Các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của

Một phần của tài liệu các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (Trang 32)

2.2.1 Các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Luật tố tụng hành chính năm 2010 theo Luật tố tụng hành chính năm 2010

Theo Luật tố tụng hành chính năm 2010 thì các loại khiếu kiện hành chính được quy định tại Điều 28 sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

33

Ths. Diệp Thành Nguyên: Tài liệu hướng dẫn học tập Luật tố tụng hành chính, Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ, tháng 5/2012, trang 24.

Một là, khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức34. Như vậy, chỉ những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức mới không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Để đảm bảo bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao thì các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến bí mật nhà nước trong những lĩnh vực này sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Chính phủ đã quy định danh mục về các quyết định hành chính này35.

Bên cạnh đó, nhằm điều hành hoạt động trong các cơ quan nhà nước, tránh cho việc khiếu kiện tràn lan, bảo đảm hoạt động tư pháp không can thiệp vào hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của cơ quan hành chính nhà nước nên khi các chủ thể quản lý nhà nước ban hành các quyết định mang tính chất nội bộ như quyết định điều động, luân chuyển cán bộ, công chức; quyết định chuyển công tác; quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức; phân công trách nhiệm giữa các bộ phận cơ quan. Các quyết định hành chính này có đặc điểm là đối tượng bị áp dụng và chủ thể ra quyết định có mối quan hệ về mặt công tác, được dùng nhằm duy trì hoạt động nội bộ trong bộ máy nhà nước. Do đó, các quyết định hành chính, hành vi hành chính này không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Hai là, khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân36.

Đây là loại kiện đặc biệt, đối tượng khởi kiện là danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân để chọn ra những đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Quyền bầu cử là quyền Hiến định37. Luật tố tụng hành chính năm 2010 tiếp tục quy định Toà án có thẩm quyền giải

34

khoản 1 Điều 28 Luật tố tụng hành chính năm 2010. 35

Nghị định 49/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 của Chính phủ quy định danh mục các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật quốc gia, nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao.

36

khoản 2 Điều 28 Luật tố tụng hành chính năm 2010. 37

quyết các khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội và danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Khi công dân không có tên mình trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, sau khi khiếu nại và được giải quyết nhưng không đồng ý có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

Ba là, khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống38.

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình39.

Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thực chất là quyết định hành chính mang tính chất nội bộ của cơ quan, tổ chức áp dụng đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức mình. Tuy nhiên do tính chất đặc biệt của quyết định này: là hình thức kỷ luật cao nhất đối với công chức và ảnh hưởng đến quyền có việc làm - quyền được Hiến pháp bảo vệ40 nên quyết định này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải có những đặc điểm sau đây:

Về hình thức của quyết định là văn bản.

Tên gọi của quyết định kỷ luật buộc thôi việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: phải là quyết định.

Theo quy định khi kỷ luật buộc thôi việc, phải thể hiện dưới hình thức là quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức41.

Người bị kỷ luật phải là công chức.

Công chức được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức.

Đối với công chức giữ chức vụ: công chức bị kỷ luật buộc thôi việc phải giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống. Các tổ chức của Bộ gồm có: Vụ, Văn Phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, Tổng cục và tương đương. Như vậy, tương đương Tổng cục trưởng có thể là các chức danh: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh

38

khoản 3 Điều 28 Luật tố tụng hành chính năm 2010. 39

khoản 3 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2010. 40

Điều 55 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 41

Điều 15 Nghị định 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức 2011.

Thanh tra Bộ, Cục trưởng, Vụ trưởng. Tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ gồm: Vụ, Văn phòng, Thanh tra, tổ chức nhà nước trực thuộc42. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức kỷ luật: buộc thôi việc.

Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, có 6 hình thức kỷ luật hành chính đối với công chức là: “cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc”43. Chỉ khi quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc mới là đối tượng khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đối với các hình thức kỷ luật khác như cảnh cáo, khiển trách, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức thì công chức chỉ có quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011.

Lưu ý:

Thôi việc trong các trường hợp như: “công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc”44 hoặc “do sắp xếp tổ chức; theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý45.

Đây là những trường hợp do năng lực, trình độ của công chức hạn chế hoặc do nhu cầu sắp xếp tổ chức của cơ quan, đơn vị nên cơ quan, tổ chức cho thôi việc. Những trường hợp cho thôi việc này sẽ không được khiếu kiện hành chính tại Tòa án, công chức chỉ được quyền khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 để bảo vệ quyền, lợi ích của mình.

Bốn là, khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh46.

Đồng thời, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn quy định tại Điều 28 Luật Tố tụng hành chính 2010 tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 như sau:

“Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:

42

khoản 1 Điều 15 Nghị định 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

43

khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008. 44

đoạn 2 khoản 3 Điều 58 Luật cán bộ, công chức năm 2008. 45

khoản 1 Điều 59 Luật cán bộ, công chức năm 2008. 46

a) Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

b) Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.

Đây là loại kiện đặc biệt có đối tượng khởi kiện là một quyết định giải quyết khiếu nại.

Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật cạnh tranh năm 2004, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, gồm hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.

Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ điều tra các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh47.

Theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2004, cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh48 và Hội đồng cạnh tranh (cụ thể là Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đối với hành vi hạn chế cạnh tranh49.

Tại khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng và được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật cạnh tranh năm 2004.

Tại khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004 cũng quy định hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

Khi có hành vi vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 (cả hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh), Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm điều tra sơ bộ để xác định có hay không có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004. Nếu không có dấu hiệu vi phạm, việc điều tra sẽ bị đình chỉ50. Khi có

47

điểm c khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh năm 2004. 48

điểm d khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh năm 2004. 49

khoản 2 Điều 53 Luật cạnh tranh năm 2004. 50

dấu hiệu vi phạm, nếu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Khi không đồng ý với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương51. Nếu hành vi vi phạm Luật cạnh tranh năm 2004 thuộc hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ do Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết một vụ cạnh tranh cụ thể52. Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng cạnh tranh53.

Như vậy, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyền của Toà án là: quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định giải quyết khiếu nại Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

2.2.2 Các loại khiếu kiện hành chính theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước đây, theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 quy định có 08 loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án54. Sau đó, Pháp lệnh của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội số 10/1998/PL- UBTVQH10 ngày 25/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành thì có bổ sung thêm 02 loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án55. Tiếp đó Pháp lệnh của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội số 29/2006/PL-UBTVQH10 ngày 05/4/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính bổ sung thêm 12 loại khiếu kiện

51

khoản 2 Điều 107 Luật cạnh tranh năm 2004. 52

khoản 3 Điều 54 Luật cạnh tranh năm 2004. 53

khoản 1 Điều 107 Luật cạnh tranh năm 2004. 54

Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996. 55

khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh của Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội số 10/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành.

hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án56. Tại Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và năm 2006) quy định các loại khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

l. Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

6. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;

7. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;

8. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;

9. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

10. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế;

11. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;

12. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

Một phần của tài liệu các loại khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (Trang 32)