2.5.1 Đặc điểm tự nhiên
2.5.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm ở phía nam Tp.Cần Thơ là một trong số 09 quận, huyện trực thuộc Tp.Cần Thơ và có tọa độ địa lý là: 105013’38’’ đến 105050’35’’ độ Kinh Đông; 0905’08’’ đến 10019’38’’ vĩ Độ Bắc tứ cận tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp với quận Bình Thủy và quận Ô Môn.
Phía Đông giáp quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
Phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ.
Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Tổng diện tích tự nhiên là 12.525,6 ha; có 07 đơn vị hành chính bao gồm 06 xã: Mỹ Khánh, Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long và TT.Phong Điền (Niên giám thống kê Tp.Cần Thơ 2010).
Với vị trí tiếp giáp các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn là các trung tâm về văn hóa, chính trị, thương mại, dịch vụ, công nghiệp của Tp.Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Mặt khác có các tuyến giao thông đường bộ (đường tỉnh 923, Lộ Vòng Cung, Hương lộ 28) nối liền với quốc lộ 1A, quốc lộ 91B là các tuyến giao thông huyết mạch liên vùng, cả nước. Đồng thời còn có sông Cần Thơ là một trong những nhánh sông lớn của Sông Hậu chạy qua trãi dài trên địa phận của huyện liên thông với các tuyến giao thông đường thủy khác của vùng. Do có vị trí khá thuận lợi nên trong tương lai huyện Phong Điền hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội nhanh và bền vững.
2.5.1.2 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong khu vực mang tính chất nhiệt đới gió mùa tương đối ôn hòa, có đặc điểm chung của ĐBSCL và nằm trong khu vực ít ảnh hưởng của giông bão. Khí hậu trong năm được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. - Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có đặc điểm:
Gió chủ đạo là gió mùa Đông Bắc;
Lượng mưa không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 5% lượng mưa cả năm;
Lượng bốc hơi lớn;
Độ ẩm không khí nhỏ.
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 11, có các đặc điểm như sau:
Gió chủ đạo là hướng gió Tây Nam;
Lượng mưa chiếm khoảng 95% lượng mưa cả năm.
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí địa bàn huyện Phong Điền mang tính chất chung của Tp.Cần Thơ. Nhiệt độ trung bình trong các năm không có sự chênh lệch lớn dao động ở khoảng 270C. Trong đó:
Năm 2010, nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 5 với 300C;
Bảng 2.9: Sự thay đổi nhiệt độ không khí trung bình từ năm 2008 - 2010
Tháng
Nhiệt độ trung bình các năm (0C)
2008 2009 2010 1 25,8 24,3 26,0 2 26,4 26,6 27,0 3 27,2 28,4 28,4 4 28,4 28,8 29,4 5 27,3 27,7 30,0 6 27,4 28,1 28,1 7 27,3 27,1 27,4 8 26,7 27,8 27,1 9 27,5 27,1 27,6 10 26,8 27,1 26,9 11 26,2 26,8 27,0 12 26,2 26,0 26,4 Trung bình 27,1 27,0 26,4
Nguồn: Niên giám thống kê Tp.Cần Thơ năm 2010
b. Độ ẩm tương đối trung bình (% bão hòa)
Qua kết quả thống kê về độ ẩm không khí cho thấy độ ẩm luôn cao ở các năm (trên 74%). Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 6 đến tháng 11 và thấp nhất vào tháng 3. Độ ẩm vào các tháng mùa mưa thường cao hơn các tháng khác. Vào các tháng 1, 2 và 3 là các tháng nắng nên có độ ẩm thấp. Nhưng không có sự khác biệt lớn về độ ẩm giữa hai mùa trong năm thể hiện ở Bảng 2.10.
Bảng 2.10: Độ ẩm tương đối trong không khí (%) từ năm 2008 - 2010
Tháng
Độ ẩm tương đối trung bình các năm (%)
2008 2009 2010 1 82 81 80 2 77 81 79 3 76 77 74 4 79 80 76 5 86 85 77 6 85 83 84 7 84 86 86 8 87 85 87 9 88 85 85 10 86 86 86 11 84 80 85 12 83 79 82 Trung bình 83,1 82,0 82,0
Nguồn: Niên giám thống kê Tp.Cần Thơ năm 2010
c. Lượng mưa
Chế độ mưa ở Cần Thơ do hoàn lưu gió mùa quyết định với một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa trùng với mùa lũ kéo dài 6 tháng. Trong thời gian qua, sự thay đổi của lượng mưa ở Cần Thơ không nhiều, mùa khô lượng mưa không đáng kể chỉ chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 đến tháng 11 Bảng 2.11.
Bảng 2.11: Sự thay đổi lượng mưa (mm) ở Tp.Cần Thơ từ năm 2008 - 2010
Tháng
Lượng mưa các năm (mm)
2008 2009 2010 1 17,8 31,3 14,7 2 8,0 55,6 - 3 - 2,9 0,6 4 128,4 76,0 1,1 5 173,2 136,6 66,5 6 159,5 116,0 195,9 7 119,8 200,6 143,8 8 216,5 122,5 214,5 9 254,5 133,8 120,9 10 223,1 209,5 265,4 11 147,6 138,8 204,0 12 62,3 24,2 82,4 Cả năm 1.509,7 1.247,7 1.310 (-) không có mưa d. Thủy văn
Huyện có sông Cần Thơ là một trong những nhánh lớn của sông Hậu chạy qua, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, mật độ trung bình 1,8 km/km2, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật chiều không đều của biển Đông. Hằng năm vào mùa lũ một phần diện tích của huyện có bị ngập ở mức độ thấp và thời gian ngập không nhiều như những vùng khác của Tp.Cần Thơ.
Với đặc điểm thủy văn khá thuận lợi như trên đã tạo nên hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi trong việc giao lưu hàng hóa giữa huyện và các quận huyện khác trong thành phố, các tỉnh lân cận. Mặt khác, vào mùa lũ hàng năm đã cung cấp cho huyện lượng phù sa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và cung cấp nhiều nguồn lợi thủy sản.
2.5.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội
2.5.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 11,4%. Đến năm 2008, GDP của huyện đã tăng lên 15,64%. Trong đó, khu vực I đạt 5,41%; khu vực II đạt 15,98% và khu vực III đạt 26,63%. Bình quân đầu người 13,7 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) đạt 965 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp đạt 332 tỷ đồng; công nghiệp đạt 129 tỷ đồng 107,51%; thương mại và dịch vụ đạt 504 tỷ đồng chiếm 100,53%. Tốc độ tăng trưởng hiện nay của huyện chưa cao. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển và vai trò của huyện trong tương lai tốc độ tăng trưởng chung của huyện sẽ được cải thiện.
2.5.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2003 - 2008 nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch từ nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp sang hướng dịch vụ - du lịch – nông nghiệp (xem Bảng 2.12).
Bảng 2.12: Cơ cấu GDP năm 2003 - 2008 huyện Phong Điền
Cơ cấu GDP
(%) 2003 2005 2008
Khu vực I 56,23 50 36,96
Khu vực II 11,26 12,89 14,21 Khu vực III 32,51 37,11 48,53
(Nguồn: báo cáo Nghị quyết HĐND năm 2004 - 2008)
2.8.2.3 Dân số
Tính đến năm 2008, dân số của huyện Phong Điền là 106,082 người với mật độ 858 người/km2. Trong đó, nông nghiệp chiếm 65,770 người và phi nông nghiệp chiếm 40,312 người. Tổng số nam có 51,981 người, chiếm 49% và nữ có 54,101 người chiếm 51% tổng dân số (xem Bảng 2.13). Bảng 2.13: Hiện trạng dân số 2000 - 2008 Dân số 2000 2005 2008 2001÷2005 2006÷2008 Thành thị - - 12.304 - 0,37% Nông thôn 97.982 102.853 93.778 0,75% -0,9% Nông nghiệp 65.197 68.438 65.77 0,75% -1,67% Phi nông nghiệp 32.785 34.415 40.312 0,75% 5,2%
Phân bố dân số theo đơn vị hành chính xã Trường Long là nơi có dân số cao nhất trong huyện với số dân là 19.812 người và xã thấp nhất là Mỹ Khánh có số dân là 10.341 người. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân là 0,64%/năm (từ 2006 - 2008) thể hiện ở Bảng 2.14.
Bảng 2.14: Phân bố dân số năm 2008 của huyện Phong Điền Đơn vị hành chính Diện tích tự
nhiên (Km2)
Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) Tổng Nam Nữ Toàn huyện 123,64 106.082 51.981 54.101 858 1. TT.Phong Điền 7,55 12.304 6.029 6.275 1.630 2. Xã Nhơn Ái 15,62 15.428 7.560 7.868 988 3. Xã Giai Xuân 20,78 15.363 7.528 7.835 739 4. Xã Tân Thới 17,52 15.065 7.382 7.683 860 5. Xã Trường Long 29,7 19.812 9.708 10.104 667 6. Xã Mỹ Khánh 11,7 10.341 5.067 5.274 884 7. Xã Nhơn Nghĩa 10,77 17.769 8.707 9.062 856
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
Trong năm 2008, huyện đã giải quyết việc làm cho 5.543 lao động đạt tỷ lệ 110,86%. Ngoài ra, vấn đề xóa đói giảm nghèo cũng được quan tâm đúng mức, kết quả tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể từ 9,78% (năm 2005) còn 5,84% (năm 2008).
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: 02/01/2012 đến 20/4/2012.
Địa điểm: huyện Phong Điền – Tp.Cần Thơ
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Điều tra khảo sát 3.2.1 Điều tra khảo sát
Dựa vào mục tiêu cần nghiên cứu tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Lập phiếu phỏng vấn.
Do tổng số giếng khoan của các xã không biết được và thực hiện đề tài nghiên cứu hạn chế về mặt thời gian, nên mỗi xã lập 30 phiếu phỏng vấn mang tính đại diện cụ thể như sau:
- Mỹ Khánh: 30 phiếu
- Xã Giai Xuân: 30 phiếu
- Xã Tân Thới: 30 phiếu
- Xã Nhơn ái: 30 phiếu
- Xã Nhơn Nghĩa: 30 phiếu
- Xã Trường Long: 30 phiếu
- TT.Phong Điền: 30
Các hộ gia đình được phỏng vấn trực tiếp dựa vào phiếu phỏng vấn đã được thiết kế (Phụ lục 1). Tùy thuộc vào nguồn nước các hộ đang sử dụng, câu hỏi phỏng vấn sẽ khác nhau:
- Đối với hộ sử dụng nguồn nước: nước mặt (sông) và nước mưa. Nội dung phỏng vấn là: mục đích sử dụng, chất lượng nước, vật dụng chứa nước, thời gian sử dụng hết.
- Đối với hộ sử dụng nước cấp: mục đích sử dụng, chất lượng nước, lưu lượng TB/tháng, giá tiền/tháng, nhu cầu so với lượng cung cấp, tần suất cúp nước.
- Đối với hộ sử dụng nước dưới đất: mục đích sử dụng, chất lượng nước, chiều sâu giếng khoan, lưu lượng sử dụng/ngày, hình thức lấy nước, công suất động cơ điện, vật dụng chứa nước, thời gian sử dụng...
Bước 2: Phỏng vấn thử.
Sau khi lập phiếu phỏng vấn xong, tiến hành phỏng vấn thử tại một số hộ thuộc huyện Phong Điền nhằm hoàn thiện phiếu phỏng vấn sát với thực tế và đạt được nội dung yêu cầu trong nghiên cứu.
Bước 3: Chỉnh sửa phiếu phỏng vấn.
Sau khi có kết quả phỏng vấn thử, tiến hành chỉnh sửa nội dung câu hỏi, trình tự sắp xếp câu hỏi, thêm các câu hỏi phụ nhằm khai thác thông tin từ nhiều khía cạnh. Cuối cùng tham vấn ý kiến giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện phiếu phỏng vấn.
Bước 4: Phỏng vấn lấy số liệu.
Chỉnh sửa phiếu phỏng vấn hoàn tất, bắt đầu thực hiện phỏng vấn tại các xã thuộc huyện Phong Điền. Trong quá trình phỏng vấn sử dụng máy GPS đánh dấu tọa độ các điểm phỏng vấn, kết hợp chụp ảnh thực tế để làm tư liệu cho đề tài. Thời gian phỏng vấn tiến hành theo đề cương đã lập (4 tuần). Danh sách phỏng vấn các hộ được trình bày ở Phụ lục 4.
Hình 3.1: Các điểm phỏng vấn tại huyện Phong Điền 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tổng hợp số liệu: lượng mưa, bốc hơi năm 2010 từ Trung tâm khí tượng thủy văn Tp.Cần Thơ.
- Tổng hợp các số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê 2010 (Tổng Cục Thống kê), Niên giám thống kê Tp.Cần Thơ 2010 (Cục Thống kê Tp.Cần Thơ).
- Thu thập thông tin từ sách, giáo trình, luận văn thạc sĩ thư viện khoa, internet...
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Địa điểm phỏng vấn được mã hóa (ID). Sử dụng phần mềm Microsoft Excel tổng hợp nội dung phỏng vấn như: mục đích sử dụng, chất lượng nước, vật dụng chứa nước, tần suất cúp nước, chiều sâu giếng khoan, lưu lượng sử dụng/ngày, động cơ...để tổng hợp số liệu: nước mặt (sông), nước mưa, nước cấp và nước dưới đất.
- Các điểm phỏng vấn được đánh dấu tọa độ bằng máy GPS. Dựa vào tọa độ đã ghi nhập vào Google Earth để thể hiện bản đồ điểm phỏng vấn, chuyển hệ tọa độ thập phân sang hệ tọa độ UTM nhập vào chương trình IMOD.
3.3.4 Phương pháp thể hiện kết quả
Nghiên cứu trữ lượng nước dưới đất được mô phỏng bằng chương trình IMOD: IMOD là chương trình ba chiều được xây dựng dựa trên các tập tin chứa thông số đầu vào, hỗ trợ mô hình dòng chảy ngầm dựa trên khái niệm MODFLOW. IMOD được thiết kế đặc biệt để xử lý các mô hình quy mô lớn mà không được hỗ trợ bởi các chương trình khác chẳng hạn như GMS, Visual Modflow.
Hình 3.2: Các bước xử lý trong chương trình IMOD (nguồn: Nguyễn Đình Giang Nam et al., 2011)
Các bước thực hiện trong chương trình IMOD: lựa chọn vùng nghiên cứu tiếp theo xử lý các số liệu đầu vào để cho ra các tập tin chứa số liệu đầu vào, thực hiện mô phỏng trong quá trình mô phỏng có thể lựa chọn khu vực nhỏ trong vùng nghiên cứu để mô phỏng chi tiết hơn.
Các dữ liệu: tọa độ, chiều sâu, lưu lượng của giếng khoan, số liệu khí tượng được thể hiện dạng bản đồ số IMOD (Hình 3.3)
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Hiện trạng sử dụng nước
4.1.1 Tình hình sử dụng nước cấp
Sử dụng nước sạch là nhu cầu cơ bản và không thể thiếu ở tất cả mọi người. Xã hội phát triển kéo theo các quá trình đô thị - đô thị hóa, tốc độ tăng dân số diễn ra nhanh chóng. Nhu cầu chất lượng cuộc sống cũng được đòi hỏi cao, các chỉ tiêu chất lượng nước mặt ô nhiễm vượt so với quy chuẩn nhiều lần.
Nước cấp là sự lựa chọn, mong muốn được sử dụng nhiều nhất khi được phỏng vấn về nguồn nước hướng tới sử dụng trong tương lai. Ở hầu hết các hộ đang sử dụng, nước cấp được sử dụng cho mục đích sinh hoạt như: uống, nấu ăn, tắm rửa, giặt quần áo..., lưu lượng sử dụng trong tháng không giống nhau phụ thuộc số lượng người trong gia đình và các nguồn nước bổ trợ khác.
Theo kết quả phỏng vấn cho thấy phần lớn các hộ gia đình sử dụng nước cấp cho mục đích sinh hoạt và mục đích khác như: lau nhà, rửa nhà vệ sinh.
Hình 4.1 cho thấy 79% sử dụng cho mục đích sinh hoạt, 21% kết hợp sinh hoạt và dùng một lượng nhỏ cho mục đích khác.
79%
21% Sinh hoạt
Khác
Hình 4.1: Mục đích sử dụng nước cấp tại các hộ gia đình
Trong 210 hộ được phỏng vấn thì có 22,86% sử dụng nước cấp cho nhiều mục đích khác nhau và lưu lượng sử dụng hàng tháng dao động biến thiên. Lượng nước sử dụng bình quân là 10,9 m3/tháng/hộ. Khi phỏng vấn nước cấp được nhiều người gọi là “nước sạch”. Nhưng khi hỏi về nguồn nước dùng để uống và nấu ăn thì có vài hộ mua nước đóng chai (bình 20L) dùng cho việc này (hộ Nguyễn Thị Tho – xã Tân Thới).
Ghi chú:
Sinh hoạt: ăn uống, tắm giặt. Khác: lau nhà, rửa nhà vệ sinh.
0 5 10 15 20 25 30 35 Hộ m 3 /th á n g
Hình 4.2: Lượng nước sử dụng của các hộ (m3/tháng)
Qua Hình 4.2 cho thấy nhu cầu sử dụng nước ở nông thôn là không cao, mạng lưới cấp nước còn hạn chế chưa phủ giáp các ấp trong xã. Tuy nhiên, khi được hỏi về lượng nước cung cấp so với nhu cầu sử dụng thì có nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó: 73% ý kiến cho rằng lượng nước cung cấp đủ dùng, 19% đôi khi thiếu và 8% thiếu nước sử dụng. Các vật dụng chứa nước cũng rất đa dạng, chủ yếu lu và kiệu là hai dụng cụ chứa phổ biến nhất có thể tích từ 100L - 200L được sử dụng nhiều tại các hộ gia đình.
Hình 4.3: Dụng cụ chứa nước trong gia đình
Khi phỏng vấn các hộ về tần suất cúp nước, đa phần các hộ đều cho rằng cúp điện sẽ kéo theo cúp nước. Theo các hộ cho biết nguyên nhân trên là do nhà máy cung