Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 67)

6. Kết cấu của đề tài

2.3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, các thang đo được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố này sử dụng phương pháp trích hệ số Principal Components với phép quay Varimax.

Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến đo lường là:

(1) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1.

(2) Mức nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,0513. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể, nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

(3) Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0,5.

Theo Hair & ctg (1998, 111), Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu đểđảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Hệ số tải nhân tố > 0,3 được xem là đạt

mức tối thiểu, Hệ số tải nhân tố > 0,4 được xem là quan trọng và ≥ 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại. Khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố trong cùng một biến quan sát > 0.3 để tạo giá trị phân biệt.

(4) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%; (5) Hệ số eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1998);

Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ. Nếu phần biến thiên được giải thích này lớn (eigenvalue > 1) thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt.

Bảng 2.7: Kết quả phân tích EFA của các thành phần năng lực cạnh tranh

Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến đo lường là chúng phải có hệ số tải nhân tố (factor loading) từ 0,5 trở lên và khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố trong cùng một biến quan sát lớn hơn0,3 để tạo ra giá trị phân biệt. Kết quả phân tích đáp ứng giá trị hội tụ nhưng không đảm bảo giá trị phân biệt. Cụ thể yếu tố MAR3 có khoảng cách (0,569-0,471) nhỏ hơn 0,3 nên ta loại biến MAR3. Kết quả phân tích lại được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.8: Kết quả phân tích EFA của các thành phần năng lực cạnh tranh

Kết quả phân tích EFA cho thấy:

- Hệ số KMO = 0,840 thỏa yêu cầu (1).

- Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett =0, thỏa yêu cầu (2).

- Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và khoảng cách lớn hơn 0.3 thỏa yêu cầu (3).

- Tổng phương sai trích là 72,84% lớn hơn 50%, thỏa yêu cầu (4). - Các hệ số eigenvalue đều lớn hơn 1, thỏa yêu cầu (5).

Thông qua đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến (ngoại trừ MAR3) đều đạt yêu cầu và được sử dụng đánh giá tiếp theo bằng mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)