Giám sát luồng lưu lượng và phát hiện tắc nghẽn trong LSP

Một phần của tài liệu Khảo sát kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong IP (Trang 42 - 46)

4. Điều khiển lưu lượng dựa trên MPLS

4.5.2 Giám sát luồng lưu lượng và phát hiện tắc nghẽn trong LSP

Phương pháp giám sát cơ bản đã được sắp xếp đường LSP vào các bộ đệm theo yêu cầu QoS cụ thể của chúng và tình trạng tải. FATE cho phép từng đường LSP riêng biệt được tái sắp xếp động theo các mức QoS của các bộ đệm nhằm cung cấp mức dịch vụ cao hơn trong đường đã được qui định để phản hồi lại các tình huống tắc nghẽn tức thời. Phương pháp này được chỉ ra trong hình 28.

Nếu LSR 5 không có khả năng tiếp cận các yêu cầu QoS, nó sẽ phản hồi lại một bản tin thông báo tới LER lối vào, tại đây LER này sẽ tiếp nhận một bản tin và sẽ hoặc quyết định yêu cầu mức dịch vụ cao hơn hoặc lựa chọn phương pháp định tuyến luân phiên. Cấu hình bộ đệm trong trường hợp này được minh hoạ như hình 29.a. Mỗi một LSR sẽ có một bộ đệm để cung cấp xác suất lỗi nhỏ nhất để qui định mức dịch vụ. Nếu LSR 3 nhận yêu cầu gán nhãn (Label Request) với yêu cầu xác suất lỗi nhưng nó không thể phục vụ tạm thời tại lớp dịch vụ ưa thích nhưng có thể thoả mãn tại lớp dịch vụ cao

hơn, thì nó bắt buộc phải loại bỏ yêu cầu này. Trạng thái này được chỉ ra trong hình 29.b

Hình 28. Sự thiết lập lưu lượng

Như vậy phương pháp sẽ rất đơn giản trong việc tiếp cận giám sát chất lượng QoS đối với tắc nghẽn nội bộ tại LSR 3 trong quá trình tái xắp xếp đường LSP dọc theo toàn bộ tuyến. Tuy nhiên, trong trường hợp này khi xuật hiện nhiều tắc nghẽn nội bộ tại LSR thì phương pháp nêu trên không có tính linh hoạt, trạng thái đó được miêu tả trong hình 29.c. Khi đó lưồng lưu lượng sẽ được sắp xếp vào một lớp dịch vụ tạm thời cao hơn có nghĩa là chỉ xuất hiện tắc nghẽn tức thời. Kết quả này giúp giám sát chất lượng QoS một cách chi tiết hơn.

Hình 30 mô tả lưu lượng giữa nguồn phát và nguồn đích giữa hai bộ đệm tại mỗi LSR, một bộ đệm phục vụ cho truyền tải lưu lượng ưu tiên mức cao (các ứng dụng với khắt khe về lỗi) bộ còn lại dùng cho mức ưu tiên thấp (lưu lượng best effort).

Tại thời điểm khi lưu lượng tăng lên trong LSR 1, khi đó sẽ bắt đầu xuất hiện mất gói từ dịch vụ best – effort. Theo định kì, mỗi LSR sẽ tính toán mất gói trong từng đường LSP riêng biệt đi qua mỗi đầu vào bộ đệm. Nếu giá trị này vượt quá ngưỡng đã qui định trước, có nghĩa là vượt quá xác xuất lỗi được gán trước tại từng bộ đệm, khi đó nó sẽ được gán giá trị ngưỡng tại đó có thể gây nên tắc nghẽn trong bộ đệm thuộc LSR đó và sau đó sử dụng cấu hình bộ đệm.

Lưu lượng nội bộ thêm vào là nguyên nhân của xác xuất tổn thất đi tới giá trị ngưỡng cho bộ đệm

b)

c)

Hình 29 Cấu hình các bộ đệm dọc theo LSP

Hình 30 Lưu lượng truyền tải giữa nguồn phát và nguồn đích

đang hoạt động giữa bộ đệm hoặc đường luân phiên để phản hồi các hiện tượng tắc nghẽn trong thời điểm nhanh nhất. Phương pháp này trong MPLS cho phép điều khiển tắc nghẽn trong LSR và giúp giám sát chất lượng QoS một cách cao hơn.

KẾT LUẬN

Trong tiểu luận này nhóm em đã trình bày khái quát về kĩ thuật lưu lượng và đặc điểm. Trình bày các phương pháp điều khiển lưu lượng trong mạng IP bao gồm điều khiển lưu lượng dựa trên IP, điều khiển lưu lượng dựa trên ATM và điều khiển lưu lượng dựa trên MPLS. Trong đó nhấn mạnh phương pháp điều khiển lưu lượng dựa trên MPLS và ưu điểm vượt trội của nó so với các phương pháp khác. Điều khiển lưu lượng dựa trên MPLS được thực hiện thông qua các giao thức phân bổ nhãn và hoạt động định tuyến riêng. Đây là cơ sở để khẳng định MPLS TE là một kĩ thuật lưu lượng hiện đang được sử dụng phổ biến.

Công việc nghiên cứu về kĩ thuật lưu lượng vẫn đang được các tổ chức tiếp tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện. Việc hoàn thiện tối ưu một phương pháp điều khiển lưu lượng nào đó có vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp mạng cũng như người sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. IETF, “RFC 3031 - Multiprotocol Label Switching Architecture”. 2. IETF, “RFC 3036 - LDP Specification”.

3. Vasu Jolly, An Overview of MPLS and constraint based routing. 4. Johan Martin Olof Petersson, MPLS Based Recovery Mechanisms.

5. Eric Osborne, Ajay Simha, Traffic Engineering with MPLS, Cisco press, 2002.

6. Jeff Doyle, CCIE Professional Development: Routing TCP/IP, Volume I, cisco press, 1998.

7. Uyless Black, “MPLS & Label Switching Networks”, Prentice Hall PTR, 2nd

Edition, 2002.

8. TS. Phùng Văn Vận, KS. Đỗ Mạnh Quyết, “Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS”, Nhà xuất bản Bưu Điện, 2003.

Một phần của tài liệu Khảo sát kỹ thuật điều khiển lưu lượng trong IP (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w