Trong một số trường hợp, vốn trong tăng trưởng vẫn có thể huy động được phần nào nhờ “chính sách thắtlưng buộc bụng. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì khong th63 có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và í quyết quản lý kinh doanh mà các công y này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. Một trong những mục tiêu thu hút FDI là tiếp thu khoa học công nghệ -trình độ quản lý và tiếp cận tài nguyên của nước khác. Trước đây FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Thì hiện tại chiều ngược đang có xu thế mạnh mẽ hơn nữa. Người Nhật đã tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia. Trung Quốc cũng làm tương tự khi Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của IBM (Mỹ) để tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính. TCL thì sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, National Offshore Oil Corporation mua lại ngành khai thác dầu lửa của Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy. Không nằm ngoài xu hướng đó, Gần đây các Tập đoàn của Việt Nam cũng “hướng ngoại” với mục đích như vậy; Vietel là xâm nhập Campuchia, Haiti, Lào với dịch vụ viễn thông; VTC là dịch vụ nội dung số và PVN tiếp cận hợp tác với nhiều nước để khai thác dầu khí… Tuy nhiên đây chỉ là những cái tên hiếm hoi và Việt Nam cần tận dụng tốt hơn chiến lược này, bên cạnh sử dụng đội ngũ lao động đang được đào tạo và làm việc tại các nước Việt Nam có quan hệ xuất khẩu lao động…
2.2.1.3Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu:
Khi thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp co vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp trong
động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đưa nền kinh tế việt Nam vượt qua đáy suy giảm, duytrì tốc độ tăng trưởng với mức 5.32%. Xuất khẩu của khu vực này trong năm 2009 (kể cả dầu khí)đạt 29.9% tỷ USD, bằng 86.6% so với năm 2008 và chiếm 52.7% tổng xuất khẩu của cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vức có vốn FDI xuất khẩu được 23.6 tỷ USD, chiếm 41.7% tổng xuất khẩu và bằn 98% so với năm 2008. Về nhập khầu, trong năm 2009 khu vực FDI đạt 24.8% tỹ USD , đạt 89.2% so với năm 2008 và chiếm 36.1% tổng nhập khẩu của cả nước.
2.2.1.4Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công:
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện dẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở nước ta, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho Việt Nam. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong năm 2009, các doanh nghiệp có vốn FDI đã đóng góp rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm tại Việt Nam, thu hút được 1.7 triệu lao động, tạo ra được 17.5 GDP giá trị sản xuất công nghiệp