Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển mô hình trữ lượng nước dưới đất (imod) tại huyện phong điền – tp.cần thơ (Trang 34)

3.2.1 Điều tra khảo sát

Dựa vào mục tiêu cần nghiên cứu tiến hành thực hiện các bước:

Bước 1: Lập phiếu phỏng vấn.

Do tổng số giếng khoan của các xã không biết được và thực hiện đề tài nghiên cứu hạn chế về mặt thời gian, nên mỗi xã lập 30 phiếu phỏng vấn mang tính đại diện cụ thể như sau:

- Mỹ Khánh: 30 phiếu

- Xã Giai Xuân: 30 phiếu

- Xã Tân Thới: 30 phiếu

- Xã Nhơn ái: 30 phiếu

- Xã Nhơn Nghĩa: 30 phiếu

- Xã Trường Long: 30 phiếu

- TT.Phong Điền: 30

Các hộ gia đình được phỏng vấn trực tiếp dựa vào phiếu phỏng vấn đã được thiết kế (Phụ lục 1). Tùy thuộc vào nguồn nước các hộ đang sử dụng, câu hỏi phỏng vấn sẽ khác nhau:

- Đối với hộ sử dụng nguồn nước: nước mặt (sông) và nước mưa. Nội dung phỏng vấn là: mục đích sử dụng, chất lượng nước, vật dụng chứa nước, thời gian sử dụng hết.

- Đối với hộ sử dụng nước cấp: mục đích sử dụng, chất lượng nước, lưu lượng TB/tháng, giá tiền/tháng, nhu cầu so với lượng cung cấp, tần suất cúp nước.

- Đối với hộ sử dụng nước dưới đất: mục đích sử dụng, chất lượng nước, chiều sâu giếng khoan, lưu lượng sử dụng/ngày, hình thức lấy nước, công suất động cơ điện, vật dụng chứa nước, thời gian sử dụng...

Bước 2: Phỏng vấn thử.

Sau khi lập phiếu phỏng vấn xong, tiến hành phỏng vấn thử tại một số hộ thuộc huyện Phong Điền nhằm hoàn thiện phiếu phỏng vấn sát với thực tế và đạt được nội dung yêu cầu trong nghiên cứu.

Bước 3: Chỉnh sửa phiếu phỏng vấn.

Sau khi có kết quả phỏng vấn thử, tiến hành chỉnh sửa nội dung câu hỏi, trình tự sắp xếp câu hỏi, thêm các câu hỏi phụ nhằm khai thác thông tin từ nhiều khía cạnh. Cuối cùng tham vấn ý kiến giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu phỏng vấn.

Bước 4: Phỏng vấn lấy số liệu.

Chỉnh sửa phiếu phỏng vấn hoàn tất, bắt đầu thực hiện phỏng vấn tại các xã thuộc huyện Phong Điền. Trong quá trình phỏng vấn sử dụng máy GPS đánh dấu tọa độ các điểm phỏng vấn, kết hợp chụp ảnh thực tế để làm tư liệu cho đề tài. Thời gian phỏng vấn tiến hành theo đề cương đã lập (4 tuần). Danh sách phỏng vấn các hộ được trình bày ở Phụ lục 4.

Hình 3.1: Các điểm phỏng vấn tại huyện Phong Điền 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Tổng hợp số liệu: lượng mưa, bốc hơi năm 2010 từ Trung tâm khí tượng thủy văn Tp.Cần Thơ.

- Tổng hợp các số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê 2010 (Tổng Cục Thống kê), Niên giám thống kê Tp.Cần Thơ 2010 (Cục Thống kê Tp.Cần Thơ).

- Thu thập thông tin từ sách, giáo trình, luận văn thạc sĩ thư viện khoa, internet...

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

- Địa điểm phỏng vấn được mã hóa (ID). Sử dụng phần mềm Microsoft Excel tổng hợp nội dung phỏng vấn như: mục đích sử dụng, chất lượng nước, vật dụng chứa nước, tần suất cúp nước, chiều sâu giếng khoan, lưu lượng sử dụng/ngày, động cơ...để tổng hợp số liệu: nước mặt (sông), nước mưa, nước cấp và nước dưới đất.

- Các điểm phỏng vấn được đánh dấu tọa độ bằng máy GPS. Dựa vào tọa độ đã ghi nhập vào Google Earth để thể hiện bản đồ điểm phỏng vấn, chuyển hệ tọa độ thập phân sang hệ tọa độ UTM nhập vào chương trình IMOD.

3.3.4 Phương pháp thể hiện kết quả

Nghiên cứu trữ lượng nước dưới đất được mô phỏng bằng chương trình IMOD: IMOD là chương trình ba chiều được xây dựng dựa trên các tập tin chứa thông số đầu vào, hỗ trợ mô hình dòng chảy ngầm dựa trên khái niệm MODFLOW. IMOD được thiết kế đặc biệt để xử lý các mô hình quy mô lớn mà không được hỗ trợ bởi các chương trình khác chẳng hạn như GMS, Visual Modflow.

Hình 3.2: Các bước xử lý trong chương trình IMOD (nguồn: Nguyễn Đình Giang Nam et al., 2011) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bước thực hiện trong chương trình IMOD: lựa chọn vùng nghiên cứu tiếp theo xử lý các số liệu đầu vào để cho ra các tập tin chứa số liệu đầu vào, thực hiện mô phỏng trong quá trình mô phỏng có thể lựa chọn khu vực nhỏ trong vùng nghiên cứu để mô phỏng chi tiết hơn.

Các dữ liệu: tọa độ, chiều sâu, lưu lượng của giếng khoan, số liệu khí tượng được thể hiện dạng bản đồ số IMOD (Hình 3.3)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng sử dụng nước

4.1.1 Tình hình sử dụng nước cấp

Sử dụng nước sạch là nhu cầu cơ bản và không thể thiếu ở tất cả mọi người. Xã hội phát triển kéo theo các quá trình đô thị - đô thị hóa, tốc độ tăng dân số diễn ra nhanh chóng. Nhu cầu chất lượng cuộc sống cũng được đòi hỏi cao, các chỉ tiêu chất lượng nước mặt ô nhiễm vượt so với quy chuẩn nhiều lần.

Nước cấp là sự lựa chọn, mong muốn được sử dụng nhiều nhất khi được phỏng vấn về nguồn nước hướng tới sử dụng trong tương lai. Ở hầu hết các hộ đang sử dụng, nước cấp được sử dụng cho mục đích sinh hoạt như: uống, nấu ăn, tắm rửa, giặt quần áo..., lưu lượng sử dụng trong tháng không giống nhau phụ thuộc số lượng người trong gia đình và các nguồn nước bổ trợ khác.

Theo kết quả phỏng vấn cho thấy phần lớn các hộ gia đình sử dụng nước cấp cho mục đích sinh hoạt và mục đích khác như: lau nhà, rửa nhà vệ sinh.

Hình 4.1 cho thấy 79% sử dụng cho mục đích sinh hoạt, 21% kết hợp sinh hoạt và dùng một lượng nhỏ cho mục đích khác.

79%

21% Sinh hoạt

Khác

Hình 4.1: Mục đích sử dụng nước cấp tại các hộ gia đình

Trong 210 hộ được phỏng vấn thì có 22,86% sử dụng nước cấp cho nhiều mục đích khác nhau và lưu lượng sử dụng hàng tháng dao động biến thiên. Lượng nước sử dụng bình quân là 10,9 m3/tháng/hộ. Khi phỏng vấn nước cấp được nhiều người gọi là “nước sạch”. Nhưng khi hỏi về nguồn nước dùng để uống và nấu ăn thì có vài hộ mua nước đóng chai (bình 20L) dùng cho việc này (hộ Nguyễn Thị Tho – xã Tân Thới).

Ghi chú:

Sinh hoạt: ăn uống, tắm giặt. Khác: lau nhà, rửa nhà vệ sinh.

0 5 10 15 20 25 30 35 Hộ m 3 /th á n g

Hình 4.2: Lượng nước sử dụng của các hộ (m3/tháng)

Qua Hình 4.2 cho thấy nhu cầu sử dụng nước ở nông thôn là không cao, mạng lưới cấp nước còn hạn chế chưa phủ giáp các ấp trong xã. Tuy nhiên, khi được hỏi về lượng nước cung cấp so với nhu cầu sử dụng thì có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó: 73% ý kiến cho rằng lượng nước cung cấp đủ dùng, 19% đôi khi thiếu và 8% thiếu nước sử dụng. Các vật dụng chứa nước cũng rất đa dạng, chủ yếu lu và kiệu là hai dụng cụ chứa phổ biến nhất có thể tích từ 100L - 200L được sử dụng nhiều tại các hộ gia đình.

Hình 4.3: Dụng cụ chứa nước trong gia đình

Khi phỏng vấn các hộ về tần suất cúp nước, đa phần các hộ đều cho rằng cúp điện sẽ kéo theo cúp nước. Theo các hộ cho biết nguyên nhân trên là do nhà máy cung cấp nước sử dụng động cơ điện để bơm, không sử dụng máy phát điện dự phòng. Trước vấn đề trên: 75% ý kiến cho rằng ít cúp nước, 23% thường xuyên cúp và 2% là không xảy ra tình trạng cúp nước.

23% 75% 2% Thường xuyên Ít Không

Hình 4.4: Tần suất cúp nước theo ý kiến của các hộ

Xoay quanh vấn đề chất lượng nước cấp. Theo kết quả phỏng vấn tại các hộ gia đình, chất lượng nước khi sử dụng tồn tại một số vấn đề như: cặn lắng và có mùi Chloramin.

Hình 4.5 cho thấy các ý kiến về chất lượng nước cấp như sau: 48% tốt không có vấn đề, 46% có cặn lắng và còn lại 6% có mùi khi xả ra và sử dụng ngay.

46%

6%

48% Cặn lắng

Có mùi Tốt

Hình 4.5: Kết quả phỏng vấn chất lượng nước cấp

Nguyên nhân dẫn đến nước cấp có cặn lắng và mùi khi sử dụng là do nhà máy nước cấp tiến hành súc rửa, vệ sinh các bể chứa. Khi ấy sẽ có nhiều cặn lắng, hoặc hàng ngày cặn lắng xảy ra liên tục khi sử dụng nhưng chỉ với hàm lượng chất rắn lơ lửng ít, lắng tại các vật chứa nước ở hộ gia đình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân nước có mùi vì trong nước cấp sử dụng nhiều Chloramin B, các hộ phải trữ nước trong vật chứa cách đêm khi sử dụng mới hết mùi.

4.1.2 Tình hình sử dụng nước mặt (sông)

Ngoài nước cấp thì nước sông cũng là nguồn nước được nhiều người dân nông thôn trong huyện sử dụng. Mạng lưới cấp nước chưa đồng bộ, nhiều nhà máy cấp nước còn đang trong quá trình xây dựng, thiếu kinh phí, dân cư thưa phân tán. Đó là một trong những lý do nước sông vẫn còn sử dụng nhiều tại các hộ gia đình.

Qua kết quả khảo sát có 69 hộ sử dụng nước sông cho các mục đích sinh hoạt như: uống, nấu ăn, tắm giặt, rửa chén... Bên cạnh đó nước sông còn được sử dụng cho các mục đích khác: lau nhà, rửa toilet, tưới cây kiểng và tưới vườn cây ăn trái.

Các hộ sử dụng nước sông cho nhiều mục đích khác nhau (Hình 4.6), thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình. Qua đó cho thấy 33% sử dụng nước sông cho sinh hoạt cho gia đình. Một số hộ tắm, giặt trực tiếp mà không cần dùng đến vật dụng chứa nước (lu, kiệu) khi con nước rong. Như vậy có thể vừa tiết kiệm được chi phí mua vật dụng chứa nước, đỡ hao tốn điện năng bơm khi sử dụng. Như vậy có thể vừa tiết kiệm được chi phí mua vật dụng chứa nước, đỡ hao tốn điện năng bơm khi sử dụng. Do đó lượng nước tiêu thụ tại các hộ này bị khuyết không tính được.

Việc xử lý nước sông trước khi dùng tại các hộ gia đình cũng rất đơn giản, bằng cách hòa tan phèn nhôm (Al2(SO4)3.18H2O) vào nước để lắng trong một thời gian, lọc lấy phần nước trong là có thể nấu chín uống hoặc nấu ăn.

41% 18% 41% Sinh hoạt Tưới cây Khác Hình 4.6: Mục đích sử dụng dụng nước sông

Phần lớn hộ gia đình sử dụng nước sông cho sinh hoạt. Tuy nhiên đa phần người dân cũng cho rằng chất lượng nước sông gần đây ô nhiễm và suy giảm chất lượng, trực quan nhất là nước có màu đen và mùi hôi (hộ Phạm Thành Tâm – xã Mỹ Khánh). Khi vệ sinh tắm trực tiếp bằng nước sông sẽ gây ngứa và dị ứng cho da.

Ghi chú:

Sinh hoạt: ăn uống, tắm giặt. Khác: lau nhà, rửa toilet

Hình 4.7: Sinh hoạt bằng nước sông ở nông thôn

Chất lượng nước sông suy giảm do nhiều nguyên khác nhau, một phần do thuốc trừ sâu trên ruộng lúa chảy xuống các kênh sông lúc thủy triều xuống và các hộ nuôi cá trê xả thải trực tiếp ra kênh rạch, mặc dù việc xả thải này đã được chính quyền địa phương nhắc nhở nhưng tình hình vẫn không thay đổi.

Ngoài ra, rác thải sinh hoạt, xác chết động vật như: chó, heo, gà, vịt không được chôn lấp mà được vứt trực tiếp xuống sông rạch.

2% 9% 1% 58% 30% Có mùi Đục Khác Ô nhiễm Tốt

Hình 4.8: Ý kiến người dân về chất lượng nước sông gần đây

Kết quả phỏng vấn chất lượng nước sông (Hình 4.8): 58% ô nhiễm, 30% tốt, 9% đục, 2% có mùi, 1% khác (không có ý kiến).

Mặc dù mọi người đều cho rằng nước sông ô nhiễm nhưng vẫn phải sử dụng ăn uống, sinh hoạt cá nhân...do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nước cấp chưa đến được từng hộ.

Ghi chú:

Cũng theo ông Trần Văn Năm (TT.Phong Điền) cho biết: “gia đình ông hiện tại chưa được cấp nước sinh hoạt, lý do UBND đưa ra là thiếu kinh phí nếu muốn sử dụng thì gia đình phải tự mua ống. Dẫn nước từ hệ thống về khoảng 500m, với chi phí cao nên gia đình vẫn phải sử dụng nước sông là chính”.

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50 Hộ m 3 /ng à y

Hình 4.9: Lượng nước sử dụng tại các hộ gia đình

Lượng nước các hộ sử dụng nhìn chung còn thấp, tương đối đồng đều. Lượng nước sử dụng bình quân là 0,2 m3/ngày/hộ, lượng nước sử dụng thấp nhất là 0,02 m3/ngày (hộ Huỳnh Tế Chỉ - TT.Phong Điền) do gia đình có một người nên lượng nước dùng rất ít. Lượng nước dùng cao nhất là 1,50 m3/ngày (hộ Lê Thị Ni - TT.Phong Điền), trong gia đình có 8 thành viên tất cả mọi sinh hoạt đều dựa vào nước sông là chủ yếu.

4.1.3 Tình hình sử dụng nước dưới đất

Hiện nay với việc đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, phát triển công - nông nghiệp đang gây ra áp lực lớn lên nguồn tài nguyên nước, nhất là nguồn nước mặt. Hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt ở nông thôn chưa được thực hiện, phần lớn lượng rác sinh hoạt và bao gồm cả xác chết động vật được thải trực tiếp xuống sông rạch, thuốc bảo vệ thực vật chảy xuống khi nước kém. Từ những nguyên nhân nêu trên làm cho nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, các chỉ tiêu chất lượng nước mặt đều vượt so với quy chuẩn (Kỹ Quang Vinh, 2009). Bởi thế nước dưới đất là sự lựa chọn tốt nhất khi tình trạng nước mặt ngày càng ô nhiễm, nhà máy nước cấp chưa đi vào hoạt động.

Việc khai thác nước dưới đất bằng hình thức khoan giếng ở các độ sâu khác nhau, dao động từ khoảng 80÷200m lấy nước nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Hình thức lấy nước chủ yếu là bơm moter điện với công suất từ 0,5÷1Hp. Chi phí thuê mướn đội khoan giá từ 2,4÷3 triệu đồng/giếng khoan (Trần Văn Mười – chủ đội khoan).

Hình 4.10: Giếng khoan sử dụng moter để lấy nước dưới đất

Kết quả phỏng vấn 210 hộ có 97 hộ sử dụng giếng khoan để khai thác nước dưới đất trong đó có các giếng đang sử dụng và giếng đã hư hỏng ngưng sử dụng. Trong số các hộ sử dụng giếng khoan, khi được phỏng vấn về độ sâu của giếng có 17 hộ do khoan từ nhiều năm qua nên không nhớ.

76% 21% 3% Sinh hoạt Khác Tưới cây

Hình 4.11: Mục đích sử dụng nước dưới đất tại các hộ gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua Hình 4.11 cho thấy hơn 76% sử dụng nước dưới đất cho mục đích sinh hoạt, do giếng khoan bị nhiễm phèn nên nhiều hộ uống và nấu ăn dùng nước mưa hoặc nước đóng chai để đảm bảo sức khỏe.

Ghi chú:

Khác: bán cafe, lau nhà, rửa nhà vệ sinh, tắm heo.

8% 2% 35% 55% Có mùi Vị mặn Nhiễm phèn Tốt

Hình 4.12: Ý kiến người dân về chất lượng nước dưới đất

Kết quả phỏng vấn (Hình 4.12) ý kiến chất lượng nước dưới đất của các hộ có giếng khoan với nhiều mục đích khác nhau cho thấy: 55% tốt, 35% nhiễm phèn, 8% có mùi, 2% có vị mặn.

Đối với nước bị nhiễm phèn các hộ có điều kiện kinh tế thì thuê thợ đến xây bể lọc chứa cát, đá, sỏi nhằm lọc sơ bộ hàm lượng sắt (Fe2+) có trong nước dưới đất khi bơm lên bằng moter điện. Bên cạnh đó các hộ còn sử dụng trực tiếp nước dưới đất mà không cần qua bất kì quá trình lọc nào, nhìn chung chất lượng nước dưới đất còn tốt, có thể dùng cho sinh hoạt gia đình.

Hình 4.13: Sử dụng nước dưới đất cho sinh hoạt tại hộ gia đình

Ở mỗi gia đình cách sử dụng nước không giống nhau, thời gian bơm và số lần bơm không đồng nhất, tắm giặt, rủa chén dùng trực tiếp nước khi bơm mà không cần qua lu chứa nước, không đợi đến lu hết sạch nước mà thấy lu vừa hụt nước là bơm. Khi phỏng vấn người dân ước lượng lượng nước sử dụng không đúng với thực tế đã dùng. Dẫn đến tính toán lượng nước sử dụng hàng ngày có sai số.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hộ m 3 /ng à y

Một phần của tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển mô hình trữ lượng nước dưới đất (imod) tại huyện phong điền – tp.cần thơ (Trang 34)