Nhận xét, bàn luận:

Một phần của tài liệu Định lượng gama ala niệu để đánh giá độ nhiễm chì ở một số học sinh tại một làng nghề tái chế kim loại (Trang 33)

- Hút 1 ml dung dịch C4 vào bình định mức 10 ml, thêm nước cất vừa đủ được nồng

2.7. Nhận xét, bàn luận:

• Phương pháp đ ịn h lượng ô - ALA niệu của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trưòmg Việt Nam được vận dụng trong khoá luận này là rất phù hợp cho việc phát hiện sóm, đặc hiệu đối với các ảnh hưởng độc hại của chì. Delta- ALA là một chất chuyển hoá, do vậy không lo bị nhiễm thêm từ môi trường ngoài như các xét nghiệm về chì, việc lấy mẫu đofn giản, không phải loại sạch chì ở dụng cụ lấy mẫu và mẫu bảo quản được lâu.

Phương pháp này đơn giản, thích hợp cho việc điều tra sức khoẻ của cộng đồng lớn.

• Từ kết quả điểu tra 30 mẫu thu được ở bảng 3 cho thấy:

> Theo tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chì của Bộ Y tế, hàm lượng ỏ - ALA niệu cao ở mức bệnh lý là > 10 mg/1 thì có 19/30 mẫu điều tra vượt quá giới hạn qui định, chiếm 63,33%.

> Để tính ước lượng tỷ lệ nhiễm độc chì cho quần thể học sinh sống tại một làng nghề tái chế kim loại, chúng tồi áp dụng công thức luật phân phối nhị thức Newton với:

n = 30

X = 19 là số học sinh có nồng độ ỏ - ALA > 1 0 mg/1 (ở ngưỡng nhiễm độc chì: theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế)

Po = 0,63 qo= 0,37

ta được phần trăm số học sinh nhiễm độc chì theo chỉ tiêu Ô-ALA niệu là: 0,63 ± 0,18 với khoảng tin cậy 95% của tỷ lệ quan sát Po-

Theo đó, có thể kết luận: Tỷ lệ biểu hiện nhiễm độc của học sinh sống tại một làng nghề tái chế kim loại thuộc tỉnh Hưng Yên là từ 45% đến 81% (với khoảng tin cậy 95%).

• Từ kết quả điều tra 9 mẫu thu được ghi ỏ bảng 4 cho thấy:

> Nồng độ ò - ALA trong nước tiểu của 9 người dân nội thành Hà Nội là 3,15 ± 1,35 mg/1 (giá trị thấp nhất là 1,38 mg/1 và cao nhất là 4,90 mg/1)

So với giới hạn cho phép của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Việt Nam hàm lượng ô - ALA niệu ở người bình thường:

2,91 ± 1,04 mg/1 hay 2,94 ± 1,05 mg/24h (T.H.Chi và ctv 1973) thì không có mẫu điều tra nào vượt quá giới hạn qui định.

Qua kết quả điều tra chúng ta thấy rằng mức độ thấm nhiễm của học sinh làng nghề là rất cao. Nếu không có biện pháp khắc phục việc gây ô nhiễm môi trưòỉng bởi chì sẽ dẫn đến nguy cơ làm giảm sút sức khoẻ, trí tuệ của học sinh địa phương và

các vùng lân cận, phát sinh nhiều bệnh do nhiễm chì như bệnh hô hấp, bệnh thận, thiếu m áu...

Nguyên nhân dẫn đến mức độ nhiễm chì ở học sinh làng nghề là:

> Người dân chưa ý thức được tác hại của chì lên môi trường và sức khoẻ, họ chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi những hậu quả nghiêm trọng để lại sau này.

> Các lò tái chế chì chưa bố trí hợp lý, thô sơ.

> Thiếu sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương

> Công tác thực hiện vệ sinh lao động chưa được người dân coi trọng để thực hiện một cách nghiêm túc.

KẾT LUẬN

> Để đạt được hai mục tiêu đề ra, khoá luận của chúng tôi đã thực hiện được các nội dung:

• Làm tổng quan về chì và nhiễm độc chì qua một số tài liệu gần đây nhất. Hiện nay nhờ biết rõ về cơ chế chì xúc tác tạo gốc tự do gây độc cho tế bào nên các nhà nghiên cứu đang hướng vào sử dụng các antioxidant vừa có tác dụng bẫy gốc tự do vừa có khả năng tạo phức chelat với chì để dung cho can thiệp phòng chống và điều trị.

• Đã triển khai áp dụng phương pháp đ ịn h lượng ô - ALA niệu của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trưòỉng Việt Nam có độ nhạy cao, đặc biệt không phải qua giai đoạn loại sạch chì ở dụng cụ lấy mẫu. Phương pháp này tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh tế, rất thích hợp cho công tác điều tra có số lượng mẫu lớn.

• Tiến hành lấy mẫu nước tiểu của 9 cư dân nội thành Hà Nội và 30 học sinh sống tại một làng nghề thuộc tỉnh Hưng Yên, kết hợp tìm hiểu về tác động của chì lên môi trường và sức khoẻ của học sinh.

Kết quả phân tích cho biết:

+ Theo giới hạn cho phép của Bộ Y tế, hàm lượng ô - ALA niệu cao ở mức bệnh lý là > 1 0 mg/1 thì có 19/30 mẫu điều tra vượt quá giới hạn qui định, chiếm 63,33%. Như vậy theo luật phân phối nhị thức Newton thì tỷ lệ biểu hiện nhiễm độc chì trong học sinh sống tại làng nghề tái chế kim loại thuộc tỉnh Hưng Yên là từ 45% đến 81% (với khoảng tin cậy 95%).

+ Hàm lượng ỏ - ALA niệu của 9 cư dân sống ở nội thành Hà Nội là: 3,15 ± 1,35 mg/1 đều dưới giới hạn cho phép.

> Đề xuất;

- Phương pháp định lượng ô - ALA niệu của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường Việt Nam là phương pháp có nhiều ưu điểm, độ nhạy cao và đơn giản nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ tổn thương sinh học của chì đối với cơ thể.

- Công việc tái chế chì thủ công cần phải có sự quan tâm chặt chẽ c ủ a các cấp chính quyền địa phương, cần phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhằm giảm tối đa tác động của chì đến môi trường địa phương và giáo dục cho người dân biết rõ tác hại của chì lên môi trường và sức khoẻ, đặc biệt ảnh hưởng tới thể chất và trí tuệ của thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu Định lượng gama ala niệu để đánh giá độ nhiễm chì ở một số học sinh tại một làng nghề tái chế kim loại (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)