- Do TSCĐ chuyển sang TSCĐ không cần dùng Do chuyển thành công cu dụng cụ
2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty * Những kết quảđạt được:
Kể từ ngày được thành lập, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đổi mới máy móc trang thiết bị, dây chuyền lẵp ráp hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân và nghiệp vụ của cán bộ quản lý để nâng
cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty luôn chứng tỏ là một đơn vị năng động và không ngừng vươn lên thông qua các kết quả tăng trưởng đạt được. Với số vốn ban đầu của tổng công ty cấp và được bổ sung từ lợi nhuận để lại hàng năm, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất. Mặc dù vốn cố định có tỷ trọng thấp nhưng Công ty vẫn huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc phương tiện vận tải truyền dẫn, nhà xưởng… Trong năm 2004, Công ty đã tăng cường đầu tư cho TSCĐ một khoản rất lớn: 78,054 tỷ đồng, tăng 22,244 tỷ đồng (23,49%) so với năm 2003. Các loại máy móc hiện đại như máy cắt, đột dập, máy băng chuyền, các dây chuyền sản xuất PVC cứng, dây chuyền phục vụ phân xưởng bưu chính... cũng được đầu tư đổi mới. Trong các phòng quản lý, Công ty hầu như trang bị toàn bộ máy vi tính, máy fax và các máy móc chuyên dụng khác, giúp cho cán bộ quản lý làm việc hiệu quả hơn và công tác giao dịch, tiếp cận khách hàng cũng thuận lợi hơn.
- Với bề dày gần 50 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành trong thời gian qua toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tự mình đạt được một bề dầy thành tích đáng khích lệ. Nhờ đó Công ty đã hoà nhập tốt cơ chế thị trường mới, từng bước nắm bắt được nhu cầu thị trường, cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo tay nghề cho công nhân và trình độ lãnh đạo của đội ngũ quản lý năng động sáng tạo. Phần lớn đội ngũ cán bộ của Công ty là các kỹ sư về điện tử, tin học, vô tuyến điện, các cử nhân kinh tế và Công ty hầu như không có lao động giản đơn.
* Những tồn tại:
Do sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã làm sản phẩm bưu chính viễn thông luôn thay đổi và để theo kịp với sản phẩm ngoại nhập Công ty phải đầu tư liên tục và khấu hao nhanh khiến sản phẩm phải bán với giá cao mới có lãi hoặc chịu giảm lợi nhuận, tăng tiêu thụ. Điều này gây áp lực với Công ty trong việc quản lý chặt chẽ chi phí, Hơn nữa Công ty có nhập về một số vật tư từ nước ngoài nên chi phí nguyên vật liệu lớn, từ đó cũng đội chi phí sản xuất của Công ty lên cao hơn…
Trong năm 2004 mặc dù có sự tăng lên trong đầu tư cho TSCĐ nhưng hiệu quả sử dụng TSCĐ và vốn cố định có bị giảm sút. Điều này là do công suất của máy móc thiết bị không phát huy hết tác dụng và việc sử dụng máy móc thiết bị không đồng bộ. Bên cạnh đó, giá trị còn lại của TSCĐ của Công ty còn rất thấp (phần lớn đã khấu hao gần hết) do đó ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của Công ty. Điều này cho thấy mặc dù tăng về quy mô nhưng nhìn chung tình trạng kỹ thuật của TSCĐ vẫn chưa được cải thiện, công tác đổi mới dây chuyền thiết bị chưa đồng bộ và toàn diện làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm qua giảm xuống.
PHẦN III: