Tổ chức hạch toán các phần hành cụ thể:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần x20 (Trang 42)

2.3.2.1. Kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay:

Kế toán phụ trách phần hành này có nhiệm vụ là thu thập các chứng từ, các tài liệu khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do các nghiệp vụ liên quan đến tiền thường xuyên xảy ra và mang tính rủi ro gian lận cao nên các biến động về tiền cần phải được kế toán theo dõi, ghi chép hạch toán thường xuyên với chế độ kiểm định bảo quản riêng và đảm bảo có sự kiểm soát nội bộ.

Các chứng từ khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến tiền sẽ được kế toán tiến hành nhập vào máy tính theo các mẫu chứng từ đã có sẵn trong phần mềm kế toán Misa . Sau khi kế toán đã khai báo đầy đủ các thông tin trong phần mềm, máy tính sẽ tự xử lý thông tin và ra các báo cáo cần thiết theo yêu cầu sử dụng như: Sổ quỹ, Sổ chi tiết công nợ của một khách hàng, Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ, Bảng kê chứng từ, Báo cáo số dư tại quỹ và tại các ngân hàng…

2.3.2.2. Kế toán thanh toán:

Kế toán thu thập các chứng từ kế toán như: Hóa đơn GTGT, Phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ, Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn dịch vụ, Phiếu mua hàng, Phiếu nhập khẩu, Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, Phiếu thanh toán tạm ứng, Chứng từ phải thu khác, Chứng từ phải trả khác, Chứng từ bù trừ công nợ…

Sau đó kế toán tiến hành nhập các chứng từ vào máy tính, khai báo đầy đủ các yêu cầu để máy xử lý số liệu.

Các báo cáo của phần hành này là: Báo cáo bán hàng, Báo cáo mua hàng, Báo cáo công nợ theo nhà cung cấp, Báo cáo công nợ theo hóa đơn, Báo cáo thực hiện hợp đồng, Báo cáo công nợ theo khách hàng.

Sơ đồ 2- 7: Hạch toán thanh toán với người mua.

2.3.2.3. Kế toán hàng tồn kho:

Các chứng từ như: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất điều chuyển các biên bản nghiệm thu sẽ được chuyển đến cho kế toán vật tư nhập vào máy tính. Phân hệ kế toán hàng tồn kho của Misa sẽ xử lý thông tin và in ra các sổ sách và báo cáo kế toán về:

- Hàng nhập gồm: Bảng kê phiếu nhập, Tổng hợp và chi tiết hàng nhập theo hợp đồng, Tổng hợp và chi tiết hàng nhập theo nhà cung cấp.

- Hàng xuất gồm: Bảng kê phiếu xuất, Tổng hợp và chi tiết hàng xuất theo công trình.

- Hàng tồn kho: Thẻ kho, Sổ chi tiết vật tư, Báo cáo tồn kho, Tổng hợp nhập xuất tồn.

Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá vốn hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền.

Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) dở dang cuối kỳ hoạt động xây lắp được xác định như sau:

(...)

Sơ đồ 2-8: Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu về NVL

- Dự phòng cho hàng tồn kho

Dự phòng cho hàng tồn kho được trích lập cho phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản suy giảm trong giá trị (do giảm giá, kém phẩm

chất, lỗi thời ...) có thể xảy ra đối với vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho thuộc quyền sở hữu của Công ty dựa trên bằng chứng hợp lý về sự suy giảm giá trị tại ngày kế thúc kỳ kế toán năm. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hạch toán vào giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

2.3.2.4. Kế toán TSCĐ:

Các chứng từ sử dụng: Danh mục TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ…

Phần mềm kế toán Misa cho phép theo dõi các thay đổi liên quan đến TSCĐ: tăng giảm nguyên giá, thay đổi bộ phận sừ dụng, thôi khấu hao, giảm tài sản. Chương trình tự động tính khấu hao TSCĐ theo số năm sử dụng

Các báo cáo: Báo cáo chi tiết TSCĐ theo nguồn vốn, Báo cáo chi tiết TSCĐ theo bộ phận, Báo cáo chi tiết / tổng hợp tăng giảm TSCĐ, Báo cáo khấu hao và phân bổ khấu hao.

Sơ đồ 2-9 : Hạch toán TSCĐ

- TSCĐ hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế. Khi tài sản được bán hay không được sử dụng nữa, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế của tài sản được loại khỏi tài khoản và lãi lỗ phát sinh từ việc thanh lý tài sản được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua của tài sản, thuế nhập khẩu, các khoản thuế trực thu và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái và vị trí sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã được đưa vào sử dụng, như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu, thường được hạch toán vào hoạt động kinh doanh trong kỳ phát sinh chi phí. Trong trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng là các chi phí này làm

tăng lợi ích kinh tế tương lai ước tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình vượt quá tiêu chuẩn hoạt động đánh giá ban đầu của tài sản, thì các chi phí này được vốn hóa làm tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình.

Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

Tài

s ản năSố m kh ấ u hao

Nhà cửa vật kiến trúc 5 - 30

Máy móc, thiết bị 5 - 12

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền

dẫn 5 - 10

Thiết bị, dụng cụ quản lý 5 – 10 - TSCĐ vô hình

Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo Chuẩn mực kế toán số 04 - “Tài sản cố định vô hình”, ban hành theo Quyết định số

149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 và Thông tư

161/2007/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực trên.

2.3.2.5. Kế toán chi phí và tính giá thành:

Các danh mục cần khai báo: Danh mục yếu tố chi phí, Danh mục nhóm vật tư giá thành.

Các báo cáo: Bảng kê chứng từ theo công trình, Bảng kê chứng từ nguyên vật liệu theo công trình, dự án, Tổng hợp số phát sinh theo công trình dự án, Bảng tổng hợp chi phí theo công trình dự án, Bảng tổng hợp giá thành các công trình dự án, Báo cáo tổng hợp theo công trình.

2.3.2.6. Kế toán thuế:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của năm tài chính bao gồm thuế thu nhập phải trả trong năm và thuế thu nhập hoãn lại.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thể hiện số thuế phải nộp trong năm tài chính theo thuế suất được áp dụng vào ngày kết thúc năm tài chính và bất kỳ bút toán điều chỉnh đối với số thuế phải nộp của năm trước.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được xác định theo phương pháp ghi nợ phải trảtrên bảng cân đối kế toán dựa trên số chênh lệch tạm thời giữa cơ sở tính thuế của tài sảnvà công nợ với giá trị sổ sách của các khoản mục này. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự kiến sẽ áp dụng trong năm tài chính mà tài sản thuế thu nhập hoãn lại được thu hồi hay thuế thu nhập hoãn lại phải trả dựa trên mức thuế suất có hiệu lực vào ngày kết thúc năm tài chính.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận cho các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và số lỗ thuế chưa sử dụng trong phạm vi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và số lỗ tính thuế chưa sử dụng đó.

Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xem xét vào ngày kết thúc năm tài chính và được giảm đến mức chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép sử dụng một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

- Thuế GTGT

Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất thuế giá trị gia tăng theo quy định của luật thuế hiện hành.

- Các loại thuế khác

Công ty kê khai và nộp theo quy định của pháp luật hiện hành. Các báo cáo thuế của Công ty sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các qui định về thuế đối với các loại nghiệp vụ khác nhau có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên các báo cáo tài chính hợp nhất có thể sẽ bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần x20 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w