Nội dung thử nghiệm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 50)

10. Dự kiến công trình nghiên cứu

3.2. Nội dung thử nghiệm

Bước đầu tôi chọn 30 giáo viên ở khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Trong đó có:

15 giáo viên là bên đối chứng. 15 giáo viên là bên thử nghiệm.

Do qua phần điều tra thực trạng và lấy ý kiến, tôi thấy nhận thức về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình của các giáo viên này là tương đương nhau.

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

Bước 1: Dùng cho bên đối chứng.

Yêu cầu các giáo viên trả lời câu hỏi trong phiếu trưng cầu ý kiến. Bước 2: Dùng cho bên thử nghiệm.

Từ thực trạng nhận thức của các giáo viên về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, tôi đã trò chuyện và trao đổi cung cấp một số tài liệu có liên quan như sách “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” - Nguyễn Ánh Tuyết, Nxb ĐHSP; “Yêu thương trẻ trong gia đình” - Nxb GDHN; “Dạy con yêu lao động - Nxb ĐHSP”; Lưu Vệ Hoa - “Em phải đến Harvard học kinh tế - Nxb VHTT”; “Sách dành cho các bậc cha mẹ” - Makarenko - 1980...

*Nội dung trao đổi, thảo luận:

- Theo anh (chị) việc phát triển các tố chất thể lực cho trẻ có cần thiết không?

- Theo anh (chị), gia đình cần hướng dẫn trẻ ăn như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

- Khi trẻ chơi các trò chơi vận động, theo anh (chị) nên làm gì? - Theo anh (chị) cần giáo dục thể chất cho trẻ như thế nào?

- Theo anh (chị) việc giáo dục đạo đức cho trẻ có cần thiết không? - Để giáo dục đạo đức cho trẻ thì theo anh (chị) cần giáo dục những nội dung gì?

- Cần phải có thái độ như thế nào khi trẻ nói tục, chửi bậy?

- Anh (chị) có thường xuyên giáo dục các tính cách tốt cho trẻ không? - Các tính cách tốt mà gia đình cần giáo dục cho trẻ là gì?

- Khi trẻ mặc quần áo, rửa tay chân,mặt mũi thì anh (chị) thường làm gì?

- Theo anh (chị) cần phải có thái độ như thế nào khi trẻ làm được việc tốt?

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

- Theo anh (chị) việc dạy trẻ hợp tác với những người xung quanh có cần thiết không?

- Khi dạy trẻ giao tiếp, trò chuyện với mọi người thì cần dạy trẻ có thái độ như thế nào?

- Khi trẻ đang chơi đồ chơi, có trẻ khác muốn đến chơi cùng nhưng trẻ không cho. Lúc này, theo anh (chị) nên xử lí thế nào?

- Khi người lớn làm một số việc như tưới cây, quét dọn nhà cửa, phòng học trẻ muốn tham gia cùng thì anh (chị) có thái độ như thế nào?

- Theo anh (chị) giáo dục giới tính cho trẻ có cần thiết không?

- Theo anh (chị) nên giáo dục hành vi giới tính cho trẻ bằng cách nào? - Khi trẻ có những thắc mắc về giới tính của mình, theo anh (chị) nên làm gì?

- Khi con trai (gái) đòi mặc quần áo, để kiểu tóc như con gái (trai), theo chị cần phải làm gì?

Thảo luận về cách xử lí một số tình huống:

Tình huống 1: Hôm nay, nhà Trà Mi có khách là bạn của bố Trà Mi từ thời học phổ thông đến chơi. Đã lâu không được gặp nhau nên hai người nói chuyện với nhau rất lâu. Trà Mi thấy bác ngồi lâu quá nên đã nói với bố rằng “Bố ơi, sao bác ấy ngồi ở nhà mình lâu thế mà vẫn chưa về nhà, con không thích bác ấy ngồi ở nhà mình lâu như thế. Bố bảo bác ấy đi về nhà đi”. Nếu anh (chị) là phụ huynh của cháu Trà Mi thì anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?

- Quát mắng trẻ vì đã có thái độ vô lễ với người trên.

- Giải thích cho trẻ hiểu rằng như thế là không lễ phép và không tôn trọng người lớn. Giáo dục trẻ lần sau không được tái phạm.

Tình huống 2: Hôm nay, lớp 5 tuổi A trường mầm non Hoa Sen có các giáo sinh về thực tập, cô giáo chủ nhiệm lớp đứng lên giới thiệu với cả lớp. Các cháu ai cũng rất thích và chào các cô rất ngoan. Bỗng nhiên có một cháu

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

đứng lên và nói: “Con không thích các cô ở lớp của con” và ném một chiếc lô tô đồ chơi về phía các giáo sinh. Là giáo viên chủ nhiệm lớp thì anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?

- Mắng trẻ, sau đó phạt trẻ đứng góc lớp vì thái độ vô lễ với người trên. - Nhẹ nhàng nói chuyện và giải thích cho trẻ hiểu như thế là chưa ngoan, chưa tôn trọng người lớn, giáo dục trẻ lần sau không được tái phạm.

Tình huống 3: Mẹ cháu Khánh Linh mua đồ ăn về để nấu cơm, cháu Khánh Linh - 4 tuổi nói sẽ giúp mẹ nhặt rau và muốn mẹ cho xem hoạt hình khi nhặt rau xong. Mẹ cháu đồng ý và hướng dẫn cháu cách làm. Sau đó mẹ cháu đi nấu cơm nên không để ý đến cháu, khi cháu nói đã làm xong, mẹ cháu mới quay lại nhìn thì thấy cháu nhặt bỏ hết lá mà chỉ lấy cuộng rau. Theo anh (chị) thì mẹ cháu nên xử lí như thế nào?

- Không để ý đến chuyện đó.

- Dùng lời để giải thích cho trẻ biết cách làm và khi làm thì phải có trách nhiệm.

Tình huống 4: Trong giờ hoạt động góc, bé Mai và bé Hoa chơi trò chơi “Cô giáo”. Cả hai bé ai cũng muốn làm cô giáo, không ai muốn làm học sinh. Là giáo viên chủ nhiệm lớp thì anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?

- Không cho trẻ chơi nữa.

- Giải thích cho trẻ hiểu cần phải hợp tác với nhau thì chơi mới được lâu.

Tình huống 5: Bé Minh Ngọc 4 tuổi có nói với cô “Cô ơi, hôm nay ở lớp con và bạn Quân cùng đi vệ sinh, con thấy bạn ấy có chim và bạn lại đứng để vệ sinh. Tại sao con lại không có chim để đứng vệ sinh như bạn hả cô?”. Lúc này anh (chị) sẽ xử lí như thế nào?

- Lảng sang chuyện khác.

Lục Thị Thư Lớp K34 GDMN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo trong gia đình khu vực vĩnh yên vĩnh phúc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)