Đánh giá tính kháng của quần thể rầy nâu(Nilaparvata lugens Stal) ở Nghệ

Một phần của tài liệu Khóa luận: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG sử DỤNG THUỐC TRỪ rầy của NÔNG dân tại NGHỆ AN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC của QUẦN THỂ rầy nâu (NILAPARVATA LUGENS STAL) ở NGHỆ AN đối với một số NHÓM HOẠT CHẤT BVTV vụ XUÂN 2015 (Trang 51)

An với một số nhóm hoạt chất thuốc trừ sâu.

Kết quả thử nghiệm hiệu lực của 4 hoạt chất Imidacloprid, Thiosultap- sodium, Pymethrozin, Profenofos được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Côn trùng được trình bày trong các bảng dưới đây.

Bảng 4.10. Hiệu lực của hoạt chất profenofos đối với rầy nâu Nghệ An trong phòng thí nghiệm.

Nồng độ (ppm) Hiệu lực sau các ngày xử lý (%)

1 ngày 2 ngày 39,063 91,67 96,61 19,53 75,00 77,97 4,88 50,00 52,54 2,44 31,67 33,89 1,22 18,33 20,33 0,305 6,67 6,77 0,0763 1,67 1,67

Trong khoảng ngưỡng dao động từ 0,0763-39,063ppm,hiệu lực của hợp chất Profenofos đối với quần thể rầy nâu Nghệ An sau 1 ngày thử thuốc dao động từ 1,67- 91,67%, sau 2 ngày dao động từ 1.67-96,61% trong đó hiệu lực cao nhất ở nồng độ 39,063ppm, thấp nhất ở nồng độ 0,305ppm. Hiệu lực của thuốc sau 2 ngày ở khoảng nồng độ 0,305- 39,063ppm đều tăng lên so với ngày đầu và tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc.

Bảng 4.11. Hiệu lực của hoạt chất Thiosultarb - sodium đối với rầy nâu Nghệ An trong phòng thí nghiệm.

Nồng độ (ppm) Hiệu lực sau các ngày xử lý (%)

1 ngày 2 ngày 136,98 100 100 78,125 96,67 98,30 68,49 88,33 93,22 39,125 78,33 79,66 17,123 58,33 59,32 4,28 36,67 37,29 1,07 6,67 6,78

Trong khoảng ngưỡng dao động từ 1,07-136,98ppm, hiệu lực của hoạt chất Thiosultap- sodium đối với quần thể rầy nâu Nghệ An sau 1 ngày thử thuốc dao động từ 6,67- 100% sau 2 ngày dao động từ 6,78-100% trong đó hiệu lực cao nhất ở nồng độ 136,98ppm, thấp nhất ở nồng độ 1,07ppm. Hiệu lực của thuốc sau 2 ngày ở khoảng nồng độ 1,07- 78,125ppm đều tăng lên so với ngày đầu và tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc.

Bảng 4.12. Hiệu lực của hoạt chất Imidacloprid đối với rầy nâu ở Nghệ An trong phòng thí nghiệm.

Nồng độ Hiệu lực sau các ngày xử lý (%)

1 ngày 2 ngày 19,53 83,33 86,67 9,77 45 48,33 4,88 26,67 28,33 2,24 10 11,67 1,22 3,33 5

Trong khoảng ngưỡng dao động từ 1,22-19,53ppm, hiệu lực của hoạt chất Imidacloprid đối với quần thể rầy nâu Nghệ An sau 1 ngày thử thuốc dao động từ 3,33- 83,33% sau 2 ngày dao động từ 5-86,7% trong đó hiệu lực cao nhất ở nồng độ 19.53ppm, thấp nhất ở nồng độ 1.22ppm. Hiệu lực của thuốc sau 2 ngày ở khoảng nồng độ 1,22- 19,53ppm đều tăng lên so với ngày đầu và tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc.

Bảng 4.13. Hiệu lực của hoạt chất Pymethrozin đối với rầy nâu ở Nghệ An trong phòng thí nghiệm.

Nồng độ Hiệu lực sau các ngày xử lý (%)

1 ngày 2 ngày 39,063 90 93,22 9,77 48,33 47,45 4,88 26,67 50,84 2,44 15 15,25 1,22 5 5,08 0,61 1.67 1,69

Bảng trên cho ta thấy trong khoảng ngưỡng dao động từ 0,61-39,063ppm hiệu lực của hoạt chất Pymethrozin sau một ngày cao nhất ở nồng độ 39,063ppm hiệu lực đạt 90%, thấp nhất ở nồng độ 0,153ppm hiệu lực đạt 5%, sau 2 ngày hiệu lực cao nhất đạt 93,22% ở nồng độ 39,063ppm, thấp nhất đạt 1.69% ở nồng độ 0.61ppm. Nồng độ càng cao thì hiệu lực thuốc càng tăng và ngược lại.

Bảng 4.14. Tính kháng thuốc một số hoạt chất của quần thể rầy nâu ở Nghệ An

Hoạt chất Số cá thể TN

LD50

(µg/g) Giới hạn tin cậy (95%) Hệ số góc Slope (±SE) Chỉ số kháng Ri Profenofos 360 0,57 0,422-0,76 1,325 ± 0,138 8,14 Thiosultap – sodium 360 1,044 0,539-1,840 1,494 ± 0,147 14,914 Imidacloprid 360 1,033 0,773-1,149 2.252 ± 0,24 33,33 Pymethrozin 360 1,091 0,881-1,394 1,853± 0,189 3,19

Theo kết quả của bảng trên thì:

Sau thử thuốc 1 ngày giá trị LD50 đối với hoạt chất Profenofos là 0,57 µg/g tương ứng với Ri là 8,14<10. Như vậy, quần thể rầy nâu ở Nghệ An chưa kháng hoạt chất này nhưng chỉ số kháng của Profenofos đã gần đạt tới ngưỡng kháng và qua lịch điều tra thì hoạt chất Profenofos thuộc nhóm lân hữu cơ được bà con sử dụng nhiều năm gần đây cho nên việc sử dụng hoạt chất này cần chú không dẫ tới rầy nâu kháng hoạt chất này.

Giá trị LD50 đối với hoạt chất Thiosultap sodium là 1,044 µg/g tương ứng với Ri là 14,914, quần thể rầy nâu biểu hiện ở Nghệ An kháng thấp.

Quần thể rầy nâu Nghệ An đối với hợp chất Imidacloprid có giá trị LD50 lần lượt là 1,033 µg/g tương ứng với Ri là 33,33; như vậy quần thể rầy nâu Nghệ An đã kháng hoạt chất Imidacloprid. Chúng tôi tiến hành so sánh giá trị LD50 của rầy nâu Nghệ An là 1.033 µg/g với nghiên cứu của Lê Thị Kim Oanh và cộng sự ( 2009-2010) ở 4 quần thể rầy nâu đã kháng Hưng Yên,Phú Thọ, Thái Bình,Bắc Giang với giá trị LD50 khi đó là tương ứng với là 1,44 µg/g;3,35 µg/g;0,68 µg/g;1,88 µg/g cho thấy giá trị LD50 của quần thể rầy nâu nghệ giảm đi so với quần thể rầy nâu Hưng Yên, Phú Thọ, Bắc Giang còn tăng lên so với quần thể rầy nâu Thái Bình. Kết hợp với điều tra sử dụng thuốc của nông dân ở

chõ thu bắt nguồn rầy thì hoạt chất Imidacloprid có trong thuốc Sutin 5EC là thuốc được sử dụng nhiều từ năm 2008 đến nay do áp lực sử dụng nhiều nên ta có thể kết luận quần thể rầy nâu đã kháng hoạt chất Imidacloprid.

Giá trị LD50 đối với hoạt chất Pymethrozin là 1,091 µg/g tương ứng với Ri là 3.19, quần thể rầy nâu biểu hiện ở Nghệ An vẫn còn mẫn cảm với hoạt chất Pymethrozin do chỉ số Ri không cao.Và kết hợp với lịch sử, sử dụng thuốc thì hoạt chất thi Pymethrozin có trong thuốc Chess 50 WG mới được sử dụng ở vùng thu nguồn quần thể rầy nên tác dụng của thuốc còn cao nên quần thể rầy ở nghệ An vẫn chưa kháng được hoạt chất này..

4.3. Nghiên cứu sử dụng luân phiên thuốc bảo vệ thực vật hợp lý trên đồng ruộng

Hiện nay, các nhà khoa học đã đưa ra một số biện pháp nhằm giảm thiểu tính kháng thuốc của rầy nâu như: sử dụng giống lúa kháng rầy, xử lý hạt giống trước khi gieo trồng, dùng luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật có cơ chế tác động khác nhau ở những địa phương chưa hình thành tính kháng thuốc, xây dựng chiến lược phòng trừ dịch hại tổng hợp nhằm giảm sức ép chọn lọc của thuốc bảo vệ thực vật trong đó phương pháp luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật có cơ chế được đánh giá có triển vọng cao trong việc giảm thiểu tính kháng thuốc của rầy nâu.

Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu bằng phương pháp luân phiên các loại thuốc trong 3 vụ và đây là kết quả của vụ thứ nhất được thực hiện ở huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lần 1 phun ngày :16/04/2015, Lần 2 phun ngày: 21/04/2015, Lần 3 phunngày: 28/04/2015

Hình 4.1. Các ruộng công thức luân phiên thuốc, ảnh điều tra và rầy nâu chết sau khi xử lý thuốc.

phụ lục cho ta thấy các công thức trước khi phun có mật độ tương đối đồng đều công thức 1 có mật độ cao nhất 21.8 con/khóm còn công thức 3 có mật độ thấp nhất 12,98 con/khóm và qua lần phun thứ nhất từ bảng mật độ cho chúng tôi bảng hiệu lực thể hiện ở bảng sau đây.

Bảng 4.15. Hiệu lực trừ rầy nâu của các thuốc khác nhau (phun lần 1) Công thức Tên thương phẩm Tên hoạt chất Liều lượng Hiệu Lực(%) 1 NSP L1 3NS P L1 5NS P L1 CT1 Victory 585 EC Lân Hữu Cơ 0,6 58,3 72,9 84,3

CT2 Bassa 50 EC Carbamate 1,2 35,4 57,2 73,0

CT3 Trebon 10 EC Pyrethroid không este 0,7 58,9 75,2 51,5

CT4 Actara 25 WG Neonicotinod 0,07 36,9 66,5 75,4

CT5 Penalty 40 WP

Điều tiết sinh trưởng

côn trùng 0,6 29,1 52,1 66,6

CT6 Victory 585 EC Lân Hữu Cơ 0,6 53,6 69 66,7

Ghi chú: TP: Trước phun; NSP: Ngày sau phun; L: Lần phun CT: Công thức

Nhận xét:

+ Kết quả cho thấy 1 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy của công thức 1 là cao nhất (58,3 %), còn công thức 5 hiệu lực của thuốc trừ thấp nhất( 29,1 %)

+ 3 này sau phun thuốc hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất là công thức 3 (75,2%) còn hiệu lực của thuốc trừ rầy thấp nhất là công thức 5(52,1%)

+ 5 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất công thức 1 (84,3%),công thức 3 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất (51,%).

Qua đó cho thấy hiệu lực của trừ rầy lần phun 1 của các công thức tương đối cao,hiệu lực cao nhất là của công thức 1( 84,3%) đạt được sau 5 ngày phun còn hiệu thấp nhất là công thức 3 ( 66,6%) đạt được sau 5 ngày phun.

Sau khi xử lý thuốc lần thứ nhất qua 5 ngày phun chúng tôi thấy mật độ rầy vẫn đang còn cao nên chúng tôi quyết định xử lý phun thuốc lần 2 và được bảng mật độ rầy thể hiện ở bảng 3 phụ lục , và từ bảng mật độ đó chúng tôi tính được hiệu các thuốc ở các công thức được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng 4.16 . . Hiệu lực trừ rầy nâu của các thuốc khác nhau (phun lần 2) Công thức Tên thương Tên hoạt chất Liều lượn Hiệu lực (%) 1 NSP L2 3NS P L2 5NSP L2 7NS P L2 10NS P L2 CT1 Penalty 40WP

Điều tiết sinh trưởng côn trùng 0,6 17,8 38,4 79,0 -32,0 CT2 25 WGActara Neonicotinod 0,07 49,5 58,7 73,1 84,0 80,0 CT3 Regent 800WG Phenylpyrazo le 64 26,0 34,0 54,0 11,0 CT4 Neretox 95 WP Nereistoxin 0,6 48,0 57,0 68,1 62,7 86,7

CT5 Victory 585 EC Lân Hữu Cơ 0,6 46,7 75,1 56,1 9,4

CT6 Victory 585 EC Lân Hữu Cơ 0,6 21,0 33,1 69,5 20,3

Ghi chú: TP: Trước phun; NSP: Ngày sau phun; L: Lần phun CT: Công thức

Nhận xét:

+ Kết quả cho thấy 1 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy của công thức 2 là cao nhất (49,5 %), còn công thức 6 hiệu lực của thuốc trừ thấp nhất (64,1 %)

+ 3 này sau phun thuốc hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất là công thức 5 (75,1,8%) còn hiệu lực của thuốc trừ rầy thấp nhất là công thức 6(33,1%)

công thức 3 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất( 49,5%)

+ 7 ngày sau phun hiệu lực thuốc trừ rầy cao nhất công thức 2 (84%), công thức 1 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất (-32%) do mật rầy của công thức đối chứng giảm có thể là do điều kiện thời tiết hoặc việc rầy đông lứa nên đến thời gian này trưởng thành chết trứng vẫn chưa kịp nở và mật độ rầy ở công thức 1 lại tăng do khi điều tra thì rầy đang ở pha trứng nên bây giờ rầy nở thành con .

+ 10 ngày sau phun hiệu lực thuốc trừ rầy cao nhất công thức 4 (86,7%), công thức 2 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất (80%)

Từ kết quả trên đó cho thấy hiệu lực của thuốc trừ rầy lần phun 2 của các công thức cao,hiệu lực cao nhất là của công thức 4( 86,7%) đạt được sau 10 ngày phun còn hiệu thấp nhất là công thức 6 ( 69,5%) đạt được sau 5 ngày phun. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua 7 ngày sau xử lý thuốc lần thứ 2 mật độ rầy đã giảm rõ rệt đặc biệt là công thức 2 và công thức 4 nhưng có công thức 1 và công thức 6 mật độ rầy tăng lên,công thức 5 mật độ rầy còn cao nên chúng tôi tiếp tục tiến hành phun thuốc lần thứ ở 3 công thức 1,3,5,6 và được bảng mật độ thể hiện bảng 4 phụ lục từ đó chúng tôi tính ra được bảng hiệu lực như sau:

Bảng 4.17.Hiệu lực trừ rầy nâu của các thuốc khác nhau (phun lần 3) Công thức Tên thương Tên hoạt chất Liều lượng Hiệu lực (%) 1 NSP L3 3NSP L3 5NSP L3 7NSP L3 10NS P L3 CT1 Medophos 500 EC Avermectin 1,5 30,6 44,1 53,7 74,6 91,4 CT3 ELSIN 10 EC Nitepyram 0,5 38,9 57,4 72,7 84,2 86,6 CT5 ELSIN 10 EC Nitepyram 0,5 45,1 55,4 64,5 77,7 81,2

CT6 Victory 585 EC Lân Hữu Cơ 0,6 32 60,9 69,6 84,3 69,0

Ghi chú: TP: Trước phun; NSP: Ngày sau phun; L: Lần phun CT: Công thức

+ Kết quả cho thấy 1 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy của công thức 5 là cao nhất (45,1%), còn công thức 1 hiệu lực của thuốc trừ thấp nhất (30,6%)

+ 3 này sau phun thuốc hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất là công thức 6 (60,9%) còn hiệu lực của thuốc trừ rầy thấp nhất là công thức 1(44,1%)

+ 5 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất công thức 3 (72,7%), công thức 1 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất (53,7%)

+7 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất công thức 6 (84,3%), công thức 1 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất (74,6%)

+10 ngày sau phun hiệu lực của thuốc trừ rầy cao nhất công thức 1 (91,4%), công thức 6 hiệu lực thuốc trừ rầy thấp nhất (69%).

Qua đó cho ta thấy hiệu lực của trừ rầy lần phun 3 của các công thức cao,hiệu lực cao nhất là của công thức 1( 91.4%) đạt được sau 10 ngày phun còn

hiệu thấp nhất là công thức 5 ( 81.2%) đạt được sau 10 ngày phun.

Kết thúc 3 lần xử lý thuốc các công thức mật độ rầy đã giảm ngưỡng an toàn chúng ngừng phun thuốc và theo dõi chỉ tiêu về mật độ rầy trước khi thu hoạch 7 ngày và 10 ngày chúng tôi được bảng sau.

Bảng 4.18. Mật độ rầy nâu hại lúa ở các công thức thí nghiệm trước thu hoạch 7 ngày, 10 ngày.

Công Thức

Sử dụng các thuốc trong 3 lần phun của 6 công thức

Mật độ (con/khóm) trước

khi thu hoạch 7 ngày 10 ngày 1 Victory 585 EC-> Penalty 40WP-> Medophos 500

EC. 2,08 5,48

2 Bassa 50 EC-> Actara 25 WG 1,03 2,2

3 Trebon 10 EC-> Regent 800 WG -> Elsin 10 EC . 3,95 4,15

4 Actara 25 WG -> Neretox 95 WP. 2,13 3,5

5 Penalty 40WP-> Victory 585 EC-> Elsin 10 EC. 5,7 5,4 6 Victory 585 EC -> Victory 585 EC-> Victory 585 EC 7,38 3,38

Đối chứng 99,93 88,9

Nhận xét:

ngày của công thức 1 cao nhất (5,48con/khóm) còn mật độ rầy thấp nhất là công thức 2 (2,2 con/khóm)

+ 7 ngày trước thu hoạch cũng tương tự công thức 5 có mật độ rầy cao nhất (13,15 con/khóm) và mật độ rầy ở công thức 2 là thấp nhất (1,35 con/khóm).

Sau khi điều tra mật độ rầy các công thức trước thu hoạch xong tiếp theo chúng tôi đợi đến khi lúa chín gặt lúa ở các công thức tính năng suất thực tế vừ năng suất thực thu .

Hình 4.2. Hình ảnh tiến hành đếm cân số hạt để tính năng suất thực tế và năng suất thực thu.

Từ quá trình đó chúng tôi đã có kết quả các yếu tố cấu thành năng suất thể hiện ở bảng 4.19.

Bảng 4.19. Một số yếu tố cấu thành năng suất ở các công thức luân phiên thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT Số bông/khóm Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000(g) Năng suất lý thuyết (tạ/ha) Năng suất thực thu (tạ/ha) 1 5,88 ± 1,19 264,6 ± 53,61 130,69 ± 26,5 114,46± 25,61 87,33 ± 4,33 25,86 ± 0,25 78,34 58,75 2 5,29 ± 0,98 238,05± 44,44 134,33 ± 23,24 115,64 ± 22,4 85,9 ± 5,3 25,92 ± 0,24 71,36 53,52 3 5,67± 1,15 255,15± 51,98 134,56 ± 23,2 113,97 ± 21,18 84,7 ± 7,38 25,65 ± 0,12 74,59 55,94 4 5,65 ± 1,35 254,25 ± 60,80 124,64±19,25 106,66 ± 21,85 85,15 ± 7,89 25,76 ± 0,14 70,14 52,6 5 5,96 ± 1,37 268,2 ±61,65 117,51 ± 20,96 101,48± 2102 86.02 ± 6,04 25,77 ± 0,09 73,74 55,30 6 5,82± 1,50 261,9 ± 67,50 119,52 ± 18,77 104,56 ± 18,4 87,29 ± 4,46 25,73 ± 0,13 70,46 49,32 Đối chứng 5,09±1,03 229,05 ± 46,6 119,4±19,87 90,11 ± 17,77 75,43 ± 8,17 24,30 ± 0,18 50,16 22,5

Nhận xét :

+Qua bảng năng suất lúa cho thấy 6 công thức từ công thức 1 đến công thức 6 là công thức xử lý thuốc qua 3 lần phun ,có năng suất cao hơn nhiều so với công thức 7 là công thức đối chứng không phun thuốc vì do công thức 7 không phun thuốc nên bị ảnh hưởng của rầy nâu lớn nhất ,trong ruộng công thức 7 đã có một số điểm mật độ rầy quá cao dẫn đến hiện tượng cháy rầy ảnh hưởng đến năng suất lúa của công thức ,năng suất thực thu của công thức 7 rất thấp chỉ đạt (22,5 tạ/ha).

+ Còn 6 công thức xử lý thuốc qua bảng ta công thức 1 là công thức có năng suất cao nhất đạt (58,75) ta/ha còn công thức 6 là công thức có năng suất đạt thấp nhất đạt (49,32 tạ/ha) vì công thức 1 sử dụng luân phiên 3 loại thuốc lần

Một phần của tài liệu Khóa luận: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG sử DỤNG THUỐC TRỪ rầy của NÔNG dân tại NGHỆ AN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC của QUẦN THỂ rầy nâu (NILAPARVATA LUGENS STAL) ở NGHỆ AN đối với một số NHÓM HOẠT CHẤT BVTV vụ XUÂN 2015 (Trang 51)