Tiêu đề phụ

Một phần của tài liệu đặc điểm phóng sự của huỳnh dũng nhân qua tuyển tập “kính thưa ôsin” (Trang 69)

Tiêu đềphụlà một phần không thểthiếu trong một bài phóng sự, có tác dụng dẫn dắt người đọc và phân định bố cục của một bài phóng sự. Theo thống kê của người viết thì có 23/30 phóng sựtrong tuyển tập được tác giả đặt tiêu đềphụchứng tỏtác giả

quan tâm đến tiêu đềphụkhông thua gì tiêu đềchính (được thống kê thành bảng trong phần phụ lục trang 85). Thậm chí có phần công phu hơn vì số lượng tiêu đề chính rất nhiều, một phóng sự có thể có 2, 3 hoặc nhiều hơn các tiêu đề phụ, tổng cộng có 77 tiêu đề phụcho 23 phóng sự. Mỗi tiêu đề phụ đặt ra thu hút sựchú ý của người đọc và giúp cho người đọc nắm bắt được nội dung của phóng sự.

Là một phần quan trọng của phóng sự, các tiêu đềthu hút người đọc ởsựgợi mở

và mang tính chất thơ văn nhiều như Cuộc viễn du của những con hổ (Cuc xuyên Vit ln thhai Đường lên Tây Bc, đường vào Tây Nguyên), “Ngàn năm bia rượi vẫn còn trơ trơ…” (Con đường bia bt), Tìm lại sắc màu lãng mạn, Hoa hồng vẫn có gai…(Tkim ca hoa hng)…, những tiêu đềphụ này mang lại sựthích thú cho người đọc, làm người đọc bớt nhàm chán với những hình ảnh liên tưởng độc đáo như,

sự phá cách trong cách sửdụng ngôn từvăn chương váo báo chí, giúp cho phóng sự

sinh động, ngoài nhiệm vụ chia tách các phần trong phóng sựcho người đọc nắm bắt thì những tiêu đề phụ này còn làm cho phóng sự trở nên mượt mà uyển chuyên hơn, bớt khô khan với những thông tin thời sự được đềcặp.

Bên cạnh đó các tiêu đề phụ còn thu hút bởi việc gây ấn tượng mạnh cho người

đọc như Tôi tập nuôi cá sấu (Lãng mn cùng cá su), Lính đảo – những cây “Phong ba”(Ngoài y là Trường Sa), Ngày chủnhật “bùn”(Hành trình lên x s

Hansen), Cuộc chiến vẫn tiếp diễn(Voi ơi ta bo voi này)…những tiêu đề phụthuộc loại này rất dễ thu hút người đọc đọc tiếp diễn biến của phóng sự, tạo sựhấp dẫn cho phóng sự, khơi gợi sựtò mò trong người đọc bởi nội dung cùa những tiêu đềnày luôn hứa hẹn cho người đọc phần nội dung thú vị, những hình ảnh trong tiêu đề phụ loại này “đập” thẳng vào mắt người đọc, để lại ấn tượng khá mạnh và làm người đọc nhớ

lâu, có khi còn nhớkỹhơn cả tiêu đề chính của phóng sự. Bằng cách so sánh các hình

ảnh với nhau như lính đảo với những cây phong ba hay cách gợi mở như Cuc chiến vn tiếp din thi người đọc không thể nào không tìm hiểu tiếp các phần phóng sựphía sau.

Ngoài ra tác giảcòn đặt tiêu đềphụbằng những câu biểu cảm, câu hỏi, câu hoi tu từ hay câu bỏ lửng như Mai này, khách sạn tư nhân… (Hà Ni thàng nóng nht),

Phải chăng xuất phát từvỉa hè, hàng quán?(Hà Ni mùa thu),“Như là ngàn gian khổ, chua hề đi qua anh…” (Ngoài y là Trường Sa), Tìm kiếm…, Nỗi đau…(Ni

đau không ca riêng ai), “Anh còn đủ…tinh hoàn không? (Mt ln nm bnh vin)…các tiêu đề này thể hiện suy nghĩ của tác giả hay góp phần định hướng cho người đọc về sựkiện được đề cập đến và cũng là thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đối với vấn đề được nêu lên. Thể hiện rõ ràng nhất cái tôi của tác giả trong phóng sự với cách đặt tiêu đề như thếnày. Thể hiện sự tin tưởng lạc quan (Mai này, khách sạn tư nhân…) hay sự nghi ngờ, thắc mắc (Phải chăng xuất phát từ via hè, hang quán?), sựcảm phục (Như là ngàn gian khổ, chưa hề đi qua anh…- trích từbài hát Sao anh không kể, tác giả lấy đặt làm tiêu đề phụ cho phóng sự Ngoài y là Trường Sa) hay sự dí dỏm, vui tính trong cách dẫn dắt phóng sự (Anh còn đủ… tinh hoàn không?).

Nhìn chung các tiêu đềphụtrong các phóng sựcủa Huỳnh Dũng Nhân đóng một vai trò quan trọng, với số lượng lớn và có một sự đầu tư không hềnhỏvào các tiêu đề

phụ để phóng sự thêm hay, sinh động, mượt mà và lôi cuốn người đọc đi từ đầu đến cuối phóng sự.

Một phần của tài liệu đặc điểm phóng sự của huỳnh dũng nhân qua tuyển tập “kính thưa ôsin” (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)