Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 54)

10. Dự kiến công trình nghiên cứu

3.3.Kết quả thử nghiệm

Sau khi trao đổi ý kiến và đọc các tài liệu, nhìn chung các giáo viên khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã nhận thức về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình, cụ thể:

Đối với nội dung giáo dục thể chất,các giáo viên đã nhận thức được rằng việc giáo dục thể chất cho trẻ là rất quan trọng. Cần giáo dục cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Việc giáo dục thể chất cho trẻ cần được tiến hành ngay trong gia đình ngay từ khi còn nhỏ và chỉ đạt hiệu quả tốt khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng hợp lí với các hoạt động thể dục thể thao nhằm rèn luyện thể lực cho trẻ. Họ hiểu được rằng muốn cho trẻ phát triển tốt và có nền tảng vững chắc khi tiếp thu các nội dung giáo dục khác cũng như tạo đà cho các nội dung tiếp theo thì trẻ phải được chăm sóc tốt về mặt thể chất. Trẻ có khỏe mạnh, nhanh nhẹn mới có một tinh thần thoải mái, tâm lí ổn định để học tập và vui chơi, tự tin tham gia vào các hoạt động, tự do khám phá, tìm tòi và sáng tạo. Trẻ phải có thể chất tốt thì mới có thể phát triển được các mặt trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức

Các giáo viên cũng nhận thức được vai trò quan trọng của việc hình thành đạo đức, nhân cách của mỗi đứa trẻ. Đạo đức của trẻ chính là nền tảng để hình thành nên nhân cách con người tốt đẹp cho trẻ, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non thì việc giáo dục đạo đức cho trẻ là một nội dung vô cùng cần thiết. Bắt nguồn từ chính tình yêu thương, hành động, tấm gương mẫu mực của cha mẹ mà ở trẻ có những hành vi, lời nói, lối sống phù hợp với chuẩn mực đạo đức,đặt nền tảng cho sự phát triển của nhân cách. Gia đình và nhà trường giáo dục tình yêu thương cho trẻ, dạy trẻ biết điều thiện, điều ác, có lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái với mọi người. Với ông, bà cha mẹ thì kính trọng, lễ phép. Với bạn bè thì nhường nhịn, giúp đỡ. Trẻ biết đúng, biết sai và tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Gia đình cần giáo dục trẻ có tinh thần

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

trách nhiệm, lòng tự trọng, tính kỉ luật, có lòng tốt với mọi người và luôn muốn giúp đỡ mọi người trên tinh thần hợp tác và có trách nhiệm. Tất cả những điều đó trẻ đều được học từ gia đình và nhà trường.

Qua quá trình thảo luận và cùng nhau trao đổi, các giáo viên cũng đã có nhận thức cao hơn đối với nội dung các tính cách tốt cho trẻ mẫu giáo, Giáo dục các tính cách tốt chính là giáo dục sự công bằng, tinh thần trách nhiệm, sư tôn trọng và giúp ích đối với mọi người. Các giáo viên cũng cho biết rằng gia đình là môi trường thuận lợi để giáo dục các tính cách tốt cho trẻ. Cần giáo dục trẻ sự công bằng, gia đình cần quan tâm, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để thỏa mãn mong muốn được đối xử công bằng. Gia đình cũng cần giáo dục cho trẻ lòng can đảm để trẻ biết đương đầu với những khó khăn, thử thách để trẻ vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó gia đình cũng cần giáo dục trẻ sự chăm chỉ để trẻ có thể tự thực hiện một số công việc phục vụ bản thân và giúp đỡ người khác và khi làm việc thì có tinh thần trách nhiệm cao. Gia đình cũng cần giáo dục trẻ có sự tôn trọng và niềm tự hào. Cha mẹ và những người thân trong gia đình phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo, đồng thời mỗi giáo viên khi ở lớp cũng phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo,bồi dưỡng những đức tính tốt cho trẻ. Thông qua những hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày giáo viên giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống, giáo dục trẻ học điều hay, lẽ phải, định hướng cho chúng phát triển lành mạnh. Tính nết của trẻ thường bắt đầu hình thành ở lứa tuổi mẫu giáo. Nếu khởi đầu là biểu hiện tốt thì có thể coi là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển về sau này của trẻ. Và ngược lại, nếu từ tuổi ấu thơ trẻ đã có những biểu hiện không tốt thì giáo viên cần kết hợp với gia đình uốn nắn kịp thời.

Họ cũng nhận thức được rằng giáo dục tinh thần hợp tác cho trẻ nhỏ là rất quan trọng. Trẻ còn nhỏ nhưng đã cũng cần phải biết giúp đỡ những người xung quanh bằng những việc làm vừa sức. Giáo dục năng lực hợp tác trước

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

hết phải giáo dục trẻ hợp tác với những người thân gia đình. Chẳng hạn như biết giúp mẹ quét nhà, nhặt rau, trông em .... Từ gia đình trẻ học cách hợp tác với những người xung quanh như với bạn bè trong khi vui chơi, với cô giáo trong học tập. Cần giáo dục trẻ hiểu rằng khi hợp tác với những người khác thì nhu cầu của trẻ mới được thỏa mãn một cách nhanh nhất, mới hoàn thành tốt được công việc của mình. Trẻ có khả năng hợp tác tốt hay không phụ thuộc rất vào phương pháp giáo dục của gia đình và trường mầm non, đó là những hoạt động kích thích trẻ muồn tham gia vào các công việc, trẻ hiểu được giá trị của tinh thần hợp tác, hiểu được ý nghĩa của công việc khi có sự góp sức của nhiều người và lâu dần phát triển thành kĩ năng hợp tác cho trẻ.

Nội dung giáo dục hành vi giới tính cũng gây được sự quan tâm và chú ý của các giáo viên. Các giáo viên đều hiểu rằng cần phải giáo dục hành vi giới tính cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về giới tính là một việc làm vô cùng cần thiết. Tuy trẻ còn nhỏ nhưng trẻ đã có những thắc mắc về giới tính của mình vì vậy trẻ mẫu giáo cần được người lớn định hướng và hình thành những suy nghĩ tích cực về giới tính của mình. Qua những việc làm này sẽ giúp trẻ ý thức được về giới tính của mình, từ đó trẻ sẽ có những hành vi, cử chỉ và cách ứng xử phù hợp với giới tính của mình. Ví dụ: Con gái để tóc dài, con trai để tóc ngắn. Con gái thì mặc váy, con trai thì mặc quần. Con gái thì phải dịu dàng, duyên dáng, con trai thì phải mạnh mẽ, quyết đoán.... Đồng thời cần uốn nắn và sửa chữa những hành vi không phù hợp với giới tính của trẻ tránh tạo thành thói quen. Cũng từ đây sẽ tạo cho trẻ các tính cách tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.

Sau khi phát phiếu trưng cầu ý kiến như bên đối chứng. Tôi đã thu được kết quả như sau:

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN 3.3.1. Giáo dục thể chất

Bảng 8: Nhận thức của giáo viên mầm non về nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

STT Nội dung điều

tra Phương án lựa chọn Đối chứng Thử nghiệm Số ý kiến Tỉ lệ(%) Số ý kiến Tỉ lệ(%) 1 Theo anh (chị) việc phát triển các tố chất thể lực cho trẻ có cần thiết không? Rất cần 10 66,7 15 100 Cần 5 33,3 0 0 Không cần 0 0 0 0 2 Theo anh (chị) cần phải hưỡng dẫn trẻ ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa 2 13,3 0 0

Ăn nhiều cơm 0 0 0 0

Ăn nhiều rau, hoa

quả 0 0 0 0

Ăn đầy đủ cơm, thịt, cá, trứng, sữa, rau, hoa quả

13 86,7 15 100

3

Khi trẻ chơi các trò chơi vận động, theo anh (chị) nên

Cho trẻ tự chơi 2 13,3 1 6,7

Không cho trẻ chơi 1 6,7 0 0

Hướng dẫn và khuyến khích trẻ chơi 12 80 14 93,3 4 Theo anh (chị) cần giáo duc thể chất cho trẻ như thế nào? Cho trẻ ăn đủ chất 0 0 0 0 Cho trẻ luyện tập thể tập thể dục, thể thao 0 0 0 0

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN Cho trẻ ăn đủ chất kết hợp với luyện tập thể dục, thể thao 15 15 15 100

Qua bảng kết quả trên cho thấy:

- Đối với bên đối chứng đã thu được kết quả giống như kết quả ở phần điều tra về thực trạng nhận thức về nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong gia đình. Các giáo viên đều nhận thức được vai trò của giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong gia đình. Hầu hết các giáo viên đều nhận thức được rằng giáo dục thể chất cho trẻ là rất cần thiết bởi họ nói rằng khi cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh thì trẻ mới phát triển toàn diện về mọi mặt. Và họ cũng cho rằng để giáo dục thể chất cho trẻ cần có sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng với luyện tập, vận động.

- Đối với bên thử nghiệm: Có 100% giáo viên đều đồng ý rằng giáo dục cho thể chất cho trẻ mẫu giáo không chỉ cần thiết mà còn rất cần thiết. Sau khi đã trao đổi và thảo luận ý kiến với các giáo viên này thì tất cả các giáo viên đều đánh giá cao vai trò của giáo dục thể chất. Họ có nhấn mạnh rằng ở độ tuổi mẫu giáo thì quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh. Do vậy giáo dục thể chất cho trẻ là rất cần thiết để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa và cân đối. Các giáo viên này cho biết, xây dựng chế độ ăn hợp lí kết hợp với chế độ luyện tập là yếu tố không thể thiếu, không chỉ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Họ cũng nói rằng khi trẻ chơi các trò chơi vận động thì cha mẹ và người lớn cần hướng dẫn và khuyến khích trẻ chơi, có như vậy thì trẻ mới biết cách chơi và cơ thể của trẻ mới phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Hơn nữa khi trẻ chơi cùng người

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

lớn còn góp phần gắn kết tình cảm giữa trẻ và người lớn. Với ý kiến này các giáo viên cũng cho biết họ thường xuyên tổ chức các trò chơi cho trẻ và hướng dẫn, khuyến khích trẻ chơi, thường xuyên trao đổi với phụ huynh về nội dung này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Giáo dục đạo đức

Bảng 9: Nhận thức của các giáo viên mầm non về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo

STT Nội dung điều tra Phương án lựa chọn Đối chứng Thử nghiệm

Số ý kiến Tỉ lệ(%) Số ý kiến Tỉ lệ(%) 1

Theo anh (chị) việc giáo dục đạo đức cho trẻ có cần thiết không? Rất cần 12 80 15 100 Cần 3 20 0 0 Không cần 0 0 0 0 2 Theo anh (chị) để giáo dục đạo đức cho trẻ thì cần giáo dục những gì?

Dạy trẻ phân biệt thiện - ác, tốt - xấu, ngoan - hư

2 13,3 0 0

Dạy trẻ biết khoan dung, độ lượng với mọi người

4 26,7 0 0

Dạy trẻ biết làm việc

thiện 3 20 0 10

Tất cả ý kiến trên 6 40 15 100

3

Khi trẻ nói tục, chửi bậy, theo anh (chị) cần phải có thái độ như thế nào?

Không quan tâm 1 6,7 0 0

Mắng trẻ 2 13,3 0 0

Giải thích cho trẻ hiểu nói tục chửi bậy là không tốt

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN 4 Khi trẻ đánh mắng bạn, theo anh (chị) cần tỏ thái độ với trẻ như thế nào? Để mặc trẻ 2 13,3 0 0 Mắng trẻ 3 20 0 0

Dạy trẻ biết hòa thuận với mọi người

10 66,7 15 100

Qua bảng trên cho thấy phần lớn các giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ. Cụ thể:

- Đối với bên đối chứng: Các giáo viên đều nhận thức được vai trò của giáo dục đạo đức đối với trẻ mẫu giáo. Họ cho rằng cần phải giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Và họ cũng hiểu rằng để giáo dục đạo đức cho trẻ thì cần dạy trẻ biết làm việc thiện, biết khoan dung, độ lượng... với mọi người xung quanh. Nhưng trong thực tế vẫn có một số giáo viên cho rằng khi trẻ nói tục, chửi bậy hay đánh mắng bạn thì cần mắng trẻ. Họ cho rằng đó là biện pháp giáo dục tốt để lần sau trẻ không tái phạm nữa. Tuy nhiên họ không nghĩ rằng đây là cách giáo dục chưa đúng đắn, không phù hợp với tâm lí trẻ nhỏ.

- Đối với bên thử nghiệm: 100% giáo viên đều cho rằng nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là rất cần thiết. Họ biết cần phải giáo dục đạo đức cho trẻ như thế nào và giáo dục bằng cách nào. Họ hiểu rằng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục nhân cách trẻ sau này. Vì vậy, họ cũng nhận thức được rằng khi trẻ mắc lỗi thì không nên quát mắng trẻ mà cần có giải thích để cho trẻ hiểu, để lần sau trẻ không tái phạm nữa. Họ cũng cho biết rằng với trẻ nhỏ thì quát mắng không phải là một biện pháp tốt nhất đối với trẻ mà cần phải dùng lời nói nhẹ nhàng để giải thích cho trẻ hiểu, có như vậy thì trẻ mới nghe lời, bởi vì đặc điểm tâm lí của trẻ là trẻ rất ưa nịnh và ưa nói nhẹ.

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

Tình huống 1:

Tình huống Phương án trả lời

Đối chứng Thử nghiệm Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Hôm nay, nhà Trà Mi có khách là bạn của bố Trà Mi từ thời học phổ thông đến chơi. Đã lâu không được gặp nhau nên hai người nói chuyện với nhau rất lâu. Trà Mi thấy bác ngồi lâu quá nên đã nói với bố rằng “Bố ơi, sao bác ấy ngồi ở nhà mình lâu thế mà vẫn chưa về nhà, con không thích bác ấy ngồi ở nhà mình lâu như thế. Bố bảo bác ấy đi về nhà đi”. Theo anh (chị) thì phụ huynh của cháu Trà Mi nên xử lí như thế nào?

- Quát mắng trẻ vì đã có thái độ vô lễ với người trên.

4 26,7 0 0 - Giải thích cho trẻ hiểu rằng như thế là không lễ phép và không tôn trọng người lớn. Giáo dục trẻ lần sau không được tái phạm.

11 73,3 15 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng trên cho thấy:

- Đối với bên đối chứng: Có 4 giáo viên chiếm 26,7% chọn đáp án quát mắng trẻ vì đã có thái độ vô lễ với người trên. Họ cho rằng trẻ có thái độ và lời nói như vậy là vô lễ, là không biết tôn trọng người lớn, chính vì vậy cần phải mắng trẻ để trẻ biết rằng mình nói như vậy là sai, lần sau trẻ sẽ thấy sợ và không bao giờ tái phạm nữa. Nhưng họ lại không nghĩ rằng cách dạy dỗ đó

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

có nghiêm khắc nhưng sẽ tạo cho trẻ cảm giác sợ hãi và ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lí của trẻ.

Còn lại 11 giáo viên chiếm 73,3% thì họ lại chọn đáp án: Giải thích cho trẻ hiểu rằng như thế là không lễ phép và không tôn trọng người lớn. Giáo dục trẻ lần sau không được tái phạm. Với sự lựa chọn này chứng tỏ các giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ

- Đối với bên thử nghiệm: 100% giáo viên lựa chọn đáp án: Giải thích cho trẻ hiểu rằng như thế là không lễ phép và không tôn trọng người lớn. Giáo dục trẻ lần sau không được tái phạm. Các giáo viên này không chỉ đánh giá cao vai trò của giáo dục đạo đức cho trẻ mà còn nhận thức được rằng với trẻ nhỏ thì không nên dùng lời lẽ nặng nề để giáo dục trẻ mà cần có một phương pháp giáo dục nhẹ nhàng, tình cảm, dùng lời giải thích để cho trẻ hiểu. Cách xử lí của các giáo viên này không chỉ khoa học mà còn chứng tỏ họ có nhận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 54)