0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khẳng định tư tưởng, yêu nước thương dân của Đồ Chiểu

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (Trang 45 -45 )

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Khẳng định tư tưởng, yêu nước thương dân của Đồ Chiểu

Nhắc đến cái tên Đồ Chiểu là nhắc đến một tâm hồn thanh tao, khí tiết yêu nước bất khuất. Tuy bị mù lòa nhưng con người ấy lại là một tấm gương sáng ngời soi đường dẫn lối biết bao thế hệ nôi theo. Sự nghiệp văn chương của người càng khẳng định cho một nhân cách cao quý, một tâm hồn lỗi lạc. Đặc biệt là qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một lần nữa tư tưởng yêu nước, thương dân của người càng được khẳng định.

Có thể nói, Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ nói nhiều nhất về nông dân trong thời giặc Pháp xâm lược. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh người nông dân được nói đến trong thơ ông. Bởi phải có một tâm hồn và tầm vóc lớn như thế nào đó cụ mới phản ánh được một cách thiết tha và chân thành như thế. Cụ là người đã phát hiện sức mạnh của lòng dân . Ở cụ nước và dân là một, yêu nước phải gắn liền với thương dân. Chúng ta đã thấy hình ảnh ông Quán trong Lục Vân Tiên với những lời lẽ ghét thương thật rõ ràng và lấy dân làm gốc. Ai làm hại dân thì Quán ghét, ai làm việc có ích cho đất nước cho dân thì Quán thương:

“Quán rằng rét việc tầm phào, Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm.

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm, Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần. Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn. Ghét đời Thúc, Quý phân bằng, Sớm đầu, tối đánh lằng nhằng rối dân”.

Trở lại với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tư tưởng yêu nước, thương dân đó càng được phát triển và được thể hiện rõ với hai câu:

“Súng giặc đất rền ; lòng dân trời tỏ”

Dân ở đây là những người “dân ấp, dân lân” rũ bỏ lớp bùn lầy họ trở thành nghĩa sĩ chiến đấu một cách oanh liệt.

“Nhớ linh xưa:

Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, ciệc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”

Những người nông dân sống cuộc đời cui cút, nghèo khó, quanh năm chỉ biết công việc ruộng đồng. Nhưng bản tính của họ là chất phác, là ngay thẳng, và đặc biệt là giàu lòng yêu nước. Họ khinh những kẻ sợ giặc mà hàng. Họ ghét cai, ghét đắng lũ giặc xâm lăng như “nhà nông ghét cỏ”. Họ không nhu nhược như quân chiều đình mà sợ vũ khí tối tân, hiện đại, tàu thiếc, tàu đồng của giặc. Họ gan dạ, dũng cảm thà làm quân “chiêu mộ” chứ không hèn nhát mà làm nô lệ:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”

Tại sao Nguyễn Đình Chiểu lại hết lòng thương tiếc và ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ này? Có phải ông đã thiên về một lập trường giai cấp? Theo chúng tôi không phải như vậy. Ta điều biết Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, một thư sinh nho nhã học sách thánh hiền chứ không phải là một người thuộc giai cấp nông dân. Ông có chăng là đứng vào lập trường của một người con hết lòng yêu đất nước của mình. Sống trong giai đoạn đất nước phải đấm chìm trong khói lửa chiến

được những tấm lòng địch khái thà chết đi để bảo vệ sự sống còn cho Tổ quốc. Thật quý biết bao tâm hồn của một Đồ Chiểu. Người yêu nước, thương dân bởi với người đó chính là lý tưởng để tiếp ánh sáng sống cho người. Người cảm nhận được tình yêu mà nhân dân dành cho đất nước, sẵn sàng hy sinh cho đất nước. Người dùng những lời lẽ hết sức chân thành, biểu dương nồng nhiệt các anh hùng nghĩa sĩ bởi họ là lực lượng kháng chiến căn bản nhất, là những người anh dũng nhất.

Yêu nước, thương dân là thế. Đó đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc ta. Các anh hùng nghĩa sĩ hy sinh vì nước, vì dân mãi sẽ ở trong tâm trí của đồng bào và họ mãi là niềm tự hào của cả dân tộc ta. Nguyễn Đình Chiểu một lần nữa nhắc đến họ như một sự biết ơn:

“Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; Thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, vong hồn theo giúp cơ binh muôn kiếp

nguyện được trả thù kia.”

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai này sẽ mãi là bài học đắt giá lưu truyền bao thế hệ. Học được tư tưởng của người là học được triết lý sống vinh nhục ở đời , học được tư tưởng yêu nước, yêu đồng bào , lòng biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc.

2.4. Bài học đắt giá đối với những người đang sống

Bằng ngòi bút tài ba và sự uyên bác của mình, cùng với một tâm hồn yêu nước, thương dân tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác phẩm đã đánh dấu cột móc quan trọng cho một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc ta. Như trên chúng tôi đã trình bày, ngoài việc bày tỏ lòng tiếc thương và ca ngợi những nghĩa sĩ anh hùng đã hy sinh vì sự độc lập tự do của đất nước, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có tác dụng rất lớn vượt ra xa một bài văn tế thông thường. Đó chính là tác dụng tuyên truyền, cổ động tinh thần đấu tranh của quân và dân ta. Mặt khác tác giả còn tố cáo tội ác của bọn thực dân và phê phán cái triều đại thối nát lúc bấy giờ. Điều đặc biệt là một lần nữa, tác phẩm đã khẳng định và khẳng định một cách dứt khoát rằng dân tộc ta có một tinh thần yêu nước bất khuất. Tinh thần ấy được Cụ Đồ bộc lộ mồn một qua từng câu, từng chữ trong bài văn tế và trở thành một bài học vô cùng quý báo:

Đó là tấm lòng nồng nàn yêu nước, yêu quê cha, đất Tổ, yêu từng “tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo” . Sự ý thức về một quốc gia muốn tồn tại thì phải có chủ quyền lãnh thổ và phải bảo vệ lãnh thổ đó, không cho phép bọn xâm lược lấn chiếm, phải đứng lên để bảo vệ “tấc đất ngọn rau” ấy.

Đó là mối căm thù giặc lên đến tột đỉnh, “mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm, ghét thối mọi như nhà nông ghét cỏ”. “Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Mối thù ấy không chỉ một đời mà là “muôn kiếp nguyện được trả thù kia”.

Đó là một tinh thần tự nguyện, tự giác của nhũng người nông dân Nam Bộ và tinh thần ấy cũng là tin thần chung của dân tộc Việt Nam anh hùng. Khi giặc nổ tiếng súng xâm lăng thì họ “nào đợi ai đồi, ai bắt” cũng “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi”, phen này, chuyến này dốc ra sức đoạn kình, ra tay bộ hổ.

Đó là cả một ý chí kiên cường quyết tử để đem lại sự tự do cho dân tộc, để khỏi làm nô lệ “ Thà thác mà đặng câu đich khái, về theo tổ phụ cũng vinh ; còn hơn chịu chữ “đầu Tây” ở với man di rất khổ”. Cái khí thế hiên ngang “nào đâu sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”.

Tất cả những điều trên đã làm cho Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sống mãi đến tận bây giờ. Với lời văn có khả năng truyền cảm, động viên và thuyết phục. Bài văn tế các anh hùng nghĩa sĩ đã hy sinh có nhiều tác dụng tuyên truyền đối với người còn sống, kích thích lòng yêu nước, yêu đồng bào, chí căm thù giặc đối với người còn sống. Bài văn tế gây một lòng tin vững chắc rằng người nông dân bình thường, không “áo mão cân đai phẩm hàm văn võ” vẫn cũng có thể ra trận đánh giặc và có thể giết được giặc. Dù chúng có đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc tàu đồng đi chăng nữa thì nhất định chúng sẽ thua. Sức mạnh của ta là “lòng dân” và ngay phần mở đầu bài văn tế cũng đã nêu bật “lòng dân trời tỏ”, chính vì thế sức mạnh của dân càng được nêu cao. Đó là một tác dụng rất lớn trong tác phẩm này, tác dụng tuyên truyền lòng yêu nước của nhân dân. Tác dụng tuyên truyền còn thấy rõ ở phần cuối của bài văn tế, lời biểu dương vinh dự trước những con người anh hùng, sẵn sàng hy sinh vì đất nước: “Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tĩnh điều khen ; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng hay trải muôn đời ai cũng mộ”.

người mất cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trong thời kỳ giặc Pháp xâm lược. Hiện tác phẩm này cũng đã được đưa vào giảng dạy trong trương trình phổ thông nhằm giáo dục các thế hệ mai sau nêu theo tấm gương Đồ Chiểu và tinh thần yêu nước bất khuất của những người nghĩa sĩ anh hùng. Học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy ngọn lửa căm thù giặc và tinh thần yêu nươc bất khuất của các nghĩa sĩ anh hùng, để hiểu được cái chân lí chết vinh còn hơn sống nhục. Học văn tế để thấy người sống tốt.

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH

CHIỂU


3.1. Hình tượng nhân vật độc đáo

Văn tế chỉ là một thể loại biến thể của phú, mà phú dùng để mô tả, phô bày trực tiếp cho nên văn tế vẫn nằm trong phạm trù trữ tình, đòi hỏi xây dựng nhân vật trữ tình. Trong văn tế thường xuất hiện hai dạng nhân vật trữ tình: thứ nhất là hình ảnh của người đã khuất, thứ hai là cái tôi của người đứng tế hay hệ thống cảm nghĩ chủ quan của tác giả. Dù ở dạng nào hình tượng nhân vật trữ tình cũng mang những tính chất chung nổi bật là tính tổng hợp, tượng trưng và đặc biệt có tính chất tĩnh tại đậm màu sắc chủ quan. Bởi thế, khi sáng tác Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu không thể nào vượt qua những giới hạn, ràng buộc về đặc trưng loại thể. Tuy nhiên qua tác phẩm này ta cũng thấy những nét mới mà Nguyễn Đình Chiểu đã mang lại. Bằng việc xây dựng nhân vật trung tâm của tác phẩm mình theo hướng tự sự hóa, trong điều kiện không phá vỡ hoàn toàn đặc trưng của loại thể. Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện một cách sinh động và chân thực cuộc chiến đấu sôi nổi và ác liệt mang đậm tính chất anh hùng ca của nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Thông thường khi nhắc đến văn tế điều đầu tiên người ta nghĩ đến là tiếng khóc thương não nuột của những người đứng tế, hoặc là lời tán dương nồng nhiệt của tác giả thay vì trực tiếp miêu tả hình ảnh những người đã khuất.

Đọc Văn tế vua Quang Trung của Lê Ngọc Hân, ta thấy nổi bật lên không phải là hình tượng người anh hùng mang tầm vóc lớn với “áo vải cờ đào”, mà nổi bật lên là hình ảnh của người phụ nữ khóc thương người chồng đã ra đi:

“Tơ đứt tấc lòng ly biệt; Châu sa giọt lệ cương thường”

Nỗi đau ấy để lại trong lòng người vợ không lúc nào nguôi khi nhớ lại những kĩ niệm:

“Gió lạnh buồng đào, rơi cầm nẩy sắt; Sương pha cung đỏ, hoen phấn mờ gương.

Tiệc vầy vui nhớ hãy rành rành, nhịp ca múa bỗng khuây chừng Thần Ngự. Buổi chầu chực tưởng còn phảng phất, chuông điểm hồi sao vắng chốn Cảnh

Dương.

Vấn vít bấy, bảy năm kết phát; Đau đớn thay, trăm nỗi đoạn trường.”

Đọc Văn tế nghĩa sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành, ta nhìn thấy trước tiên là tấm lòng thương tiếc, thái độ vỗ về người mất:

“Hồn tráng sĩ biết bao miền minh mạc, mịt mù gió lốc, thổi dấu tha hương; Mặt chinh phụ không vẽ gian nan, lấp lóe lửa trời soi chừng cổ độ”

“Đoái là tiếc xương đồng da sắt, thanh bảo kiếm đã trăm rèn mới có, nợ áo cơm phải trả đến hình hài;

Nhưng là khen dạ đá gan vàng, bóng bạch câu xem nửa phút như không, ơn dày đội cũng cam phế phủ”

Đến Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, ta cũng thấy nổi bật vẫn là cái tôi chủ quan của người đứng tế. Phạm Thái bày tỏ lòng xót thương trước sự ra đi của vợ với tiếng gào thét trong nước mắt:

“Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!

Lại có điều đau đớn thế. Nhà huyên ví có năm có bảy, mà mình riêng nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi có lẽ.”

Đối các bài Văn tế khác như Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, Văn tế một vị công chúa của Mạc Đỉnh Chi, Văn tế cao Thắng,…cũng có đặc điểm tương tự là mang một nỗi niềm day dứt, tiếng khóc khôn nguôi của người đứng tế. Đó là những đặc điểm cơ bản khi nói về văn tế truyền thống. Cái tôi chủ quan trữ tình dường như bị chi phối, trở thành đối tượng chủ yếu để viết nên bài văn tế, và là cảm xúc chủ đạo của bài tế. Có khi cái tôi chủ quan của tác giả chi phối cả hình tượng nhân vật được nói đến. Cũng có khi nhân vật chỉ còn là cái cớ để tác giả bộc lộ, bày tỏ tâm

trạng của mình. Chính vì thế mà hình tượng nhân vật trong văn tế truyền thống ít được miêu tả về diện mạo cũng như tính cách cụ thể.

Trở lại với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, hình tượng những người nghĩa sĩ nông dân xuất hiện trên trang viết của cụ Đồ môt cách chân thực ít nhiều đã tự sự hóa. Nó mang tính chất trực tiếp, khách quan và động. Có thể nói đây là nét riêng nét độc đáo mà Nguyễn Đình Chiểu đã đem lại trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Và đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên giá trị lớn trong tác phẩm.

Cái tôi của tác giả lúc này hoàn toàn thoát khỏi những trang viết của ông, mà thay vào đó ông xem nhân vật của mình là đối tượng chính yếu và dành cho nó một vị trí trung tâm trong tác phẩm. Hình tượng nhân vật được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng có những nét riêng, bao gồm những phẩm chất tốt đẹp đều được bộc lộ rõ mồn một.

Có thể nói, trong văn chương trung đại chưa bao giờ những công việc làm, vật dụng thô sơ, mộc mạc của nhà nông lại đi vào thơ văn ồ ạt trở thành những chi tiết đắt, những điểm nhấn nghệ thuật trong việc khắc họa nhân vật như thế. Bằng bút pháp miêu tả trực tiếp Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện rõ nét toàn bộ cuộc sống của những người nông dân anh hùng chống Pháp nữa sau thế kỷ XIX một cách rất chân thực. Mở đầu phần “thích thực” Nguyễn Đình Chiểu viết:

“Nhớ linh xưa: cui cút làm ăn, riêng lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó.”

Đó là những phẩm chất cơ bản của nhân vật nghĩa sĩ được khắc họa rất đậm nét. Đó là bản chất nông dân của người anh hùng. Nguyễn Đình Chiểu rất khéo léo khi xây dựng hình tượng nhân vật này, mở đầu ông không gào khóc thảm thiết trước sự hy sinh anh dũng của họ mà là giới thiệu nguồn gốc xuất thân của họ. Cái thế đòn bẩy ấy đã tạo nên sức hút mãnh liệt của bài văn tế này. Từ một người nông dân

“chân lấm tay bùn” trở thành một nghĩa sĩ đánh Tây. Từ một cuộc sống hẩm hiu, tăm tối trong cái xã hội phong kiến họ đứng lên cầm vũ khí đánh giặc. Từ cuộc

Một phần của tài liệu GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (Trang 45 -45 )

×