Phương pháp xử lý và lưu trữ mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng nhện (araneae) tại vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 27)

3. Nội dung nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp xử lý và lưu trữ mẫu

Mẫu nhện thu thập ngoài thực địa được bảo quản trong cồn 70%, đựng trong lọ nhựa 100ml có nắp đậy kín và có ghi chú một số thông tin như thời gian, sinh cảnh, điểm thu…

Mẫu nhện được định loại tại phòng Sinh thái môi trường Đất, Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật.

Chúng tôi chỉ sử dụng các mẫu nhện trưởng thành để định loại tới loài, bởi vì việc định loại nhện ở giai đoạn con non đến cấp độ giống và loài là rất khó.

Định loại nhện dựa theo các tài liệu của Zabka (1985); Davies (1986); Davies (1988) ; Chen và Gao (1990); Barrion và Litsinger (1995); Song và cộng sự (1997, 1999, 2004); Yin và cộng sự (1997); Zhu và cộng sự (1998, 2003), Jocque và Schoeman (2007).

Các mẫu thu cùng một điểm được chứa cùng một lọ, được tiến hành phân loại như sau : Trước tiên mẫu được đỗ ra đĩa petri đưa lên kính lúp quan sát, các mẫu có đặc điểm hình thái bên ngoài giống nhau sẽ được phân thành một type, chứa cùng một lọ, được ghi chú thông tin giống như khi chứa trong lọ lớn thu ngoài thực địa. Sau khi phân type, mỗi type được phân tích đến họ và loài dựa vào các đặc điểm để nhận diện như: hình dạng, kích thước, số lượng và cách sắp xếp mắt, chiều dài và vị trí sắp xếp các gai đặc biệt trên các đốt chân, xúc biện nhện đực và cơ quan sinh dục nhện cái, các u hay đốm sigillum trên mặt lưng… Các mẫu sau khi được nhận dạng tới loài được đánh số thứ tự và ghi chú thông tin đầy đủ bao gồm thời gian, sinh cảnh, điểm thu, số lượng, tên họ, tên giống và tên loài. Cuối cùng là tiến hành chụp ảnh để lưu trử làm tư liệu ảnh.

21

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng nhện (araneae) tại vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)