Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hiệp định chống bán phá giá của WTO và luật chống bán phá giá của hoa kỳ những thách thức, khó khăn có liên quan trong việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam (Trang 29 - 30)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN.

1.1. Đánh giá chung

Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam là văn bản pháp luật cao nhất và hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay về chế định trọng tài ở Việt Nam. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài cũng được nâng cao và hoàn chỉnh với nhiều điểm mới. Quyền của các bên tranh chấp gần như được tôn trọng tối đa, mọi công dân thuộc tất cả các ngành nghề, nếu đáp ứng đủ những tiêu chuẩn mà pháp lệnh đề ra đều có thể được làm trọng tài viên. Mặc dù cơ chế trọng tài ở Việt Nam từ sau pháp lệnh này khá là độc lập so với toà án nhưng vẫn nhận được sự hỗ trợ, giám sát cần thiết của toà án để hoạt động tốt hơn.Điều đó có nghĩa là cơ chế trọng tài vẫn đảm bảo sự độc lập trong thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam. Tính cưỡng chế của quyết định trọng tài rất thực tế, rõ ràng và hoạt động rất hiệu quả. Với một cơ chế trọng tài như hiện nay, các trung tâm trọng tài có nhiều cơ hội phát triển, phát huy được những điểm mạnh vốn có của mình. Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng vì mỗi cơ quan, mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân, mỗi người dân sẽ có thêm những cơ hội để được giúp đỡ, tư vấn và hiểu biết rõ ràng về pháp luật. Ngoài ra, những quy định về trọng tài hiện nay của ta là tương đối phù hợp so với những quy định chung của quốc tế. Chính vì vậy, trọng tài Việt Nam ngày càng là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh chính sách mở rộng đầu tư, khuyến khích đầu tư của nhà nước ta, trọng tài thương mại Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo một môi trường đầu tư ổn định, tạo một niềm tin cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những khoảng sáng, pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 vẫn còn có những khoảng tối, những khoảng nhờ nhờ. Tiêu biểu là vấn đề đối tượng điều chỉnh của tranh chấp, chỉ giới hạn ở các cá nhân và tổ chức kinh doanh. Đặc điểm của các hoạt động thương mại là bao quát khá nhiều đối tượng, không chỉ là các doanh nghiệp, các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế mà còn có nhiều đối tượng khác nữa. Hoạt động thương mại có liên quan nhiều đến quan hệ mua, bán, cho thuê. Mà những quan hệ này không nhất thiết chỉ xuất hiện và tồn tại trong giới kinh doanh mà còn rất nhiều các cơ quan hành chính nhà nước, các bộ ngành, các cá nhân khác cũng thường xuyên tham gia vào mối quan hệ này. Chẳng hạn như tranh chấp hợp đồng thương mại giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với một công ty tư nhân cung cấp máy tính nào đó cũng hoàn toàn có thể là đối tượng của trọng tài thương mại nếu trong hợp đồng có quy định cụ thể về điều khoản trọng tài. Tuy nhiên, những tranh chấp như vậy lại không được đề cập tới trong pháp lệnh 2003 nên vẫn không thuộc đối tượng giải quyết của trọng tài thương mại.

Một phần của tài liệu Hiệp định chống bán phá giá của WTO và luật chống bán phá giá của hoa kỳ những thách thức, khó khăn có liên quan trong việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w