Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư:

Một phần của tài liệu Nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 35)

3. Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI hiệu quả:

3.2.1 Giải pháp về chính sách thu hút đầu tư:

- Các bộ ngành cần xem xét hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để tìm ra và sửa đổi các nội dung chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chồng chéo, bổ sung các nội dung còn thiếu; sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh.

- Thủ tục hành chính tại các Sở, ngành phải được thực hiện theo hướng đơn giản hoá, giúp nhà đầu tư giảm chi phí và thời gian chờ đợi. Thực tế cho thấy hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài rất lo lắng về thủ tục hành chính Việt Nam còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, thiếu tính nhất quán cộng thêm tệ nạn quan liêu, tham nhũng làm chậm tiến độ đầu tư các dự án. Do đó trước mắt cần phải hoàn thiện và ổn định hành lang pháp lý để định hướng cho sự vận động và phát triển của các hình thức đầu tư nhằm tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Chính sách về thuế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng cần được quan tâm. Nhà nước cần thực hiện các chính sách ưu đãi miển giảm thuế nhằm khuyến khích và kêu gọi đầu tư. Mục đích của đầu tư là lợi nhuận, nhà đầu tư khi bỏ vốn thực hiện dự án họ đều quan tâm đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận, tuy nhiên các dự án thường đem đến lợi nhuận trong dài hạn hơn là trong ngắn hạn. Các chính sách ưu đãi về thuế sẽ là một trong những yếu tố để các nhà đầu tư thấy được nguồn lợi nhuận trong ngắn hạn qua đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư.

- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng hỗ trợ đầu tư (về kinh phí chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình xử lý nước thải) đi đôi với trách nhiệm của chủ đầu tư. Ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích về ưu đãi hỗ trợ đầu tư, phát triển thị trường, chính sách đất đai, phát triển vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn, tạo ra vùng nguyên liệu và nhân công, giảm thiểu chi phí đầu tư của dự án đảm bảo cho dự án hoạt động hiệu

quả, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ phụ trợ phục vụ cho khu công nghiệp với khả năng đáp ứng nhanh và giá cả hợp lí ( dịch vụ cây xanh, vệ sinh, xử lí rác thải, nước, điện, suất ăn công nghiệp..).

- Nghiên cứu ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật (đường xá, cấp thoát nước, môi trường đô thị, …); xây dựng công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tập trung. Cần chú trọng hơn nữa trong việc thu hút các dự án đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp vùng sâu vùng xa.

- Ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình trọng điểm như phát triển công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị, an toàn vệ sinh của sản phẩm sau thu hoạch…Cũng như cần có chính sách khuyến khích hấp dẫn cho các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, sạch.

- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân; kiên quyết không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường; thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất Khu Công nghiệp. Tiến hành rà soát các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn cả nước để có hướng xử lý đối với từng loại dự án.

- Rà soát các dự án ĐTNN đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trên phạm vi cả nước, trên cơ sở đó có biện pháp hỗ trợ, tập trung tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện để dự án sớm triển khai và kịp thời thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai thực hiện.

- Thành lập các tổ công tác liên ngành với sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan để xúc tiến đầu tư và thúc đẩy giải ngân các dự án quy mô lớn: nghiên cứu, đề

xuất biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các dự án ĐTNN; đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho các dự án quy mô lớn, có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của ngành và địa phương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn FDI và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w