Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Hiệp định chống bán phá giá của WTO và luật chống bán phá giá của hoa kỳ những thách thức, khó khăn có liên quan trong việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam (Trang 32 - 34)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN.

1.3. Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Doanh nghiệp Việt Nam biết đến trọng tài như một phương thức hữu hiệu để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế từ đầu những năm 1960, khi mà

Việt Nam thành lập 2 tổ chức trọng tài bên cạnh Phòng Thương mại và phòng Công nghiệp Việt Nam: Hội đồng trọng tài ngoại thương năm 1963 và Hội đồng trọng tải hàng hải năm 1964. Đến năm 1993 hai tổ chức trọng tài thường trực này đã được hợp nhất thành Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt tiếng Anh là VIAC) như ngày nay.

Nhưng trong suốt thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà nước Việt nam với các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng tương trợ kinh tế (khối Comecon). Việc tranh chấp thương mại từ các hợp đồng mua bán hoặc trao đổi hàng hoá được giải quyết trong khuôn khổ điều kiện chung giao hàng, một loạt hiệp định thương mại song phương mà thời đó ở Việt Nam đã ký với mỗi nước XHCN.Theo hiệp định này, tranh chấp được mang ra xét xử trước Hội đồng trọng tài ngoại thương của nước có trụ sở của bị đơn. Việc thi hành phán quyết trọng tài cũng được thực hiện thông qua hiệp định tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các nước XHCN thời đó. Trên thực tế, một vài tranh chấp đã phát sinh nhưng đều được giải quyết chủ yếu thông qua thương lượng và hoà giải (giảm giá hàng khi chất lượng không đạt yêu cầu của hợp đồng, giao hàng bổ sung khi giao hàng thiếu...) mà không cần đến triển khai tố tụng trọng tài theo đúng nghĩa của nó.

Doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự biết đến trọng tài khi Việt Nam mở cửa kinh tế từ năm 1986 và phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Từ năm 1990, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ bao gồm doanh nghiệp nhà nước mà còn một số lượng các doanh nghiệp dân doanh ngày càng tăng, được thành lập dưới dạng công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh, góp phần phát triển thương mại và đầu tư ở Việt Nam.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam và nhất là trước ngưỡng cửa Việt Nam sắp gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài ngày càng thu hút sự quan tâm thực sự của doanh nghiệp Việt Nam.

Một hợp đồng thương mại quốc tế thường khác hợp đồng thương mại nội địa ở hai điểm cơ bản: Chọn luật áp dụng và chọn cơ quan xử lý tranh chấp.

Nói tóm lại doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế. Khi đã ký kết hợp đồng thì doanh nghiệp Việt Nam cần tôn trọng cam kết qua việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng. Không nên vì giá hàng lên sau khi ký hợp đồng mà mình với tư cách là người bán hàng từ chối thanh toán và từ chối nhận hàng để dẫn đến tranh chấp thương mại và tranh chấp này phải đem ra giải quyết trọng tài. Điều này cũng thường xảy ra tương tự ở các thương nhân nước ngoài. Tuy hiện tượng này là không dễ tránh khỏi trong hoạt động thương mại thời kinh tế thị trường, nhưng điều quan trọng là việc từ chối giao, nhận và từ chối thanh toán phải có đủ căn cứ pháp lý trên cơ sở tôn trọng đạo đức kinh doanh.

Doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ tham gia tố tụng trọng tài khi mình là nguyên đơn mà nên tham gia ngay cả khi mình là bị đơn. Khi có phán quyết trọng tài buộc mình phải trả tiền đền bù thiệt hại cho nguyên đơn nước ngoài thắng kiện thì mình cũng nên tự nguyện thi hành phán quyết, không nên nêu ra những lý do này hay lý do khác để từ chối thi hành phán quyết cho dù lý do nhất thời được các cấp toà án Việt Nam chấp thuận để từ chối công nhận các phán quyết của trọng tài nước ngoài. Điều đó làm ảnh hưởng đến hình ảnh tôn trọng cam kết của doanh nghiệp Việt Nam cũng như tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam sáp nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Một phần của tài liệu Hiệp định chống bán phá giá của WTO và luật chống bán phá giá của hoa kỳ những thách thức, khó khăn có liên quan trong việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w