnh thông tin và tuyên truyền.

Như vậy ta thấy rõ ràng Việt Nam đã thực hiện một loạt các nhóm giải pháp mang tính chất đồng bộ nhằm kiềm chế lạm phát. Trong đó nhóm giải pháp mang tính chất mấu chốt mà chính phủ Việt Nam đưa ra là nhóm giải pháp thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Vậy nên ở đây ta sẽ phân tích kỹ chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.

2.2.3. Các giải pháp tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát giai đoạn 2007-2011.

Bắt đầu từ đầu năm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện Nghị quyết của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát đã bắt đầu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Cụ thể:

Thứ nhất: đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bắt đầu thực hiện tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào đầu năm 2008, ta có thể thấy sự biến động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua như sau:

Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

Hình 6:Diễn biến DTBB của Việt nam giai đoạn 2007-2011

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Từ tháng 6/2007 đến tháng 2 năm 2008 NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên đối với các loại tiền gửi nội tê và ngoại tệ lần lượt ở mức 8% lên 10%, 11% đối với ngoại tệ và 4% lên 10%, 11% đối với VND.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 11 năm 2008 thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam lại liên tục 7 lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các loại tiền gửi xuống . Kết quả là DTBB không những không tăng và lại giảm lần lượt từ 10% năm 2007 xuống còn 3% năm 2011 đối với VND và từ 10% xuống còn 4% đối với ngoại tệ .

Thứ hai đối với công cụ lãi suất: Từ đầu năm 2008 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện việc tăng các loại lãi suất, đó là lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Ta có thể theo dõi biến sự thay đổi của ba loại lãi suất trên thông qua đồ thị dưới đây. Cụ thể Lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% năm 2007 lên 9% năm 2011. Còn các lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đều tăng mạnh lần lượt từ 6,5 lên 14% và 4% lên 13%.

Hình 7: Diễn biến các mức lãi suất chủ đạo của Việt nam giai đoạn 2007-2011

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Nhìn vào bảng trên ta thấy từ tháng 2 năm 2008 thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam bắt đầu việc tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Tuy nhiên từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009 thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã hạ các loại lãi suất này xuống và sau đó quá trình tăng lại tiếp tục từ năm 2010 trở lại đây. Kết quả là trong giai đoạn 5 năm từ 2007-5/2011, các mức lãi suất đều tăng từ năm 2007 đền năm 2011 lần lượt ở mức: lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 9% , lãi suất tái cấp vốn từ 6,5% lên 14%, lãi suất tái chiết khấu 4% lên 13%

Thứ ba: Đối với công cụ tỷ giá, mặc dù chính phủ đã nỗ lực để giữ tỷ giá ổn định. Những nỗ lực trên đã giữ tỷ giá chỉ ổn định trong suốt năm 2007-nửa đầu năm 2008được đến năm 5/2008 ở mức 16.090.000VND/USD, còn từ đó đến 5/20011 tỷ giá BQ LNH đã tăng hơn 30% lên đến 20.643.000 VND/USD. Ngoài ra biên độ giao dịch cũng tăng đáng kể (theo bảng và đồ thị bên dưới).

Bảng 8: Diễn biến quá trình điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam

Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

giai đoạn 2007-2011

Năm Tháng áp dụng

Tỷ giá giao dịch bình quân trênthị trường liên NH (TG GD BQTTLNH) Biên độ giao dịch 2006 31/12 TG GD BQTTLNH của ngày đó +0.5% 2007 24/12 TG GD BQTTLNH của ngày đó +0,75% 2008 10/3 TG GD BQTTLNH của ngày đó +1% 27/6 TG GD BQTTLNH của ngày đó +2% 7/11 TG GD BQTTLNH của ngày đó +3% 25/12 Tăng 3% +3% 2009 24/3 +5% 26/11 Tăng 5,4% +3% 2010 11/2 3,36% +3% 18/8 2,1% +3% 2011 11/2 9,3% +1%

Kết luận lại ta thấy mặc dù Ngân hàng nhà nước thực hiện nghị định của chính

phủ là kiềm chế lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng trên thực tế chỉ có các mức lãi suất là tăng, còn DTBB và VND lại giảm mạnh theo thời gian. Như

vậy có thể thấy sự không nhất quán trong việc điều hành hoặc có thể là do sự bất lực của CSTT.

2.2.3. Những kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách tiền tệ.

Sau một thời gian thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát thì các kết quả mà Ngân hàng nhà nước đã đạt được là:

Thứ nhất: Đối với lượng cung tiền M2: Nhìn vào đồ thị Hình 10 ta thấy mặc dù chủ trương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ song lượng cung tiền M2 của nền kinh tế Việt Nam tốc độ tăng trưởng vẫn đều đặn theo quý kể từ năm 2007 đến năm 2011. Kết quả là nếu như quý I/2007 M2 tăng trưởng là 37,4% thì sang quý IV năm 2010, tốc độ này đã giảm xuống chút ít còn 33% và đây vẫn là mức rất cao.

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

Thứ hai: Đối với tín dụng không những không giảm mà còn tăng từ mức 31% quý I/2007 lên 32% vào quý IV/2010 và không đạt được mức chỉ tiêu là tăng trưởng tín dụng dưới 20% theo chỉ đạo của chính phủ.

Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

Thứ 3: Đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn không được cải thiện mà ngược lại giảm mạnh từ mức 7,49 % vào quý I/2007 xuống còn 5,43% vào quý I/2011

Thứ tư: Đối với lạm phát CPI. Đây là mục tiêu quan trọng nhất mà Chính phủ đã đặt ra trong nghị quyết 14 thì rất đáng tiếc là đã không đạt được kết quả. Lạm phát CPI đã tăng mạnh gần gấp đôi từ mức 6,8% vào quý I/2007 lên mức 13,9% vào quý I/2011.

Kết luận lại ta thấy rằng: sau 5 năm thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát của Việt Nam thì những kết quả đạt được đã chỉ ra rằng lạm phát của Việt Nam không những không giảm mà còn tăng cao trở lại vượt trên mức 2 con số, trong khi đó tăng trưởng kinh tế không được cải thiện mà lại có xu hướng giảm, điều này phản ánh sự không hiệu quả trong chính sách tiền tệ.

2.3. Phân tích lạm phát của Việt Nam theo hai học thuyết kinh tế:

2.3.1. Phân tích lạm phát dưới lý thuyết kinh tế của Karl Marx

2.3.1.1. Mô hình tiền hàng cân bằng của Marx.

Khi nghiên cứu về sự lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế Marx đã thực hiện sự phân tách thị trường theo sơ đồ sau:

Trong đó ta có:

M: là khối lượng cung tiền mặt cho từng loại thị trường.

V: là tốc độ lưu thông tiền tệ của từng loại thị trường.

P: là giá cả của các loại hàng hóa trong các loại thị trường,

Q: là sản lượng các loại hàng hóa được cung ứng ra thị trường.

SVTH: Lê Quang Trung - TCQT 49 Page 54

Tổng khối lượng

tiền mặt Mo trong

lưu thông

Thị trường sản xuất

MSX * VSX = PSX * (QSX - Q’SX)

Thị trường hàng hóa tiêu dùng MTD * VTD = PTD * (QTD - Q’TD)

Thị trường chứng khoán MCK * VCK = PCK * (QCK - Q’CK)

Thị trường bất động sản.

Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

Q’: là sản lượng các loại hàng hóa được thanh toán trong giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng mà không dùng tiền mặt.

Như vậy đến đây ta có các đồng nhất thức sau: - Mo = MSX+ MTD+ MCK + MBĐS.

- M2= M0 + PSX*Q’SX/VSX+ PTD*Q’TD/VTD+ PCK*Q’CK/VCK+ PBĐS*Q’BĐS/VBĐS.

(Đó là do các khoản tiền tiết kiệm được gửi vào hệ thống ngân hàng thường lại được đem cho vay và sử dụng để thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của ngân hàng).

- M’SX = MSX + PSX*Q’SX/VSX.

(Trong đó ta có M’SX là lượng cung tiền cho thị trường sản xuất thông qua hệ thống ngân hàng).

- M’TD = MTD + PTD*Q’TD/VTD.

(Trong đó ta có M’TD là lượng cung tiền cho thị trường hàng hóa tiêu dùng thông qua hệ thống ngân hàng).

- M’CK = MCK + PCK*Q’CK/VCK.

(Trong đó ta có M’CK là lượng cung tiền cho thị trường chứng khoán thông qua hệ thống ngân hàng).

- M’BĐS = MBĐS + PBĐS*Q’BĐS/VBĐS.

(Trong đó ta có M’BĐS là lượng cung tiền cho thị trường bất động sản thông qua hệ thống ngân hàng).

- PSX*QSX = PTD*QTD

(Lượng cung hàng hóa của thị trường sản xuất tương ứng với mức cung hàng hóa tiêu dùng cho thị trường hàng hóa tiêu dùng, nếu mức cầu về hàng hóa tiêu dùng lớn hơn thì sẽ dẫn đến nhập siêu).

- E= PSX*QSX : là tổng giá cả của hàng hóa tại thị trường sản xuất tương ứng với tổng giá trị nền kinh tế.

- E’ = PTD*QTD + PCK*QCK + PBĐS*QBĐS: là tổng giá cả của nền kinh tế bao gồm cả giá cả tương ứng với hàng hóa và những sản phẩm không phải hàng hóa mang giá cả ảo.

- -(∆M’CK

+ ∆M’BĐS) = M’TD

(Bởi vì có những người rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán và bất động sản đem tích trữ và gửi ngân hàng thì ngay lập tức lại có người vay tiền ngân hàng để chi tiêu, hoặc chính người rút tiền đó đem tiền để tiêu dùng).

Mối liên hệ giữa các yếu tố trong từng thị trường là:

- Thứ nhất: các lượng cung tiền M’ từ hệ thống ngân hàng ra từng thị trường phục thuộc rất lớn vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của từng thị trường và tình trạng tín dụng.

o Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân của từng thị trường cao thì lượng cầu tiền M’ vào từng loại thị trường sẽ rất lớn và ngược lại.

o Khi tình trạng tính dụng tăng trưởng nóng thì hệ số nhân tiền sẽ có xu hướng tăng dần và tiệm cận về mức cao nhất là 1/r (với r là dự trữ bắt buôc), điều này làm tăng lượng cung tiền vào các thị trường. Còn trong trường hợp tín dụng tăng trưởng ít hoặc không tăng trưởng, nhu cầu đi vay thấp và các ngân hàng thu hồi nợ thì lúc này hệ số nhân tiền giảm dần về mức 1 thì làm giảm lượng cung tiền vào các thị trường.

- Thứ hai: Q’ càng lớn thì tốc độ lưu thông tiền V càng nhanh. Ngược lại Q’ càng nhỏ thì tốc độ lưu thông tiền V càng chậm.

o Tốc độ lưu thông V càng chậm thì và Q’ càng giảm thì nhu cầu về tiền mặt của các thị trường tăng lên.

o Tốc độ lưu thông V càng chậm và Q’ càng giảm thì làm cho hệ số nhân tiền giảm tức lượng cung tiền ra các thị trường giảm đi.

Xu hướng lạm phát là:

- Thứ nhất: chênh lệch giữa E và E’ càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng cao. - Thứ hai: ∆M’TD càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao.

- Thứ ba: trong trường hợp nền kinh tế mà lượng cung hàng hóa tại thị trường sản xuất đã đến mức giới hạn (trong khả năng sản xuất của toàn bộ các ngành sản xuất) thì ∆M’TD càng lớn càng dẫn đến tình trạng nhập siêu. Nhập siêu lớn thì giá trị đồng tiền quốc gia giảm xuống. Thì tương ứng với hàng hóa nhập khẩu tăng giá dẫn đến lạm phát nhập khẩu.

2.3.1.2. Phân tích thực trạng lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2011:

Đề tài nghiên cứu khoa học 2011 GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

Ở chương này ta sẽ phân tích thực trạng lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011 dưới mô hình tiền hàng của Marx của Marx và thông qua 4 giai đoạn của chu kỳ lạm phát khủng hoảng.

Giai đoạn 1: đây là giai đoạn nền kinh tế phát triển ở mức cao nhất, khi mà mọi ngành sản xuất kinh doanh đều hoạt động ở mức lợi nhuận tối đa và nền kinh tế bắt đầu bị giới hạn bởi khả năng sản xuất của quốc gia trong ngắn hạn (sự giới hạn này nằm ở sự giới hạn về quy mô đại công nghiệp, quy mô về cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải và sự giới hạn về trình độ công nghệ, khác với nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng). Hơn nữa tín dụng lại trong tình trạng tăng trưởng nóng, dẫn đến dư thừa nguồn vốn và nhà đầu tư bắt đầu có xu hướng chuyển dần sang đầu tư tại các thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản bởi các nhà đầu tư sản xuất đã đến giới hạn tối đa của tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tương ứng với giai đoạn này là nền kinh tế Việt Nam từ nửa sau năm 2006 đến hết năm 2007 và sang nửa đầu năm 2008. đây là giai đoạn Việt Nam gắn liền với các sự kiện kinh tế lớn như tổ chức hội nghị APEC, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, bên cạnh đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đạt mức 8.5% đứng thứ 2 trên toàn thế giới. Những yếu tố trên là một trong những nguyên nhân kích thích thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ với việc chỉ số VN Index và chỉ số HNX Index đã đạt các mức điểm ấn

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM (Trang 47)