Mô hình nơron

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mạng noron nhân tạo để tối ưu hóa chế độ cắt, ứng dụng để tiện thép 9XC sử dụng mảnh dao PCBN (Trang 31)

1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG NƠRON

1.2.2 Mô hình nơron

a/ Nơron đơn giản: một nơron với một đầu vào vô hƣớng và không có độ dốc đƣợc chỉ ra trên hình 2.5a,b.

2.5a,b Mô hình nơ ron đơn giản

Tín hiệu vào vô hƣớng p thông qua trọng liên kết vô hƣớng w trở thành wp cũng là đại lƣợng vô hƣớng. Ở đây wp là đối số duy nhất của hàm truyền f, tín hiệu đầu ra là đại lƣợng vô hƣớng a. Hình 2.5b là nơron có độ dốc b. Ta có thể hiểu b nhƣ là phép cộng đơn giản vào tích wp hoặc nhƣ là một sự thăng giáng của hàm f ở hình a

32

đi một lƣợng b. Độ dốc đƣợc xem nhƣ một trọng lƣợng, chỉ có điều đầu vào là một hằng số bằng 1. Tín hiệu vào hàm truyền mạng là n là tổng của trọng đầu vào wp và độ dốc b, đáp ứng ra a đƣợc coi là đối số của hàm chuyển f. Hàm chuyển f có thể là hàm bƣớc nhảy, hàm sigmoid ... Hình 2.6 dƣới đây giới thiệu một số dạng hàm chuyển của nơron.

2.6 Một số hàm truyền của mạng nơ ron

Chú ý rằng w và b đều là các tham số điều chỉnh vô hƣớng của nơron.Ý tƣởng cơ bản của mạng nơron điều chỉnh các tham số này nhƣ thế nào đó để mạng đạt đƣợc một đích mong muốn hay một hành vi nào đó. Nhƣ vậy ta có thể huấn luyện mạng làm một công việc nào đó bằng cách điều chỉnh các trọng liên kết và độ dốc, hoặc mạng có thể tự điều chỉnh các tham số này để đạt đƣợc các kết quả mong muốn.

Chú ý:Tất cả các nơron đều cho sẵn một độ dốc (b), tuy nhiên chúng ta có thể bỏ đi khi cần thiết. Độ dốc b là một tham số điều chỉnh vô hƣớng của nơron, nó không phải là một đầu vào, song hằng số 1 phải đƣợc xem nhƣ đầu vào và nó cần đƣợc coi nhƣ vậy khi xem xét độ phụ thuộc tuyến

tính của các véc tơ đầu vào.

b/ Nơron với nhiều đầu vào (véc tơ vào)

Nơron với véc tơ vào gồm R phần tử đƣợc chỉ ra trên hình 2.7. Trong đó các đầu vào là p1, p2, ... pR đƣợc nhân với các trọng liên kết w1,1, w1,2, ...w 1,R

33

Các trọng liên kết đƣợc biểu diễn bằng ma trận hàng, véc tơ p là ma trận cột, khi đó ta có: n = w1,1p1 + w1,2p2 + w1,3p3 +... + w1,R pR + b n = W*P + b Trong đó W là ma trận trọng liên kết có kích thƣớc 1x R, P là véc tơ vào gồm R phần tử.

Cách biểu diễn trên sẽ rất khó khăn khi mô tả mạng gồm nhiều nơron và có nhiều lớp. Để đơn giản ta sử dụng ký hiệu nhƣ hình 2.8.

Trong đó véc tơ đầu vào đƣợc biểu diễn bởi thanh đậm bên trái. Kích thƣớc của p đƣợc chỉ ra bên

dƣới ký hiệu p là Rx1.(ta sử dụng chữ viết hoa R để chỉ kích thƣớc của một véc tơ). Nhƣ vậy p là một véc tơ gồm R phần tử vào, các đầu vào này nhân với ma trận W (1xR). Giống nhƣ phần trên, ở đây hằng số 1 đƣa vào nơron nhƣ một đầu vào và đƣợc nhân với độ dốc b. Hàm chuyển của mạng là f. Đầu vào hàm chuyển là n bằng tổng của độ dốc b và tích Wp. Tổng này đƣợc đi qua hàm chuyển f để có đầu ra của nơron là a. Trong trƣờng hợp này a là một đại lƣợng vô hƣớng.Chú ý rằng nếu có từ 2 nơron trở lên thì đầu ra sẽ là một véc tơ.

Một lớp mạng đã đƣợc định nghĩa nhƣ hình 2.8, đó là sự kết hợp giữa các trọng liên kết, phép nhân, phép cộng, độ dốc b và hàm chuyển f. Trong đó kích thƣớc của ma trận đƣợc chỉ rõ ở bên dƣới tên biến ma trận của chúng. Khi một hàm chuyển cụ thể đƣợc sử dụng thì trên hình

vẽ biểu tƣợng của hàm chuyển đó sẽ thay thế f ở trên. Hình 2.9 là một vài ví dụ về các hàm chuyển thông dụng

2.8 Ký hiệu nơ ron với R đầu vào

34

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp mạng noron nhân tạo để tối ưu hóa chế độ cắt, ứng dụng để tiện thép 9XC sử dụng mảnh dao PCBN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)