Hiệuquả sử dụng vốn lưu độngcủa công ty.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lao động tại Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định" ppt (Trang 29 - 32)

II. Nguồn kinh phí

3.Hiệuquả sử dụng vốn lưu độngcủa công ty.

Để đánh giá chi tiết hơn về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ta sẽ đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu sau :

Bảng 5 : Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004

Mức %

1. Doanh thu thuần 350.638.876.763 500.035.742.642 149.396.865.879 42,61 2. Lợi nhuận trước 2. Lợi nhuận trước thuế 696.071.382 1.178.680.386 482.609.004 69,33 3. VLĐ bình quân 94.429.791.885 95.688.940.235 1.259.148.350 1,33 4. Sức sản xuất VLĐ (1/3 vòng) 3,713 5,226 1,512 40,73 5. Sức sinh lợi VLĐ (2/3 vòng) 0,0074 0,0123 0,0049 66,22 6. Vòng quay VLĐ (1/3 vòng) 3.713 5,226 1,512 40,73 7.Kỳ luân chuyển VLĐ (360/6) 96,95 68,89 -28,06 - 28,94 8. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1vòng) 0,269 0,191 -0,078 - 28,99 + Nhìn lại bảng 5 ta thấy, VLĐ bình quân tăng 1,33% so với 2003 tức là vòng quay VLĐ cũng tăng. Năm2003, VLĐ của công ty luân chuyển được 3,713 vòng nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 5,226. Điều này dẫn đến nhu cầu vốn trong sản xuất giảm và do đó nhu cầu vốn vay ngắn hạn giảm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là thời gian của một vòng luân chuyển là 96 ngày. Năm 2004 do vòng quay tăng nên thời gian của một vòng luân chuyển giảm xuống tương ứng là 69 ngày.

+ Chỉ tiêu (5) cho thấy sức sinh lời của VLĐ cũng tăng lên, năm 2004 với 1 đ vốn lưu động bình quân tạo 0,0123đ, trong khi đó ở năm 2003 cũng 1đ VLĐ

chỉ tạo ra được 0,0074đ. Điều này chứng tỏ thêm 1 lần nữa là năm 2004 Công ty

đã sử dụng VLĐ có hiệu quả hơn 2003.

+Chỉ tiêu (6) cho thấy : Năm 2003, VLĐ của công ty luân chuyển được 3,713vòng nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 5,226 vòng. Chứng tỏ vòng quay của VLĐ đã tăng nhanh hơn so với 2003 dẫn đến nhu cầu vốn trong sản xuất giảm và do đó nhu cầu vốn vay ngắn hạn giảm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Cụ thể là : Năm 2003 thời gian của 1 vòng luân chuyển là 96 ngày. Năm 2004 do vòng quay tăng nên thời gian của 1 vòng luân chuyển gỉm xuống tương

ứng là 69 ngày.

Như vậy mặc dù thời gian của vột vòng quay VLĐ giảm đi 27 ngày và số

vòng quay lại tăng lên 1,5212 vòng, nhưng thực tế cho thấy công ty có khả năng giảm xuống thấp hơn nữa thời gian của một vòng quay VLĐ. Bằng cách tăng cường hơn nữa các biện pháp thu hồi công nợ phải thu, bởivì khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (67,52%) trong tổng VLĐ. Có như vậy mới giảm bớt được lượng vốn bị chiếm dụng và việc sử dụng vốn có hiệu quả

hơn.

+ Nghịch đảo chỉ tiêu vòng quay VLĐ là hệ số đảm nhiệm của VLĐ. Hệ

số này cho ta biết về mức độ lãng phí VLĐ của năm 2004 so với 2003 là giảm xuống. Do tốc độ luân chuyển vốn tăng nhanh hơn trong năm2004 nên để có 1đ

doanh thu thuần chỉ cần đến 0,191đ VLĐ, trong khi đó năm 2003 phải cần đến 0,269đ VLĐ.

* Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ thông qua chỉ tiêu thanh toán.

Để đánh giá khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm 2003 - 2004 ta xem xét chỉ tiêu Tổng TSLĐ * Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn 92.907.215.215 - Năm 2003 = 84.961.785.087 = 1,093 23.643.770.523 - Năm 2004 = 72.752.747.432 = 0,325

Cả 2 năm 2003 - 2004 hệ số thanh toán nhanh của Công ty đều nhỏ hơn rất nhiều so với 1, như vậy công ty gặp nhiều khó khăn trong thanh toán nhanh.

Chương III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM SẢN NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lao động tại Công ty cổ phần Lâm sản Nam Định" ppt (Trang 29 - 32)