4.4.1. Giải pháp về lựa chọn vận khắ tốt
Đối với những công trình nhà ở đã xây dựng và đang ở mà không vượng về nhân đinh và tài lộc:
- Lựa chọn thời điểm (năm) tu sửa lại nhà khi năm đó cho ngôi nhà đó với địa hình cảnh quan khi lập tinh bàn mà đạt được vượng cả nhân đinh và tài lộc thì tiến hành làm. Việc tu sửa ngôi nhà thường phải là tu sửa lớn như một trong các việc sau: Lợp lại mái, lát lại gạch nền nhà, sơn sửa lại 2/3 diện tắch nhà, làm lại cửa chắnh của nhà, xây nâng cấp nhà.
-Trong trường hợp không thể vượng cả nhân đinh và tài lộc, thì nên chọn phương án vượng một trong hai và còn lại là bình thường.
4.4.2. Giải pháp về cải tạo cảnh quan
- Nếu nhà có cổng vào thì nhất thiết phải bố trắ phắa Thanh Long, tuyệt đối không bố trắ phắa Bạch Hổ.
- Khi Phắa Bạch Hổ mà không đạt tiêu chắ Cao, Tối, Ngắn thì phải cải tạo: Có thể xây tường, trồng hàng cây, sơn màu tối....
- Khi phắa Thanh Long không đạt tiêu chắ Thấp, Dài, Sáng thì có thể cải tạo làm đường vào, mở cổng vào, bố trắ đường dẫn nước, hoặc dùng đèn cao áp chiếu sáng....
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Phong thủy là sự kết hợp hoàn hảo giữa các quan niệm về vũ trụ, tự nhiên, nhân sinh, các quan niệm triết học giữa thủy và khắ, quan niệm âm dươngẦĐiều cơ bản nhất của lý luận phong thủy là làm thế nào để con người điều hòa được thiên nhiên, sống trong mối quan hệ với thiên nhiên. Con người nếu chọn cách sinh sống hài hòa với thiên nhiên thì nhất định sẽ được thiên nhiên mang lại những điều tốt lành, cuộc sống được no ấm hạnh phúc. Điều đó đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn cuộc sống. Vậy xây dựng nhà ở phù hợp với quan điểm Phong thủy chắnh là thiết kế sao cho hài hòa với môi trường cảnh quan, đón được các luồng sinh khắ tự nhiên, xa lánh được hung khắ để đón phúc, tránh họa.
Qua tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đánh giá vận khắ công trình nhà ở nông thôn, ta rút ra được một số điểm chắnh yếu như sau:
Đối với những công trình nhà ở đã xây dựng và đang ở mà không vượng về nhân đinh và tài lộc:
- Lựa chọn thời điểm (năm) tu sửa lại nhà khi năm đó cho ngôi nhà đó với địa hình cảnh quan khi lập tinh bàn mà đạt được vượng cả nhân đinh và tài lộc thì tiến hành làm. Việc tu sửa ngôi nhà thường phải là tu sửa lớn như một trong các việc sau: Lợp lại mái, lát lại gạch nền nhà, sơn sửa lại 2/3 diện tắch nhà, làm lại cửa chắnh của nhà, xây nâng cấp nhà.
-Trong trường hợp không thể vượng cả nhân đinh và tài lộc, thì nên chọn phương án vượng một trong hai và còn lại là bình thường.
- Nếu nhà có cổng vào thì nhất thiết phải bố trắ phắa Thanh Long, tuyệt đối không bố trắ phắa Bạch Hổ.
- Khi Phắa Bạch Hổ mà không đạt tiêu chắ Cao, Tối, Ngắn thì phải cải tạo: Có thể xây tường, trồng hàng cây, sơn màu tối....
- Khi phắa Thanh Long không đạt tiêu chắ Thấp, Dài, Sáng thì có thể cải tạo làm đường vào, mở cổng vào, bố trắ đường dẫn nước, hoặc dùng đèn cao áp chiếu sáng....
Qua điều tra, đánh giá thực tế, các công trình nhà ở trên, chúng ta có thể thấy rằng Phong thủy thực sự có ảnh hưởng tới đời sống của con người. Nếu vận dụng đúng và tuân thủ theo nguyên tắc Phong thủy thì sẽ mang đến những điều tốt đẹp cho người sống ở nơi đó. Nhưng nếu không quan tâm tới vấn đề Phong thủy mà xây dựng công trình tùy tiện hoặc vận dụng sai sẽ đem đến những điều không tốt lành đối với con người nơi đó. Vì vậy việc ứng dụng khoa học Phong thủy vào đời sống là rất cần thiết.
Như vậy, nếu loại bỏ những yếu tố huyền bắ đi thì khoa học Phong thủy hoàn toàn phù hợp với kiến trúc và môi trường cảnh quan. Tuy nhiên, khoa học Phong thủy chỉ có tác dụng cải biến chứ không làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh, vì vậy con người không nên quá phụ thuộc vào Phong thủy mà phải luôn luôn cố gắng phấn đấu, dựa trên sự hỗ trợ của Phong thủy sẽ đem lại cho bạn thành công.
5.2. Kiến Nghị
Tuy Phong thủy ở nước ta không phải là một lĩnh vực mới nhưng tắnh phổ biến còn chưa cao và vẫn còn những quan điểm sai lệch vậy nên việc vận dụng Phong thủy vào cuộc sống chưa được nhiều.
Vậy nên để bộ môn khoa học Phong thủy được hiểu một cách đúng nghĩa và mọi người có thể vận dụng một cách tốt nhất Phong thủy vào cuộc sống thì ta cần phải phổ biến một cách sâu rộng cho mọi người hiểu và có thể vận dụng nó vào cuộc sống được bằng cách phổ biến trên báo chắ, loa đài, thường xuyên có những buổi hội thảo về Phong thủy, đặc biệt trên ghế nhà trường phải có những thầy cô am hiểu sâu sắc để chỉ bảo cho các học sinh. Đối với những trường Đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành nghề liên quan tới đất đai, cảnh quan, môi trường, đặc biệt là ngành kiến trúc và xây dựng ta nên thành lập một khoa riêng về Phong thủy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Âu Dương Vũ Phong (Di Linh dịch), 2008
Phong thủy nhà ở, NXB Đà Nẵng.
2.Bài giảng Phong thủy của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.Duy Nguyên, Trần Sinh (2009), Bắ mật gia cư - Âm trạch và Dương trạch, NXB
Thanh Hóa.
4.Nguyễn Nguyên Quân (2000), Địa lý chắnh tông - Chọn hướng nhà, hướng đất theo quan niệm cổ, NXB Thanh niên.
5.Hoàng Yến (2008), Chọn hướng nhà, hướng đất theo phong thủy, NXB Văn hóa
thông tin, 2008.
6. Nguyễn Bắch Hằng (2007), Phong thủy với vẻ đẹp kiến trúc môi trường, NXB
Mỹ thuật.
7. Nguyễn Bắch Hằng, Nguyễn Viết Dần, Nguyễn Khắc Minh (2007), Phong thủy cổ truyền với vẻđẹp kiến trúc phương Đông, NXB Mỹ thuật.
8. Tống Thiệu Quang (2007), Phong thủy thực hành - 20 bắ quyết phong thủy khi mua nhà, NXB Hải Phòng.
9.Tống Thiệu Quang (2007), Phong thủy thực hành - 100 câu hỏi về Phong thủy,
NXB Hải Phòng.
10. Thạch Sơn Thủy (2007), Gia cát Khổng Minh bàn về phong thủy, NXB Tổng
hợp TP. Hồ Chắ Minh.
11.Trần Di Khôi (2008), Cẩm nang phong thủy nhà ở, NXB Đà Nẵng.
12.Trần Văn Hải (2008), Địa lý Phong thủy toàn thư, NXB Văn hóa thông tin.
13Bình Nguyên Quân (Trọng Hùng fengshui sưu tầm và giới thiệu),2010.
Huyền không học và luận giải. Website://phongthuytrungquoc.com/ 14. Website: http://tailieu.vn/