TÔN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠN
3.3. Thành phần của sơn.
Sơn bao gồm hai pha: lỏng và rắn.
• Pha lỏng.
Pha lỏng gồm dung môi, phụ gia và chất kết dính.
- Dung môi: Để hòa tan chất kết dính. Trong quá trình sấy khô dung môi bay đi. Những dung môi sôi ở trên 250oC không bị bay hơi gọi là chất hóa dẻo. Chúng làm cho màng sơn dẻo hơn.
- Phụ gia: là những chất cho thêm một lượng nhỏ vào chất kết dính để cải thiện tính chất của nó.
CHƯƠNG 3: BẢO VỆ
26
+ Chất tăng nhanh quá trình khô (làm cho sơn mau khô) do tăng nhanh sự oxy hóa chất kết dính. Những chất thường dùng là các muối của các kim loại như Co, Pb, Mn, Zn, Zr.
+ Chất hoạt động bề mặt để cải thiện sự thấm ướt của sơn với bề mặt kim loại.
+ Chất tạo nhũ tương làm cho sơn ở dạng nhũ tương ổn định.
+ Chất phân tán có nhiệm vụ đuổi nước khỏi bề mặt sắc tố (pigment), tăng cường sự bám dính của màng sơn ngay cả khi bề mặt kim loại ẩm ướt.
CHƯƠNG 3: BẢO VỆ
27
+ Chất chống lắng.
+ Chất trừ sâu, hà, dầu.
- Chất kết dính: Chất kết dính đóng rắn do bị oxy hóa
trong môi trường không khí bao quanh bao gồm:
+ Sơn dầu thừơng là các loại dầu thực vật như dầu lanh, dầu tùng, dầu đậu tương… cúng sẽ bị oxy hóa trong môi trường không khí bao quanh và tự đóng rắn.
+ Nhựa ankyt là este của diaxit với rượu đa chức.
Ví dụ: axit phtalic COOH – C2H4 – COOH
và glyxerin CH2OH – CHOH – CH2OH
CHƯƠNG 3: BẢO VỆ
28
CHƯƠNG 3: BẢO VỆ
TÔN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SƠN
- Chất kết dính đóng rắn do bốc hơi dung môi bao gồm: + Sơn acrylic
Axit acrylic (CH2- = CH – COOH) và metarylic (CH2 = C(CH3)COOH) và các este của chúng đều có thể
polymer hóa thành nhựa nhiệt dẻo mạch dài polymetyl metacrylat. C CH3 COOCH3 H2C Metyl metacrylat C COOCH3 CH3 CH2 C CH3 COOCH3 CH2 CH2 Polymetyl metacrylat
29