Đồ án tốt nghiệp GVHD: Ngô Phi Mạnh Hệ số góc
4.1. Phân tích chọn hệ thống điều hòa cho công trình
Việc chọn hệ thống điều hoà đảm bảo sao cho năng suất hoạt động tốt nhất, chi phí đầu tư thấp nhất, hệ thống chạy ổn định và tích kiệm điện năng nhất, đảm bảo mỹ quan,…
Theo kết cấu công trình thì tất cả các tầng đều được xây dựng với vách thẳng đứng từ dưới lên đến tầng kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có không gian khoảng không rộng và bằng phẳng. Ngoài ra, các phòng kỹ thuật như kỹ thuật điện, kỹ thuật công nghệ thông tin, điều hòa không khí, trung tâm điều hành và quản lý tòa nhà…tất cả đều được bố trí linh hoạt. Đối với tầng hầm thì có 2 tầng hầm và 1 tầng bán hầm, đây cũng là không gian quan trọng và cần thiết trong việc bố trí, sắp xếp của tòa nhà. Với những đặc điểm như vậy ta có thể đưa ra các phương án chọn máy trung tâm sau:
+ Hệ VRV, ưu điểm của nó là một dàn nóng có thể lắp ghép với nhiều dàn lạnh khác nhau cả về kiểu dáng lẫn công suất, có dải điều chỉnh công suất rộng. Hệ thống có phạm vi nhiệt độ làm việc trong giới hạn rộng, có hệ thống đường ống nhỏ nên thích hợp cho các tòa nhà cao tầng có không gian lắp đặt nhỏ. Nhược điểm của hệ thống này là giải nhiệt bằng gió nên hiệu quả chưa cao và diện tích trao đổi nhiệt lớn. Số lượng dàn lạnh hạn chế nên chỉ thích hợp cho các hệ thống công suất vừa và nhỏ, chi phí đắt, tốn kém, hệ thường không đạt được công suất lớn và đồng thời một cách nhanh nhất. Ngoài ra, khi gặp sự cố thì rất khó khắc phục và mất nhiều thời gian cho việc sử lỹ sự cố.
+ Hệ Chiller giải nhiệt nước, hệ này đi kèm với tháp giải nhiệt và hệ thống đường ống nước cùng với bơm nước giải nhiệt. Gian máy thường được bố trí ở tầng hầm hoặc tầng 1, tháp giải nhiệt thường được bố trí trên tầng mái để tận dụng khoảng không trên mái. Năng suất lạnh dao động trong khoảng rộng từ 5 Tons đến hàng ngàn Tons, phù hợp cho các công trình lớn. Ưu điểm của hệ thống là: do tháp giải nhiệt có thể cho phép đặt ở các vị trí xa máy hoặc trên nóc nhà cao tầng nên có thể chọn vị trí bố trí
máy thuận tiện hơn. Bình ngưng giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả trao đổi nhiệt rất cao và thiết bị nhỏ gọn hơn rất nhiều so với giải nhiệt bằng không khí. Tiết kiệm điện năng hơn các máy làm mát bằng không khí có cùng công suất máy nén. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm là vận hành phức tạp do có hiện tượng đóng cặn ở bình ngưng nên phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng.
+ Hệ Chiller giải nhiệt gió, do giải nhiệt bằng gió nên không cần tháp giải nhiệt, đường ống nước và bơm nước giải nhiệt. Nhưng do khả năng trao đổi nhiệt của dàn ngưng giải nhiệt gió kém nên diện tích của dàn lớn, cồng kềnh và nhiệt độ ngưng tụ cao hơn dẫn đến công nén cao hơn và điện năng tiêu thụ cao hơn cho một đơn vị lạnh so với máy làm mát bằng nước. Ưu điểm là vận hành đơn giản, tuổi thọ cao.
Căn cứ vào những đặc điểm về kiến trúc xây dựng, mục đích sử dụng của công trình và đặc điểm của các hệ thống điều hòa không khí ta chọn hệ Chiller làm lạnh nước giải nhiệt nước (water cooled water chiller) là thích hợp hơn cả cho công trình.