Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các địa điểm nghiên cứu tỉnh

Một phần của tài liệu Khóa luận: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG sử DỤNG THUỐC TRỪ rầy của NÔNG dân tại NGHỆ AN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC của QUẦN THỂ rầy nâu (NILAPARVATA LUGENS STAL) ở NGHỆ AN đối với một số NHÓM HOẠT CHẤT BVTV vụ XUÂN 2015 (Trang 41)

Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng về chủng loại . Việc các hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV chưa được chú trọng một cách chặt chẽ. Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ là bước quan trọng để thu thập thông tin về các thuốc trừ sâu đang được người nông dân sử dụng để phòng trừ dịch hại trên cây lúa. Điều tra, xác định các loại thuốc đang được sử dụng, sử dụng theo phương pháp nào và tần suất sử dụng các loại thuốc đó là bao nhiêu, để từ đó đưa ra các khuyến cáo về sử dụng hợp lý thuốc BVTV. Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều tra hộ nông dân tại 3 huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương tỉnh Nghệ An, kết quả điều tra được thể hiện ở các bảng dưới đây:

Bảng 4.3. Số loại thuốc thương phẩm và số loại hoạt chất thuốc trừ sâu trên lúa đã được nông dân sử dụng tại một số huyện ở tỉnh Nghệ An.

Chỉ tiêu điều tra Huyện Hưng Nguyên Huyện Nghi Lộc Huyện Thanh Chương

Số thuốc thương phẩm 8 8 8

Số hoạt chất 7 7 6

Qua bảng trên cho ta thấy số thuốc thương phẩm và số hoạt chất được người dân 3 huyện sử dụng tương đương nhau số thuốc thương phẩm của huyện sử dụng như nhau 8 thuốc thương phẩm còn số hoạt chất sử dụng thì 2 huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc là bằng nhau 7 hoạt chất nhiều hơn huyện Thanh Chương (6 hoạt chất).

Từ đó nói lên có thể cùng một hoạt chất nhưng gồm nhiều thuốc thương phẩm khác nhau vì vậy việc điều tra sử dụng thuốc quan trọng nhất là chúng ta điều tra các hoạt chất đã được sử dụng, quá trình điều tra hoạt chất trừ rầy chúng

tôi đã thu được kết quả thông qua tỷ lệ trả lời ở phiếu điều tra của các hộ nông dân ở 3 huyện của tỉnh Nghệ An được thể hiện và trình bày qua bảng sau:

Bảng 4.4 . Các hoạt chất trừ sâu được sử dụng để phòng trừ rầy trên lúa 2013 của một số huyện ở tỉnh Nghệ An

(đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời %)

ST T Nhóm thuốc Tên thương mại Hoạt chất Tỷ lệ (%) số hộ nông dân sử dụng Huyện Hưng Nguyên Huyện Nghi Lộc Huyện Thanh Chương 1 Pyrethroid Victory 585EC Cypermethrin 60,00 77,50 50,00 Metox 809- 8.0 EC Isoprocarb+ Cypermethrin 0 0 2,50 2 Carbamate Bassa 50EC Fenobucarb 87,55 86,5 88,00

Mipcin Methyl parathion 5,00 5,00 0 Nibas

50ND Fenobucard 2,50 0 0

3 Phenylpyrazol 800WGRegen Fipronil 2,50 0 0

4 Neonicotinoid Actara 25WG Thiamethoxam 47,50 87,50 85,00 Alika

247ZC 0 2,50 0

Osin 20

WP Dinotefuran 0 0 2,50

Sutin 5EC Imidacloprid 87,50 55,00 52,50

Miretox 0 0 2,50

Dantotsu

50 WDG Clothianidin 0 7,50 0

5 azomethinePyridine 50WGChess Pymetrozine 2,50 12,50 50,00 Theo dõi tình hình sử dụng thuốc tại các địa phương, chúng tôi ghi nhận được nhóm thuốc và hoạt chất được người nông dân sử dụng trong phòng trừ sâu rầy hại lúa tại tỉnh Nghệ An. Tại huyện Hưng Nguyên có 7 hoạt chất được

sử dụng nhiều nhất , trong đó hoạt chất Fenobucarb và Imidacloprid được sử dụng nhiều nhất 87.5 hộ nông dân sử dụng, sau đó đến Cypermethrin (60%), Thiamethoxam (47.5%) và hoạt chất được sử dụng ít nhất là Pymetrozine (2.5%), Fipronil(2.5%).

Huyện Nghi Lộc có 7 hoạt chất, với Thiamethoxam (87.5%) là hoạt chất được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là Fenobucarb (86.5%), Cypermethrin (77.5%), Imidacloprid (55%)và được sử dụng ít nhất là hoạt chất Methyl parathion .

Còn ở huyện Thanh Chương các hộ nông dân chọn sử dụng 7 nhóm hoạt chất, trong đó được các hộ nông dân sử dung nhiều nhất là hoạt chất Fenobucarb (88%), tiếp đó Thiamethoxam (85%), Imidacloprid (52.5%), Cypermethrin (50%), Pymetrozine (50%) sử dụng ít nhất là hoạt chất Dinotefuran (2.5%).

Từ đó cho ta thấy có 4 hoạt chất Cypermethrin, Imidacloprid, Fenobucarb, Thiamethoxam được 3 huyện sử dụng nhiều nhất đặc biệt là Fenobucarb có trên 87% hộ nông dân 3 huyện sử dụng. Để nắm rõ được việc sử dụng thuốc trừ rầy của nông dân ngoài việc xác định được hoạt chất sử dụng nhiều thì cần phải biết hoạt chất đó có tên thương phẩm là gì nhưng hoạt chất có trong nhiều loại thuốc thương phẩm khác nhau vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra lịch sử,sử dụng thuốc của các hộ nông dân để nắm rõ tên thuốc và kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Qua bảng 4.8 cho thấy đến nay tại Hưng Nguyên nông dân dùng 5 loại thuốc BVTV là phổ biến nhất trừ rầy. Thuốc Bassa, Actara, đã được người dân sử dụng sớm nhất từ năm 2003 và theo đánh giá của người nông dân chất lượng các thuốc trên vẫn tốt nên hiện nay vẫn đang được sử dụng, đến năm 2008 thuốc Victory 585EC và Sutin 5EC được bà con nông dân bắt đầu sử dụng nhiều. Đến năm 2013 các hộ nông dân vẫn sử dụng nhiều 5 loại thuốc trên.

Bảng 4.5. Số loại thuốc trừ rầy được dùng nhiều nhất từ 2003 đến 2013 tại một số huyện ở tỉnh Nghệ An. (đv: tỷ lệ số hộ nông dân trả lời %)

S T T Tên thương phẩm Tên hoạt chất Huyện Hưng

Nguyên Huyện Nghi Lộc Huyện Thanh Chương Năm sử dụng Năm sử dụng Năm sử dụng 2003- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2007 2008-2012 2013 2003-2007 2008-2012 2013 2003-2007 2008-2012 2013

1 Bassa 50EC Fenobucard + + + + +

2 Victory 585EC Cypermethrin + + + + +

3 Sutin 5EC Acetaminprid+

Imidacloprid + + +

4 Actara 25EC Thiamethoxam + + + + + +

5 Chess 50WG Pymethrozine + +

( + : Năm bắt đầu sử dụng chiếm trên tỷ lệ >50% số hộ trả lời)

Ở huyện Nghi Lộc nông dân dùng 5 loại thuốc BVTV là phổ biến nhất trừ rầy, thuốc Bassa, Actara, đã được người dân sử dụng sớm nhất từ năm 2003 và theo đánh giá của người nông dân chất lượng các thuốc trên vẫn tốt nên nhưng hiện nay chỉ có Actara đang được sử dụng nhiều còn Bassa được sử dụng ít, đến năm 2008 thuốc Victory 585EC, Chess 50WG và Sutin 5EC bắt đầu được các hộ nông dân sử dụng nhiều nhưng đến 2013 chỉ còn Victory 585EC đang được sử dụng nhiều.

Còn huyện Thanh Chương nông dân sử dụng 3 loại thuốc trừ rầy phổ biển Bassa 50EC được sử dụng trong giai đoạn 2003-2007 đến 2008 các hộ nông dân sử dụng Actara 25EC để thay thế Bassa 50EC còn đến 2013 họ nông dân lại sử dụng Victory 585EC thay cho Actara 25EC. Với hiệu lực cao nên Victory 585EC vẫn được sử dụng đến nay.

Một phần của tài liệu Khóa luận: ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG sử DỤNG THUỐC TRỪ rầy của NÔNG dân tại NGHỆ AN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC của QUẦN THỂ rầy nâu (NILAPARVATA LUGENS STAL) ở NGHỆ AN đối với một số NHÓM HOẠT CHẤT BVTV vụ XUÂN 2015 (Trang 41)