Xuất giải pháp khắc phục sạt lở

Một phần của tài liệu đánh giá tình trạng sạt lở đất, biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương và đề xuất giải pháp ứng phó sạt lở đất ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 37)

Qua 3 vụ sạt lở trên, người dân đề cao tinh thần cảnh giác, khi thấy dấu hiệu sạt lở đã lập tức báo chính quyền nên giúp hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra. Về chính quyền, luôn có mặt khi dân cần và nhiệt tình giúp dân di dời tài sản đến nơi an toàn. Bên cạnh đó, luôn thực hiện theo các nghị định, quyết định về bồi thường, hỗ trợ cho dân.

Dù chính quyền và người dân có nâng cao tinh thần cảnh giác thì thiệt hại do sạt lở gây ra vẫn nghiêm trọng. Vì vậy, cần triển khai các biện pháp phòng, chống sạt lở triệt để hơn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp khắc phục sạt lở như Hình 3.12.

Để tìm ra giải pháp tốt nhất, huyện cần nghiên cứu và khoanh vùng có nguy cơ sạt lở. Qua đoạn sông khảo sát ngoài 3 điểm nghiên cứu thì 2 điểm khác gần cầu Rạch Kè và cầu Ông Đề có nguy cơ sạt lở rất cao (Hình 3.5). Nếu không được cảnh báo và xử lý kịp thời thì sạt lở có thể tiếp diễn.

Theo nghiên cứu địa điểm ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh dù đã xảy ra sạt lở và có biển báo nguy hiểm (Hình 3.11) nhưng ghe tàu vẫn ra vào tấp nập do có kho chứa lương thực. Với tình trạng đó, nếu không được giải quyết thì sạt lở có thể tái diễn. Vì vậy, cần thay đổi phương pháp vận chuyển từ đường thủy sang đường bộ để giảm tác động vào bờ sông.

Từ đó thấy rằng, nghiên cứu và khoanh vùng có nguy cơ sạt lở là rất cần thiết vì đó là dẫn chứng thuyết phục tuyên truyền cho dân về sạt lở. Bên cạnh đó, cần có thống kê chính xác về thiệt hại của sạt lở gây ra, thiệt hại có thể xảy ra và hình ảnh liên quan đến sạt lở của huyện để có thông tin hoặc dựng 1 bức tranh về sạt lở tuyên truyền cho dân.

Mặt khác, phát tờ rơi về những dấu hiệu, tác hại của sạt lở và các bước cần thực hiện khi có hiện tượng sạt lở để dân có sự cảnh giác và đề phòng.

Theo nghiên cứu, huyện chưa lập các điểm quan trắc để thông báo cho dân về nguy cơ sạt lở. Tình trạng này thực sự cần khắc phục ngay. Vì dựa vào kết quả quan trắc có thể dự báo trước về sạt lở giúp chính quyền và người dân có sự chuẩn bị để đề phòng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất nơi đó cho các công trình có tải trọng nhẹ hơn hay giảm tải trọng xe lưu thông.

Khi có đủ các dẫn chứng thuyết phục để chứng minh nguy cơ sạt lở và có chính sách bồi thường, hỗ trợ và cấp đất khu tái định cư hợp ý dân thì công tác di dời các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở sẽ thuận lợi hơn.

Mặt khác, để hạn chế tác động dòng chảy vào bờ, cần xây dựng kè bằng bê tông, cốt thép phòng, chống sạt lở. Nó cần được tính toán hợp lý với tổng trọng lượng nhà dân cho tương lai 10 năm và trọng tải các phương tiện được phép lưu thông.

Ngoài ra, các nơi đất trống hoặc có tải trọng nhẹ có thể làm bờ kè có chi phí thấp hơn như đắp kè rọ đá (đá và lưới kẽm), hay làm kè tạm thời bằng cây tràm, cây tre, bao đất, bao cát… Và có thể trồng cây chống sạt lở như bần, gõ nước, gừa, dừa nước, bình bát kết hợp với lau, sậy... Các loại cây đó đều có rễ ăn sâu, khả năng chịu

Hình 3.12 Các giải pháp khắc phục sạt lở

Giải pháp khắc phục sạt lở

Kiểm tra tải trọng xe, lập biển báo cấm đậu tàu ghe ở nơi có nguy cơ sạt lở Lập hệ thống quan trắc Xây bờ kè, cảng đậu tàu, ghe Nghiên cứu, khoanh vùng sạt lở và nguy cơ sạt lở Trồng cây Giám sát chặt chẽ các công trình xây dựng cạnh bờ sông Cảnh báo, tuyên truyền và vận động di dời

Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận

ngập tốt và có hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với lục bình để chắn sóng va vào bờ.

Mặt khác, để đạt hiệu quả công trình thì giao thông đường bộ cần kiểm tra thường xuyên hơn để tuyến đường, các công trình khác không bị quá tải. Các tuyến đường thủy cần quản lý chặt chẽ, không cho ghe, tàu lớn đậu ở những nơi có nguy cơ sạt lở và xây bến cảng ở nơi đất bồi.

Xét về yếu tố kỹ thuật, cầu, đường của huyện thông thoáng nhưng không thể tải trọng nặng. Mặt khác, khôi phục công trình bị sự cố còn sơ sài, xem Hình 3.13 chụp vào ngày 30 tháng 10 năm 2013. Điều này chứng tỏ yếu tố kỹ thuật khi thiết kế, xây dựng cầu chưa xem xét và tính toán đầy đủ.

Bên cạnh đó, khu vực chân cầu hiện tại có dòng nước thường bị đục do cuốn theo đất cát (Hình 3.14, chụp ngày 25 tháng 10 năm 2013). Vì vậy, nên xây dựng các công trình bảo vệ chân cầu.

Hình 3.13 Dùng dây cảnh báo khu vực di dời đường dẫn cầu Trà Niền

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Ở huyện Phong Điền thường xảy ra sạt lở ngay đoạn sông cong và ngày càng lấn sâu vào bờ gây nhiều thiệt hại. Đường hư, cầu sập, tắc nghẽn giao thông thủy, bộ; nhiều gia đình mất đất, mất nhà, mất người thân... Cuộc sống của họ không ổn định, kinh tế gia đình có nhiều xáo trộn... tạo ra sự bất an trong xã hội.

Chính quyền và nhân dân địa phương đã có các biện pháp phòng tránh nhưng vẫn còn chủ quan và thụ động. Sự hỗ trợ của chính quyền và cộng đồng còn mang tính tạm thời, chưa kiên quyết và chậm chạp trong việc tái định cư.

Đề tài đã đưa ra các nhận định ban đầu về nguyên nhân gây sạt lở như hình thái, hướng chảy của dòng sông, sóng và xoáy ngầm do tàu, ghe máy tạo ra...

Các giải pháp khắc phục sạt lở được đề xuất như: lập hệ thống điểm quan trắc; nghiên cứu, khoanh vùng sạt lở và nguy cơ sạt lở nhằm thực hiện cảnh báo, tuyên truyền vận động dân di dời; giám sát các công trình xây dựng cạnh bờ sông; kiểm tra tải trọng xe, lập biển báo nguy hểm, cấm đậu tàu, ghe ở nơi sạt lở và có nguy cơ sạt lở. Quan trọng hơn, về lâu dài, làm bờ kè kiên cố, bến cảng cho ghe, tàu phải được thực thi.

4.2. Kiến nghị

Do thời gian có hạn nên đề tài mới đưa ra những nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt lở. Vì vậy, cần tiến hành quan trắc có hệ thống tại các điểm xung yếu trên toàn tuyến nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân thuyết phục làm cơ sở chắc chắn cho công tác chống sạt lở của địa phương.

Cuộc sống người dân nơi, vùng sạt lở vẫn chưa ổn định dù sự cố đã xảy ra nhiều năm. Chính quyền địa phương hãy quan tâm kịp thời và nhiều hơn đến đời sống của người dân. Từng bước thực hiện các biện pháp khắc phục sạt lở nghiên cứu đưa ra nhằm hạn chế thiệt hại, cùng với các chính sách bồi thường, hỗ trợ phù hợp để thực hiện tốt chiến dịch cảnh báo, tuyên truyền và vận động dân di dời.

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Ánh, 2010. Xây dựng mô hình phòng chống sạt lở bờ sông cho sông tiền, sông hậu. Tiểu luận xử lý ô nhiễm đất, trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

2. ThS. Hồ Việt Cƣờng, ThS. Nguyễn Ngọc Nhẫn, 2013. Xác định nguyên nhân sạt lở và dự áo diễn biến lòng dẫn sông Cần Thơ khu vực cầu Trà Niền bằng mô hình MIKE21C. Tạp chí KH&CN Thủy lợi viên KHTLVN.

3. Nguyễn Lê Yến Nhi, 2009. Vấn đề xói lở bờ sông Cửu Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học, trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004. Báo cáo tổng kết khoa học và kỉ thuật, đề tài nghiên cứa dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004. Nghiên cứu dự báo xói lở bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long.

6. Chính phủ Việt Nam, 2004. Nghị định 197/2004/NĐ-CP về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

7. Chính phủ Việt Nam, 2009. Nghị định 69/2009/NĐ-CP Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

8. Công an nhân dân huyện Phong Điền, 2013. Báo cáo vụ sạt lở đất ở xã Mỹ Khánh.

9. Phòng Thống kê huyện Phong Điền, 2011. Niên giám thống kê 2011.

10. Thủ tƣớng chính phủ, 2011. Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển.

11. Trung tâm kỹ thuật môi trƣờng (CEE). Giải pháp hạn chế hiện tượng bồi tụ, sạt lở ven sông, ven biển tỉnh sóc trăng.

12. UBND huyện Phong Điền, 2010. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường vật kiến trúc và các chính sách hỗ trợ dự án mở rộng đường dẫn cầu Trà Niền thuộc thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

13. UBND huyện Phong Điền, 2010. Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình đầu tư xây dựng mở rộng đường dẫn cầu Trà Niền thuộc thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

14. UBND huyện Phong Điền, 2007. Quyết định số 1521/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án di dời các hộ dân nơi bị ảnh hưởng và có nguy cơ bị sụt lún bờ kè chợ Phong Điền, thị trấn Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

15. UBND huyện Phong Điền, 2010. Quyết định số 1158/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách tái định cư cho 148 hộ dân bị ảnh hưởng dự án di dời các hộ dân nơi bị ảnh hưởng và có nguy cơ sụt sụt lún bờ kè chợ Phong Điền, thị trấn Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

16. UBND thành phố Cần Thơ, 2005. Quyết định số 53/2005/QĐ-UB về việc ban hành Quy định về bồi thường , hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

17. UBND thành phố Cần Thơ, 2010. Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

18. UBND xã Mỹ Khánh, 2013. Danh sách hỗ trợ tiền cho các hộ bị sạt lở.

19. http://atv.org.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/24157/-45-doan-song-co-nguy-co-sat-lo- cao.aspx 20. http://www.dasco.vn/chitiettintuc.php?cat=2&id=25 21. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/7/24/24/235676/Default.aspx 22. http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2011/5/257163/ 23. http://www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/tonghop/lists/posts/post.aspx?Sou rce=/tonghop&Category=C%C3%A1c+l%C4%A9nh+v%E1%BB%B1c+kh%C3% A1c&ItemID=118&Mode=1 24. http://www.tienphong.vn/xa-hoi/76713/Vu-sup-dat-bo-ke-cho-Phong-Dien-Loi- do-tu-van-thiet-ke.html 25. http://tuoitre.vn/ban-doc/490867/sat-lo-o-can-tho---moi-nguy-rinh-rap.html 26. http://vietbao.vn/Xa-hoi/Can-Tho-Sat-lo-nghiem-trong-10-ngoi-nha-bi-nhan- chim/65094962/157/ 27. http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_%C4%90i%E1%BB%81n,_C%E1%BA%A7n _Th%C6%A1 28. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thi-tran-tan-chau-an-giang-truoc-hiem-hoa-sat- lo-1953630.html 29. http://www.vtvcantho.vn/CVTV/Detail/33193?id_menu=67&act=News_Detail&co ntr=Content 30. http://www.youtube.com/watch?v=DYjqfA1KL-w

Phụ lục

PHỤ LỤC Phụ lục 1.Phiếu phỏng vấn

Phụ lục 1.1. Phiếu phỏng vấn Chính quyền địa phƣơng

Ngày…….tháng……năm……

PHỎNG VẤN SẠT LỞ ĐẤT, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC SẠT LỞ 1. Họ và tên: ……….…....Tuổi/Năm sinh: ……..… Nam/Nữ

2. Chức vụ: ……… Chuyên môn: ………...

3. Trình độ học vấn: THPT:  Cao đẳng:  Đại học:  Trên ĐH: 

4. Địa chỉ: ………...

5. Sạt lở đất xảy ra từ năm nào? ………….. Tháng nào thƣờng xảy ra: ………

THÔNG TIN VỀ CÁC VÙNG SẠT LỞ. 6. Ấp Nhơn Lộc 2, thị trấn Phong Điền.

6.1. Số hộ nằm trong vùng sạt lở: ……… hộ. Số người:…… Số lao động: ……

6.2. Số gia đình được xếp loại:

Hộ nghèo: …………hộ. Hộ cận nghèo: …………hộ. Hộ trung bình: …………hộ. Hộ giàu: …………hộ.

6.3. Năm xảy ra sạt lở: ……… Chiều dài đoạn sạt lở: ………m.

6.4. Thiệt hại về người:

 Không  Có: chết ………… người, bị thương ……… người

6.5. Chi phí hỗ trợ

 Không

 Có. Số tiền cho hộ mất trắng là ………. đ. Số tiền cho hộ thiệt hại 1 phần là ………… đ.

7. Ấp Nhơn Lộc 1, thị thấn Phong Điền.

7.1. Số hộ nằm trong vùng sạt lở: ………hộ. Số người: …… Số lao động: ……

7.2. Số gia đình được xếp loại:

Hộ nghèo: …………hộ. Hộ cận nghèo: …………hộ. Hộ trung bình: …………hộ. Hộ giàu: …………hộ.

7.3. Năm xảy ra sạt lở: ……… Chiều dài đoạn sạt lở: ………m.

7.4. Thiệt hại về người:

 Không  Có: chết ………… người, bị thương ……… người

7.5. Chi phí hỗ trợ

 Không

 Có. Số tiền cho hộ mất trắng là ……… đ.

8. Ấp Mĩ Ái, xã Mĩ khánh.

8.1. Số hộ nằm trong vùng sạt lở:………hộ. Số người: …… số lao động: ……

8.2. Số gia đình được xếp loại: Hộ nghèo: …………hộ. Hộ cận nghèo: …………hộ. Hộ trung bình: …………hộ. Hộ giàu: …………hộ. 8.3. Năm xảy ra sạt lở: ……… Chiều dài đoạn sạt lở: ………m. 8.4. Thiệt hại về người:  Không  Có: chết ……… người, bị thương ………… người 8.5. Chi phí hỗ trợ  Không  Có. Số tiền cho hộ mất trắng là ……… đ. Số tiền cho hộ thiệt hại 1 phần là ………đ. 9. Chính quyền đã thực hiện việc gì để giảm thiệt hại do sạt lở gây ra  Lập điểm quan trắc  Tuyên truyền nhận thức  Cảnh báo cho dân  Vận động dân tự di dời  Làm quy hoạch & kế hoạch di dời  Khác: ………

10. Xác định đƣợc nguyên nhân gây sạt lở chƣa? Nếu chưa xác định, theo ông/bà nguyên nhân có thể gây sạt lở là gì? ………

………

Nếu đã xác định thì nguyên nhân gây sạt lở là gì? ……… ……… ……… ……… 11. Ông/bà có đề nghị gì? ……… ……… ……… ………

Phụ lục

Phụ lục 1.2. Phiếu phỏng vấn dân

Ngày…….tháng……năm……

PHỎNG VẤN SẠT LỞ ĐẤT, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

1. Họ và tên:………...Tuổi/Năm sinh:……… .Nam/Nữ

2. Địa chỉ: Số……….Đường/Ấp:………..Xã/Phường: ………. Quận/Huyện: ………Tỉnh/Thành phố: ………

3. Nhân khẩu:

3.1 Số nhân khẩu: ..……….…… Số nam: ..…….... Số nữ: …………

3.2 Số lao động:……… Số nam: ………... Số nữ: …………

3.3 Số người phụ thuộc: …… Dưới 15 tuổi …. Trên 60 tuổi … Khuyết tật ……

4. Trình độ học vấn:

Chủ hộ:……….. Vợ/chồng chủ hộ:………..

Số thành viên khác trong gia đình (con, cháu, dâu, rể…):

Nhà trẻ Tiểu học Trung học CS

Trung học

PT Đại học

Số con không được đi học:………Lý do………... ………..

5. Gia đình đƣợc chính quyền địa phƣơng xếp loại:

 Hộ nghèo  Hộ cận nghèo  Hộ trung bình  Hộ giàu

Cấp nhà: ………..………….. Nhà tạm: ………..

6. Chiều dài nhà ở: ………… m Chiều rộng nhà ở: ……… m

7. Số tầng nhà ở: ………

8. Diện tích khuôn viên gia đình: ………m2

9. Thu nhập gia đình từ:  Làm ruộng  Chăn nuôi  Lương tháng  Tiệm/Sạp tại nhà  Buôn bán tại chợ  Khác:………...

10. Ông/Bà thấy sạt lở từ năm nào? ………… Tháng nào thƣờng xảy ra: ………

11. Kiểu sạt lở:  Nhận biết được từ trước  Bất ngờ

12. Vật chất bị thiệt hại:

 Nhà  Tivi  Máy tính  Ghe xuồng  Xe gắn máy  Máy bơm nước  Khác:………

13. Có thiệt hại về ngƣời không?

 Không  Có: chết …… người, bị thương …… người

14. Ƣớc tính tổng thiệt hại quy ra tiền: ……… đ. 15. Kinh tế gia đình có thay đổi không?  Không  Có:………

16. Ông/bà có đƣợc giúp đỡ/hỗ trợ không?

 Không  Có, từ:  Họ hàng  Hàng xóm  Bạn bè  Đoàn thể  Chính quyền các cấp  NGO  Khác: ……… 17. Hình thức hỗ trợ là gì?

Một phần của tài liệu đánh giá tình trạng sạt lở đất, biện pháp khắc phục của chính quyền địa phương và đề xuất giải pháp ứng phó sạt lở đất ở huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 37)