nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay
- Cần phải thống nhất cách xác định điều kiện nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, tránh tình trạng áp dụng quy định này gặp nhiều khó khăn và không có cách hiểu thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương với nhau.
+ Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi quy định người nhận con nuôi phải “có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”, nhưng trên thực tế không có căn cứ nào để xác định chuẩn chung trong toàn quốc thế nào là “có điều kiện về kinh tế”. Vì vậy, mỗi địa phương áp dụng quy định này một cách khác nhau, có địa phương yêu cầu đương sự chứng minh có việc làm, có địa phương yêu cầu đương sự chứng minh thu nhập. Hơn nữa, việc xác minh điều kiện nuôi con nuôi rất khó khăn vì đương sự không trình bày đúng với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của mình.
+ Khoản 3 Điều 14 Luật nuôi con nuôi quy định cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định về khoảng cách độ tuổi và điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở. Tuy nhiên, Luật không quy định rõ vợ hoặc chồng của cô, cậu, dì, chú, bác ruột có được áp dụng quy định này không. Do vậy, việc áp dụng quy định này gặp nhiều khó khăn và không có cách hiểu thống nhất giữa các địa phương.
+ Điểm b Khoản 2 Điều 15 Luật nuôi con nuôi quy định trường hợp trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không còn khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia đình thay thế cho trẻ em. Thực tế, không có cơ sở thống nhất để xác định thế nào là không còn khả năng nuôi dưỡng.
- Cần có quy định về hủy, thu hồi Giấy chứng nhận nuôi con nuôi khi việc nuôi con nuôi vi phạm quy định pháp luật.
Luật nuôi con nuôi chỉ quy định các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi nhưng không quy định giải quyết trường hợp đăng ký nuôi con nuôi vi phạm quy định của pháp luật (như người nhận con nuôi, trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký nuôi con nuôi, lạm dụng quy định pháp luật về nuôi con nuôi để hưởng chế độ, chính sách của nhà nước, giả mạo giấy tờ… hoặc cha, mẹ nuôi già yếu không thể tiếp tục
nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi ly hôn…). Do không có quy định cụ thể nên việc xử lý các trường hợp này không thống nhất, có địa phương áp dụng quy định chung về việc thu hồi và hủy quyết định hành chính, có địa phương yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng Tòa án không thụ lý vì không có căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi theo quy định tại Điều 25 Luật nuôi con nuôi.
- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài cần quan tâm lập Danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trước khi tiến hành giới thiệu trẻ em làm con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Luật nuôi con nuôi năm 2010 cần đưa ra quy định giải quyết trường hợp nuôi con nuôi thực tế có yếu tố nước ngoài.
Điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định việc nuôi con nuôi thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tiến hành đăng ký trong thời hạn 05 năm (đến ngày 31/12/2015). Trên thực tế phát sinh nhiều trường hợp người nước ngoài sinh sống lâu năm ở Việt Nam hoặc công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi mà không đăng ký nuôi con nuôi hoặc công dân Việt Nam nhận con nuôi ở trong nước sau đó ra nước ngoài định cư… các trường hợp nuôi con nuôi thực tế có yếu tố nước ngoài nhưng chưa được Luật nuôi con nuôi điều chỉnh nên đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của trẻ em.
- Luật nuôi con nuôi năm 2010 cần quy định thêm về việc hủy quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài.
Tương tự như việc nuôi con nuôi trong nước, hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc thu hồi quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài khi có các lý do chính đáng (ngoài trường hợp cha mẹ nuôi không đến nhận con nuôi khi quá thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật nuôi con nuôi là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp hoặc không quá 90 ngày nếu có lý do chính đáng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài). Thực tế đã phát sinh trường hợp cha mẹ nuôi phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo ngay sau khi nhận bàn giao con nuôi, không thể tiếp tục nuôi dưỡng con nuôi hoặc trẻ em mắc bệnh quá nặng không bảo đảm an toan trên đường đưa trẻ ra nước ngoài… khi xảy ra các trường hợp này các địa phương lúng túng không biết giải quyết thế nào.
- Việc chúng ta đã gia nhập Công ước Lahay tạo điều kiện để Việt nam không ngừng học hỏi và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để xây dựng nên một hệ thống pháp luật đầy đủ và khoa học nhất.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách minh bạch: Cần phải hoàn thiện hơn về thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi, nhất là sự minh bạch về các vấn đề tài chính có liên
quan đến nuôi con nuôi quốc tế để có thể kiểm soát được từ trung ương xuống địa phương, chống sự lạm dụng vì mục đích vụ lợi.
Một trong những giải pháp để thực hiện minh bạch về tài chính trong lĩnh vực con nuôi là cần hoàn thiện các quy định về phí, lệ phí giải quyết việc nuôi con nuôi trên cơ sở phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của Công ước Lahay về nuôi con nuôi mà Việt Nam chuẩn bị tham gia. Một điều cần lưu ý nữa là, cần tách bạch hai hoạt động hỗ trợ nhân đạo và giải quyết việc nuôi con nuôi thành hai hoạt động biệt lập, không phải là điều kiện của nhau trong công tác quản lý. Có như vậy mới có thể kiểm tra, giám sát tốt việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, cũng như theo dõi, kiểm tra việc sử dụng đúng pháp luật các khoản thu từ phí, lệ phí giải quyết việc nuôi con nuôi trong phạm vi cả nước.
+ Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước: Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương để bảo đảm việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong và ngoài nước một cách chặt chẽ, đúng pháp luật luôn là yêu cầu của bất cứ một sự cải cách nào. Đó là sự phối hợp giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương từ công tác hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi, đến việc xử lý từng vụ việc cụ thể. Đồng thời, cũng cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan đối với từng khâu trong toàn bộ quy trình giải quyết, qua đó cũng xác định được rõ hơn sự phối hợp giữa các ngành là để giải quyết vấn đề liên quan đến việc nuôi con nuôi.
Cần tăng cường các mặt kiểm tra, thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi, nhất là lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Các quy định chế tài xử lý cần phải cụ thể, rỏ ràng, quy định cụ thể từng hành vi, vi phạm và có chế tài thích hợp áp dụng, công tác thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên, định kỳ và có trọng tâm, trọng điểm, tránh hình thức, đối phó. Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc tuân thủ các quy định pháp luật khi lập hồ sơ cho trẻ em (từ khi được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng đến khi được giới thiệu làm con nuôi); hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận của các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
+ Trình tự, thủ tục trong việc cho và nhận nuôi con nuôi theo hướng đơn giản và tránh thủ tục rờm rà: Trình tự, thủ tục cho và nhận nuôi con nuôi theo hướng đơn giản, tránh thủ tục rờm rà sẽ phần nào giải quyết được vướng mắt trong việc giới thiệu trẻ đến việc cho trẻ làm con nuôi. Những thủ tục rờm rà đã không ít gây đau đầu cho những người đến các cơ quan chức năng xin làm con nuôi và cũng không ít trường hợp phải hủy việc xin nhận nuôi con nuôi vì mất quá nhiều thời gian. Chính vì thế việc đơn giản hóa thủ tục nuôi con nuôi sẽ phần nào rút ngắn được thời gian và công sức.
+ Hạn chế tối đa tình hình lợi dụng việc nuôi con nuôi để hưởng chính sách đãi ngộ: Qua đánh giá vềthực trạng pháp luật trong việc giải quyết cho và nhận nuôi con nuôi đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng đã gây hoang mang trong thời gian qua. Việc lợi dụng những gia đình chính sách, người có công với cách mạng để hưỡng chính
sách đãi ngộ của nhà nước đã gây ảnh hưởng lớn đến mục tiêu của Đảng và nhà nước đã đề ra. Song trong quá trình áp dụng pháp luật, đã có những biểu hiện lạm dụng chính sách đó bằng cách cho trẻ em làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người già yếu, cô đơn hoặc làm con nuôi của người thuộc dân tộc ít người để hưởng chế độ và chính sách như: để được cộng điểm thi vào các trường đại học, hưởng chế độ ưu đãi về bảo hiểm xã hội… Đây là một hiện tượng đã phát sinh tại một số địa phương, nhiều cơ quan, ban ngành đã phản ánh, vì thế cần nghiêm cấm triệt để. Người có hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước sẽ bị phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 50 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em: Hiện tượng nhận trẻ em làm con nuôi sau đó bắt buộc trẻ em lao động đã xảy ra trên thực tế. Người có hành vi lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi; lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động thì bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng (Điểm b, d Khoản 4 Điều 50 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP). Người có hành lợi dụng việc nuôi con nuôi để xâm hại tình dục trẻ em thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), tội dâm ô với trẻ em (Điều 116) Bộ luật hình sự năm 1999 sử đổi, bổ sung năm 2009. Người có hành lợi dụng việc nuôi con nuôi để bắt cóc, mua bán trẻ em thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120) Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).
+ Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ trong hoạt động nuôi con nuôi: Năng lực , chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ trong hoạt động nuôi con nuôi còn nhiều hạn chế. Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký hộ tịch. Cán bộ Tư pháp – hộ tịch cấp xã thường xuyên thay đổi, không ổn định, cán bộ mới tuyển dụng thì kinh nghiệm, chuyên môn còn hạn chế.
KẾT LUẬN
Nuôi con nuôi là một trong những vấn đề không kém phần quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện đảm bảo cho trẻ em có quyền sống và phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, đây là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới trong mọi thời đại. Ngày nay bên cạnh xã hội phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội… thì trong xã hội vẫn còn đó những mãnh đời bất hạnh là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cơ nhở, sống lang thang, mắc bệnh hiểm nghèo, bị bỏ rơi… đang rất cần sự giúp đỡ, chung tay của cộng đồng xã hội để che chở, đùm bọc, tạo điều kiện cho các em vươn lên trong cuộc sống. Chính vì thế nuôi con nuôi là một trong những vấn đề giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tìm được mái ấm gia đình thay thế, bên cạnh cha mẹ nuôi các em được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách toàn diện.
Vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một trong những hoạt động mang tính chất nhân đạo quốc tế, thể hiện sự chung tay của các quốc gia trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, thông qua việc ký kết các hiệp định liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của trẻ em, trong đó đặc biệt là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Là một trong những quốc gia đang phát triển và có tỉ lệ dân số đông, Việt Nam nhận được sự quan tâm của thế giới trong vấn đề phát triển nguồn lực con người trong đó đặc biệt là trẻ em, hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự quan tâm và phát triển toàn diện cho trẻ em Việt Nam. Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được pháp luật Việt Nam chú trọng và ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện cho trẻ em, được nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển bền vững. Bên cạnh đó nhằm ngăn chặn những phần tử tội phạm lợi dụng vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài để trục lợi trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày nay.
Để quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được phát triển toàn diện, bền vững thì bên cạnh pháp luật quốc gia, các hiệp định tương trợ mà các quốc gia đã kí kết, chúng ta cần phải hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách, mở rộng hơn nữa sự hợp tác quốc tế bảo vệ quyền lợi của trẻ em đặc biệt trong đó là vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, rất cần thiết sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội trên toàn thế giới không phân biệt dân tộc, màu da… nhằm hướng đến mục tiêu chung vì sự nghiệp phát triển toàn diện của trẻ em trong cộng đồng thế giới. Qua bài Luận văn, người viết không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót vì kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô cùng các bạn./.
PHỤ LỤC TT Tên tổ chức Số Giấy phép, ngày cấp Ngày hết hạn Địa chỉ Văn phòng Trưởng đại diện VP 1 Agence Francaise de I’Adoption (AFA) – Pháp 23/QĐ- BTP ngày 19/4/2012 19/4/2014 6/26 Trần Quý Cáp, Văn Miếu, Đống Đa, TP. Hà Nội Ông Emmanuel Pollein, quốc tịch Pháp 2 COFA – Pháp 25/QĐ- BTP ngày 19/4/2012 19/4/2014 P 704 chung cư 294A Thụy Khuê, Tây Hồ, TP. Hà Nội Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết 3 Enfance Avenir (AFV) – Pháp 20/QĐ- BTP ngày 28/3/2012 28/3/2017 C13/12 cư xá Phú Lâm, phường 13, quận 6, TP. Hồ Chí Minh Ông Nguyễn Phúc Khánh 4 Destinées-Pháp 10/QĐ- BTP ngày 20/02/2012 20/02/2017 24B đại lộ Hồ Chí Minh, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương Ông Trần Ngọc Bích 5 La Providence –