Các hình thức sáp nhập,hợp nhất và mua lại công ty cổ phần

Một phần của tài liệu đề tài: hoàn thiện pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại công ty cổ phần (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1. Các hình thức sáp nhập,hợp nhất và mua lại công ty cổ phần

Xét trong mối quan hệ với hoạt động mua bán công ty cổ phần thì hoạt động sáp

nhập, hợp nhất và mua lại công ty cổ phần là giai đoạn cuối cùng của mối quan hệ

này. Có thể suy luận ngược lại, mua bán công ty cổ phần là giai đoạn khởi đầu, là tiền đề để tiến hành các thủ tục tiếp theo liên quan đến hoạt động hợp nhất, sáp

nhập và mua lại công ty cổ phần. Xét thấy giữa hai hoạt động này có mối liên hệ

mật thiết với nhau theo chiều dọc trong chuỗi hoạt động “bành trướng” của mình

nên người viết đã tóm tắt và phân chia các phương thức của hoạt động hợp nhất,

sáp nhập và mua lại công ty cổ phần như đã trình bày ở phần 1.5 “các phương thức

thực hiện sáp nhập hợp nhất và mua lại công ty cổ phần” theo các phương thức

mua bán công ty cổ phần. Từ đó, có thể rút gọn các phương thức thực hiện trong

hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại trở thành hai hình thức riêng của hoạt động sáp nhập,hợp nhất và mua lại công ty cổ phần. Như vậy, có thể chia hoạt động

sáp nhập, hợp nhất và mua lại công ty cổ phần thành hai hình thức điển hình sau:

Phương thức hợp nhất, sáp nhập và mua lại trực tiếp: Phương thức sáp nhập, hợp

nhất và mua lại công ty cổ phần trực tiếp là hình thức đàm phán, ký kết hợp đồng

trực tiếp giữa hai công ty, giữa người bán công ty và người mua công ty. Thương lượng tự nguyện, chào thầu, mua lại tài sản là những hình thức thuộc phương thức

mua bán trực tiếp giữa công ty đi mua và công ty mục tiêu. Về hình thức mua lại tài sản có thể dựa vào phần giá trị tài sản của công ty được mua lại mà chia thành mua bán toàn bộ công ty và mua bán một phần công ty.

Phương thức mua bán cổ phần chi phối của công ty: sáp nhập, hợp nhất và mua lại

công ty cổ phần bằng hình thức mua lại cổ phần chi phối của công ty là cách mua lại gián tiếp quyền chủ sở hữu công ty của các cổ đông thông qua nắm giữ tỷ lệ

phần trăm cổ phần ở mức quá bán (thông thường là lớn hơn 50%). Nhắc đến Phương thức mua bán cổ phần chi phối của công ty có thể nhắc đến hai phương

thức lôi kéo cổ đông bất mãn, thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu đề tài: hoàn thiện pháp luật về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại công ty cổ phần (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)