Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ngô Phi Mạnh Hệ số góc
4.4. Tính chọn bình giãn nở
Mục đích của bình giãn nở là tạo một thể tích dự trữ nhằm điều hoà những ảnh hưởng do giãn nở nhiệt của nước gây ra, ngoài ra còn có chức năng bổ sung nước cho hệ thống trong trường hợp bị rò rỉ
Có hai loại bình giãn nỡ: loại hở và loại kín
Bình giãn nở kiểu hở là bình mà mặt thoáng tiếp xúc với khí trời trên phía đầu hút của bơm và đặt ở vị trí cao nhất của hệ thống. Độ cao phải đảm bảo tạo ra cột áp thuỷ tĩnh lớn hơn tổn thất thuỷ lực từ vị trí nối thông bình giãn nở đến đầu hút bơm.
Bình giản nở kiểu kín được dung trong hệ thống nước nóng và nhiệt độ cao. Bính giản nỡ kiểu kín không mở ra khí quyển và vận hành ở áp suất khí quyển. Bình cần trang bị van xả khí. Bình giãn nở kiểu kín cho phép đặt trên đường hút của bơm, cho phép khi vận hành áp suất hút của bơm gần như không đổi. Vì vậy trong hệ thống này ta chọn bình giãn nở kiểu kín.
Có 253 FCU nên tổng thể tích nước FCU trong hệ thống: VFCU = 4,5.10-3.253= 1138,5. 10-3 m3= 1138,5 lít Thể tích nước trong thiết bị AHU LPCP25 là:
Có 3 AHU nên tổng thể tích nước AHU trong hệ thống: VAHU = 273,9.10-3.3= 821,7. 10-3 m3= 821,7 lít Thể tích nước trong đường ống:
VĐ = 2892 lít.
Dung tích nước trong bình bay hơi: VBBH= 2.243= 486 lít Thể tích nước toàn hệ thống là: VHT = VFCU + VAHU + VĐ + VBBH = 1138,5 + 821,7 + 2892 + 486 = 5338 lít. Thể tích bình giản nở: VGN = 10%.VHT = 10%.5338 = 533,8 lít. Vậy ta chọn thể tích bình giản nở là: VGN = 550 lít.
CHƯƠNG 5