B ảng 3.3 Tỷ lệ các loại thương tổn
4.3. BÀN LUẬN VỀ TÍNH CẤP THIẾT, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG GHÉP TBG MÔ MỠ TỰ THÂN VÀ TÍNH AN TOÀN C ỦA PHƯƠNG
THỨC GHÉP
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 14.8% đau lưng, 3.7% đau đầu, 3.7% bồn chồn, 7.4% sốt được ghi nhận trong thời gian 6 tiếng sau tiêm trực tiếp tế bào vào vùng tổn thương (Bảng 3.6). Không có tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như co thắt khí quản, buồn nôn, sốc, tăng nhịp tim được báo cáo. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nhiều báo cáo lâm sàng khác trên thế giới. Điều này có thể khẳng định việc cấy ghép TBG bằng con đường tiêm trực tiếp khá an toàn [115],[116],[117].
Phương pháp tiêm thắt lưng vùng L2 được báo cáo là an toàn với việc ghi nhận được kết quả chỉ 7.4% đau lưng, 0% các tác dụng phụ khác trong nghiên cứu (Bảng 3.6). Tính khả thi và an toàn của phương pháp tiêm này cũng được khẳng định với nhiều nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng trên thế giới [118],[119],[120]. Mặc dù, nghiên cứu của Johannes P.J.M de Munter (2009) về tính an toàn khi tiêm TBG vào vùng thắt lưng đã báo cáo 11.9% đau đầu [121]. Tuy
nhiên, tác dụng phụ này không được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi
Cả hai cách tiếp cận TBG: trực tiếp và gián tiếp cho bệnh nhân SCI đều được chứng minh là an toàn và mang lại những kết quả hồi phục nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả tổng thể của việc kết hợp hai cách tiếp cận cho bệnh nhân SCI trong nghiên cứu này thì chưa thể khẳng định một cách chắc chắn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 54 bệnh nhân chấn thương cột sống ngực-thắt lưng liệt tủy hoàn toàn, chia làm hai nhóm theo tỷ lệ 1:1. Nhóm 1 tiến hành phẫu thuật cố định cột sống giải ép và ghép TBG nguồn gốc mô mỡ. Nhóm 2 chỉ được tiến hành phẫu thuật cố định cột sống giải ép tại bệnh viện Việt đức, chúng tôi đưa ra một số điểm kết luận sau: