Quá trình sạt lở có thể tóm lại thành 3 bước chính được thể hiện qua Hình 3.4.
Theo sơ đồ trên, bắt đầu từ quá trình tách bùn cát ở bờ sông do một số yếu tố nhưhướng dòng chảy, hình thái bờ sông, sóng… khiến bờ bị lấy đất, cát tạo thành hàm ếch hay hố xói. Tiếp theo, đất, cát bị vận chuyển đi nơi khác. Và nơi bị lấy đất, cát sẽ có hiện tượng mất cân bằng mái bờ và gây sụt, lở phần đất phía trên. Tùy vào yếu tố, cơ chế tác động vào mái bờ mà lượng đất bị sụt lở lớn hay nhỏ, nhanh hay chậm.
Đoạn sông khảo sát có nhiều chỗ dạng uốn cong nên các yếu tố gây sạt lở được xét đến là hướng chảy của dòng sông, tác động của sóng sóng và cuộn xoáy do các phương tiện thủy gây ra. Các yếu tố địa chất, mực nước, các công trình trên bờ sông và phương tiện lưu thông… làm tăng nguy cơ sạt lở.
Tác động hướng chảy của dòng sông thể hiện trong Hình 3.5.
Tách đất, cát Vận chuyển đất, cát bị tách đi nơi khác Mất cân bằng mái bờ Sụt, lở bờ
Hình 3.4 Sơ đồ mô phỏng quá trình sạt lở
Bên cạnh đó, dòng sông có dạng hình cong (Hình 3.5) nên xuất hiện lực li tâm đẩy nước vào bờ lõm làm mặt nước bị nghiêng (Hình 3.6).
Mặt khác, lực li tâm (F) và trọng lực (P) kết hợp tạo thành một lực mới (F1) kéo nước đi xuống và đâm thẳng vào thành bờ (Hình 3.7).
Lực F1 tác động, nước tiến thẳng vào bờ lấy đất, cát rồi hướng xuống, vòng qua, đi lên tạo ra sự bồi lắng phía bờ lồi và tiếp tục về hạ lưu xem Hình 3.8.
Từ Hình 3.8, thấy rằng khi chảy đến đoạn cong, mặt nước ở đây bị nghiêng dễ dàng hình thành xoáy nước làm tăng nguy cơ xói lở.
Qua nghiên cứu các đoạn sông cong thì sạt lở xảy ra phía bờ lõm. Và các nơi khảo sát có đủ yếu tố đó. Thị trấn PĐ có 2 điểm sạt lở được khảo sát nằm ở đầu cầu Trà Niền. Nơi có đoạn sông cong và lõm về phía cầu (
Hình 3.6 Mực nước nghiêng nơi đoạn sông cong
Hình 3.7 Tổng hợp lực đâm vào bờ
F1 F
P
Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận
Khảo sát khu vực sạt lở ở xã Mỹ Khánh, thấy rằng nơi đây có đoạn sông cong (Hình 3.10) và có ghe lớn ra vào thường xuyên, vì có băng tải chuyền của kho lương thực (Hình 3.11)
Ngoài yếu tố dòng chảy làm cho sông bị sạt lở, còn yếu tố do sóng tàu, ghe và địa chất nơi nghiên cứu.
Sóng tác động vào bờ sông sau đó rút xuống, quá trình đó lấy 1 phần đất, cát của bờ sông và tạo áp lực vào bờ làm thay đổi kết cấu của đất (đất mềm, nhão). Từ đó thấy rằng, sóng là 1 trong những yếu tố gây sạt lở bờ sông. Sóng được tạo ra do gió hoặc quá trình lưu thông của tàu, ghe máy. Nhưng sóng từ gió tác động vào bờ không đáng kể. Sóng do tàu, ghe máy gây ra thì tác động mạnh vào bờ, cuốn trôi đất, cát bởi các nguyên nhân chính gây sạt lở là:
+ Tàu, ghe máy khi chuyển động tạo ra sóng đánh vào bờ phía trên mặt nước, thấp hơn và chậm lại một thời gian là dòng nước cuộn xoáy do chân vịt tạo ra xói
Hình 3.9 Khu vực sạt lở thị trấn Phong Điền
mạnh, công phá bờ... Tác động của chúng vào bờ mạnh hay yếu phụ thuộc vận tốc chuyển động của phương tiện và vận tốc dòng chảy.
+ Sóng cuộn xoáy do động cơ tạo ra để giảm tốc khi cập bờ và tăng tốc khi rời bờ, có sức công phá bờ rất mạnh vì phần lớn có hướng thẳng vào bờ....
Nghiên cứu thấy rằng, khu vực khảo sát đều nằm ở nơi có nhiều tàu ghe đi qua. Địa điểm thứ nhất, khu vực sạt lở ấp Thị Tứ ngay chợ nên số lượng tàu ghe qua lại và cập bến để trao đổi hàng hóa rất nhiều. Bên cạnh đó, khu vực chợ còn có chợ nổi nên hoạt động buôn bán bằng ghe tàu càng nhiều hơn. Địa điểm thứ 2, khu vực sạt lở ấp Nhơn Lộc 1 ở ngay chân cầu, nơi ngã ba sông có tàu, ghe tấp nập và khu vực này cũng nằm cạnh chợ nổi, vì vậy, sóng do ghe tàu gây ra có tác động rất lớn. Nơi cuối cùng là ấp Mỹ Ái, ở đây nằm cạnh kho lương thực xuất khẩu, ghe tàu lớn ra vào thường xuyên (Hình 3.11). Rõ ràng, các loại sóng là yếu tố gây sạt lở chủ yếu cho 3 khu vực nêu trên.
Yếu tố tiếp theo là do quá trình hình thành địa chất trên địa bàn huyện có nhiều kênh rạch nên nền đất yếu, cường độ chịu tải tự nhiên chỉ đạt 0,2 đến 0,5 kg/cm2
. Tuy nền đất yếu nhưng nhiều nhà dân được xây dựng mang tính tự phát, tuyến đường thường cũng là bờ sông có nhiều xe trọng tải nặng đi qua, tạo sự quá tải gây bất ổn... Bên cạnh đó, đất được hình thành từ lớp trầm tích phù sa mới (Holocene) và phù sa cổ (Pleistocene). Nhưng trầm tích phù sa cổ không được bảo vệ bởi lớp thảm thực vật sẽ bị khô và tơi xốp tách rời nên những nơi bờ sông, đất sẽ bị trôi đi.
Ngoài ra, mực nước là yếu tố gián tiếp gây sạt lở. Khi mực nước thấp, đất bị bức xạ Mặt trời tác động trở nên khô, xốp. Mưa về, mùa nước lớn diễn ra, đất bị thấm nước trở nên nhão, kết cấu bị phá vỡ và lở bờ xảy ra.
Mặt khác, mực nước cao, yếu tố gây sạt lở chủ yếu là các loại sóng đã phân tích ở trên. Vì khi đó, lưu lượng tàu, ghe nhiều. Và, lúc mực nước thấp, sóng tàu, ghe cũng tác động rất đáng kể do vị trí bị ảnh hưởng nằm ở gần chân bờ.
Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận
3.3. Cuộc sống ngƣời dân ở nơi và vùng sạt lở 3.3.1. Kết quả phỏng vấn dân
Các hộ dân phỏng vấn ở 3 địa điểm nghiên cứu được thể hiện qua Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Số hộ dân phỏng vấn
Nội dung Ấp Thị Tứ Ấp Nhơn Lộc 1 Ấp Mỹ Ái Tổng
Số hộ nơi và vùng sạt lở, hộ 148 10 12 170
Số hộ phỏng vấn, hộ 18 4 7 29
Tỉ lệ, % 12,16 40 58,33 17,05
Do quỹ thời gian có hạn và ấp Thị Tứ sạt lở xảy ra nhiều năm, các hộ đã di dời nên tỉ lệ phỏng vấn 12,16 %. Ở ấp Nhơn Lộc 1, ấp Mỹ Ái, người dân thuê nhà hay ở tạm nhà người thân xa khu vực nghiên cứu, vì vậy, tỉ lệ phỏng vấn không đạt 100 %. Nhưng các hộ được xét theo tiêu chí hộ ở nơi hay vùng sạt lở, được hoặc không được bồi thường… Nghiên cứu tổng hợp một số kết quả phỏng vấn được thể hiện ở Bảng 3.5.
Bảng 3.5 Kết quả phỏng vấn dân
Nội dung Ấp Thị Tứ Ấp Nhơn Lộc 1 Ấp Mỹ Ái
Hộ nơi sạt lở 5/18 2/4 7/7
Hộ bị ảnh hưởng 13/18 2/4 0
Hộ được hỗ trợ thuê nhà 0 1/4 0
Hộ được mua nền nhà tái định cư 18/18 1/4 7/7
Hộ được hỗ trợ di dời 16/18 2/4 7/7
Hộ có kinh tế thay đổi 2/18 2/4 6/7
Kinh tế người dân ở ấp Thị Tứ không thay đổi là do sự cố xảy ra đã nhiều năm và hiện nay, người dân có nơi ở ổn định.
Đối với hộ dân ở ấp Nhơn Lộc1, họ được bán nền nhà ở khu thương mại huyện nhưng họ yêu cầu được mua nền nhà mặt tiền.
Do sạt lở ở ấp Mỹ Ái ảnh hưởng trực tiếp 12 hộ, không có hộ bị ảnh hưởng gián tiếp nên hộ các hộ phỏng vấn ở nơi sạt lở 7/7 hộ. Sạt lở xảy ra năm 2013 nên kinh tế các hộ chưa ổn định và chính quyền giải quyết bán nền tái định cư nhưng người dân không đồng ý mua nền ở xã khác.
Các hộ dân không được hỗ trợ tiền thuê nhà. Vì các hộ phỏng vấn ở ấp Thị Tứ vẫn sống ở nền nhà cũ trước khi di dời. Các hộ ở ấp Nhơn Lộc 1 chỉ có 1 hộ thuê nhà và các hộ ở ấp Mỹ Ái sống tạm nhà người thân.
Bên cạnh đó, nguyên nhân sạt lở ở huyện PĐ vẫn chưa được tìm hiểu sâu và tuyên truyền cho dân nên họ chưa rõ và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau thể hiện qua
Bảng 3.6 Ý kiến của dân về nguyên nhân sạt lở
Nguyên nhân Ấp Thị Tứ Ấp Nhơn Lộc 1 Ấp Mỹ Ái
Xây bờ kè 6/18 0 1/7 Xây dựng nhà 4/18 0 1/7 Nền đất yếu 1/18 0 0 Hàm ếch 0 0 2/7 Thiên tai 3/18 0 0 Xây cầu 0 3/4 0
Người dân đưa ra những nguyên nhân trên dựa vào giải thích của chính quyền địa phương, từ kinh nghiệm sống và hiểu biết về sạt lở. Thông qua Bảng 3.7 xem xét nhận định và tìm hiểu lý do một số hộ không có ý kiến về nguyên nhân sạt lở.
Bảng 3.7 Trình độ học vấn người dân Trình độ Ấp Thị Tứ Ấp Nhơn Lộc 1 Ấp Mỹ Ái Mù chữ 0 0 0 Tiểu học 7/18 2/4 4/7 Trung học cơ sở 7/18 2/4 2/7 Trung học phổ thông 4/18 0 1/7
Đại học và trên Đại học 0 0 0
Qua bảng trên, người dân nơi đây có trình độ học vấn từ cấp tiểu học đến Trung học phổ thông.
Từ Bảng 3.6 và Bảng 3.7 thấy rằng,ý kiến của người dân dùng để tham khảo và nghiên cứu sâu hơn, vì đề tài không đủ thời gian, kinh phí tìm hiểu và chứng minh các nhận định trên.
Bên cạnh đó, nguyện vọng của người dân được trình bày thông qua Bảng 3.8.
Bảng 3.8 Nguyện vọng của dân nơi và vùng sạt lở
Nguyện vọng Ấp Thị Tứ Ấp Nhơn Lộc 1 Ấp Mỹ Ái
Bán nền tái định cư 0 2/4 7/7
Bồi thường phần đất còn lại 0 2/4 X
Hỗ trợ mua nền nhà 2/18 2/4 5/7
Tạo thuận lợi cho việc buôn bán 2/18 0 0
Cấp tiền khen thưởng hộ di dời trước 1/18 0 0
Chính quyền địa phương hãy xem xét và thực hiện những nguyện vọng thích đáng, giúp tăng lòng tin của dân và tiên phong cho các cuộc vận động di dời sau này.
100% người dân được phỏng vấn nhận định chính quyền có mặt khi dân cần, giúp dân di dời và trục vớt tài sản.
Chƣơng 3 – Kết quả và Thảo luận
Số hộ làm kinh doanh của vùng nghiên cứu là: ấp Thị Tứ 15/18 hộ, ấp Nhơn Lộc 1 3/4 hộ và ấp Mỹ Ái là 3/7. Do đa phần các hộ kinh doanh nên đất mặt tiền rất cần thiết, vì vậy, chính quyền cần sớm giải quyết bán nền nhà mặt tiền cho dân để thuận lợi hơn trong hoạt động buôn bán.
3.3.2. Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền
Trước khi sạt lở, qua phỏng vấn người dân ở đây đều hoạt động kinh doanh. Do chợ ở cặp bờ sông và là chợ lớn nhất của huyện nên việc buôn bán nơi đây diễn ra tấp nập cả đường bộ lẫn đường thủy. Bên cạnh đó, khu vực chợ còn có chợ nổi buôn bán tấp nập, thu hút nhiều khách du lịch. Vì vậy, cuộc sống các hộ dân khá ổn định.
Khi sạt lở xảy ra cuộc sống người dân gặp khó khăn do không có nơi ở, tinh thần hoảng loạn và phải tạm ngưng kinh doanh, nhất là sạt lở ngay dịp tết càng làm tăng thất thoát kinh tế. Bên cạnh đó, hàng hóa dự trữ bán tết cũng bị trôi đi và hư hao rất nhiều. Mặc dù vậy, người dân ở vùng sạt lở vẫn phải ở lại vì sinh kế, dù cho mối nguy cơ sạt lở vẫn còn. Về phía chính quyền thì mong muốn cuộc sống của dân sẽ đi vào quỹ đạo, có nơi ở yên ổn và việc kinh doanh thuận lợi hơn. Do “an cư, lạc nghiệp” nên ưu tiên dân vùng sạt lở vào trung tâm thương mại đã được triển khai, quy hoạch chợ và tuyến đường thông thoáng
Hiện tại, dân đã di dời vào trung tâm thương mại. Mặc dù, đã có nơi ở mới nhưng mối lo vẫn còn do việc di dời làm các tiểu thương mất lượng khách khá lớn. Mặt khác, trung tâm thương mại xa bờ sông, gây bất tiện khi buôn bán cho khách đi ghe, tàu. Thêm vào đó, lộ mới là lộ 2 chiều nên bất lợi cho các hộ buôn bán ở giữa hai đầu đường. Nhưng người dân ở đây chủ yếu là kinh doanh nên cuộc sống cũng khá ổn và không thay đổi nhiều.
Từ đó thấy rằng, huyện cần chăm lo cuộc sống của dân nhiều hơn và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho người dân.
3.3.3. Ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền
Trước khi xảy ra sự cố, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào kinh doanh như bán trái cây, nước ngọt… Vì vậy, địa hình gần sông rất thuận tiện cho hoạt động kinh doanh. Dù cầu Trà Niền khi xây dựng đã ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của người dân nhưng không đáng kể.
Sau khi cầu hoàn thiện, ngày 12 tháng 02 năm 2010, 1 căn nhà đột ngột bị sụp lún, tinh thần người dân hoang mang, lo sợ. Sau đó, chính quyền có mặt trấn an và hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, còn vận động dân tự di dời nhưng vì mưu sinh, các hộ dân vẫn ở lại. Đến ngày 06 tháng 03 năm 2010, 3 căn nhà còn lại bị rơi xuống sông gây thiệt hại về người và tài sản. Vụ sạt lở này để gây thiệt hại 2 người cùng 1 gia đình và nhiều tài sản của dân như: nữ trang, tiền và vật dụng trong nhà. Vì vậy, sau khi sạt lở xảy ra, cuộc sống người dân có nhiều thay đổi. Có nhiều hộ phải đổi nghề mưu sinh như hộ bà Lê Thị Hoài trước kia là chủ vựa trái cây nhưng giờ phải làm thuê, giữ xe cho học sinh. Và hiện tại, một số hộ dân phải sống nhờ nhà người thân hay nhà thuê.
Tuy chính quyền đã bán nền nhà tại khu thương mại của huyện cho các hộ bị giải tỏa để mở rộng cầu Trà Niền, nhưng người dân vẫn không đồng ý, do nền nhà của họ trước đây là mặt tiền, bây giờ lại cấp nền nhà ở dãy C, dãy phía sau khu chợ. Còn 3 hộ bị sạt lở thì phẫn nộ do không được bồi thường và cấp nền nhà (1 hộ sạt lở ngày 12 đã di dời nơi khác).
3.3.4. Ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh
Trước khi sạt lở, người dân ở đây đều dựa vào phần đất mặt tiền để tìm kế sinh nhai, cuộc sống khá ổn định. Riêng các hộ được đền bù giải tỏa tỉnh lộ 923, đã nhận số tiền bồi thường và sẵn sàng di dời khi có nền nhà mới.
Nhưng từ khi sạt lở xảy ra, cuộc sống người dân có nhiều thay đổi. Kinh tế sa sút do mọi người chủ yếu sống nhờ trên đất hoặc nhà của người quen nên không có điều kiện để mưu sinh. Riêng 3 hộ bà Thái Thị Hạnh, Lê thị Hồng trúc và Lê Minh Nhật lại đặc biệt khó khăn, 3 hộ là người thân trong gia đình, mà họ chỉ có căn nhà là tài sản tích góp duy nhất. Vì vậy, mất nhà, mất đất, họ không có nơi ở nên UBND xã đã di dời tài sản và cho họ ở tạm nhà thông tin và hiện tại, họ sống ở Khối đoàn thể của xã. Càng thêm khó khăn, khi mỗi gia đình chỉ còn lại 1 lao động chính. Không khá hơn, những hộ còn lại cũng sống tha phương, ở nhờ người thân mong chờ chính quyền bán nền nhà mới ngay mảnh đất quê hương để yên ổn nơi ở.
Qua điều đó thấy rằng, chính quyền cần sớm giải quyết bán nền nhà cho dân, để người dân ổn định nơi ở và cuộc sống.
3.4. Ứng phó và hƣớng giải quyết của nhân dân, chính quyền địa phƣơng 3.4.1. Ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền
Vào ngày 14/02/2007 (tức ngày 27/12/2006 âm lịch), đột ngột sụp lún 16 ki-ốt