Tình trạng ngạy cảm ngà

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh năm 2013 (Trang 47)

Theo biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nhạy cảm ngà là 17.86%, so với nghiên cứu của Tống Minh Sơn về Tổng quan nhạy cảm ngà [3] tỷ lệ nhạy cảm ngà là 3-57%, như vậy kết quả thu được là phù hợp với nghiên cứu trên, tuy nhiên so với đối tượng có viêm quanh răng chiếm 72-98% thì tỷ lệ mà ta thu được là không nhiều, điều này có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu là từ 18-24, đây là độ tuổi mà tình trạng tổ chức quanh răng hầu như chưa bị ảnh hưởng nhiều do đó tỷ lệ nhạy cảm ngà thu được sẽ thấp hơn nhóm có nguy cơ cao.

Cũng theo kết quả thu được thì tỷ lệ bệnh nhân bị ê buốt thường xuyên khi có kích thích là 29.29%, chứng tỏ nhạy cảm ngà đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ. Kết quả này tuy không phù hợp với kết quả nghiên cứu được thực hiện ở công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Hà Nội của Tống Minh Sơn và cộng sự, tỷ lệ nhạy cảm ngà thường xuyên với kích thích là 60% [3], điều này có thể giải thích là do độ tuổi nghiên cứu là khác nhau, trên nhóm nghiên cứu mắc viêm quanh răng thì tỷ lệ nhạy cảm ngà sẽ cao hơn. Số bệnh nhân còn lại (70.71%) không bị ê buốt thường xuyên có thể do hiện tại mức dộ mòn răng và sâu răng ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến tình trạng ê buốt của họ hoặc ngưỡng cảm nhận của mỗi người ở từng thời điểm khác nhau cũng có sự khác nhau.

Theo biểu đồ 3.3 phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu bị nhạy cảm với kích thích lạnh chiếm tỷ lệ 50,94% là do kích thích lạnh làm cho dịch chảy ra xa tủy răng gây đáp ứng thần kinh nhanh và mạnh (theo Mathews và cộng sự 1994). Ngoài ra cũng có đến 30.19% bệnh nhân bị ê buốt với kích thích chua và chỉ có 7.55 % bị ê buốt với kích thích ngọt. Điều này có thể là do kích thích chua có lượng acid nhiều nên dễ gây kích thích hơn so với kích thích ngọt.

Theo bảng 3.11 và bảng 3.12, số răng nhạy cảm ngà từ 1-2 răng là 70% từ 3-5 răng là 20%, trên 5 răng là 10%, trong đó tỷ lệ cao nhất là ở nhóm răng

trước, chiếm 54.76%, nhóm răng hàm nhỏ là 30.57% nhóm răng hàm lớn là 14.65%, điều này có thể giải thích là do trong quá trình bơi lội vùng răng trước là vùng tiếp xúc với môi trường nước đầu tiên cũng là vùng mà lưu lượng nước đi ra đi vào khá mạnh, tăng thời gian tiếp xúc với nguồn nước có môi trường acid. Do ảnh hưởng của môi trường miệng …….

Ảnh hưởng của nguy cơ mòn răng: Theo biểu đồ 3.4 về tỷ lệ mòn răng thì tỷ lệ bệnh nhân có mòn răng rất cao, chiếm 96.43%. Số sinh viên không bị mòn răng chỉ đạt 2/56 chiếm 3.57%, theo biểu đồ 3.5 về tỷ lệ mòn răng theo mặt thì tỷ lệ mòn răng theo mặt cao nhất ở cổ răng chiếm tỷ lệ là 68.98%, mặt nhai chiếm 16.54%, mặt ngoài chiếm 14.24%, mặt trong chiếm 0.25 %, còn theo bảng 3.12 mức độ mòn răng theo mặt trên nhóm đối tượng nghiên cứu là khá cao, tỷ lệ mòn răng mức độ 1 chiếm đa số với 97.71%, mức độ 2 chiếm 2.29%, không có mặt răng nào bị mòn mức độ 3 và 4. Điều này có nghĩa là tỷ lệ mòn răng trong nhóm sinh viên này là rất cao và mòn chủ yếu ở mặt cổ răng, kết quả này phù hợp với giải phẫu răng thông thường, cổ răng là vị trí men răng mỏng nhất, dễ bị tổn thương nhất, đồng thời ngoài các nguyên nhân do cách thức chải răng, do thói quen ăn uống, tỷ lệ mòn răng ở nhóm đối tượng này đặc biệt rất cao: 96.43, so với nghiên cứu của Bartlett [39 ] về tỷ lệ mòn răng ở nhóm tuổi từ 18-35 là 57.07 thì cao hơn nhiều, điều này cho thấy không loại trừ nguyên nhân môi trường nước ở bể bơi ảnh hưởng không nhỏ đến độ PH trong môi trường miệng, do các đối tượng có thời gian tiếp xúc với nước bể bơi khá đều đặn. Trong đó, có 23 người có thời gian luyện tập mỗi ngày là 1 tiếng chiếm 41.07%, 33 người có thời gian luyện tập mỗi ngày từ 2 – 3 tiếng chiếm 58.93%. Thời gian luyện tập trung bình của các sinh viên là 1.65 tiếng mỗi ngày. Các đối tượng đã có thời gian luyện tập bơi lội khá dài. Trong đó có 41 người có thời gian luyện tập bơi lội dưới 5 năm chiếm 73.21%, 10 người có thời gian luyện tập bơi lội 5 – 10 năm chiếm 17.76%, 5

người có thời gian luyện tập trên 10 năm chiếm 8.93%. Tuy nhiên mức độ mòn thì chưa nhiều, mới chỉ dừng lại ở tổn thương bề mặt men răng, điều này cho thấy mức độ mòn là chưa nặng tuy nhiên về lâu dài thì có thể sẽ làm mức độ này trở nên trầm trọng hơn.

4.3. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng và nhạy cảm ngà cảm ngà

Thói quen vệ sinh răng miệng

Trong số 56 đối tượng tham gia nghiên cứu, hầu hết đã có ý thức vệ sinh răng miệng và quan tâm đến các kiến thức về vệ sinh răng miệng. Cụ thế, có 82,14% bệnh nhân có chải răng 2 lần/ ngày, 5.36% bệnh nhân chải 3 lần/ ngày, không có bệnh nhân nào không chải răng nhưng vẫn còn có 12.5% bệnh nhân chỉ chải răng 1 lần/ ngày. Tuy nhiên, việc thực hành vệ sinh răng miệng của nhóm sinh viên tham gia nghiên cứu còn nhiều bất cập: số sinh viên chải răng theo phương pháp trước sau chiếm tỉ lệ 57.14 % gấp khoảng 2,5 lần chải răng kiểu xoay tròn (21.43%) và chải theo phương pháp lên xuống (21.43%). Phần lớn chải răng vào buổi sáng và tối (chiếm 73.22%), có 16.7% chỉ chải răng vào buổi sáng, chải răng sau mỗi lần ăn (10.71%). Ngoài ra, chỉ có 7.14% có thời gian chải răng trên 3 phút.

Thời gian tiếp xúc với nước bể bơi

Do tính chất học tập nên các sinh viên này đều đã có thời gian luyện tập bơi lội lâu dài. Trong đó có hầu hết sinh viên có thời gian luyện tập bơi lội dưới 5 năm (73.21%), 17.76% sinh viên có thời gian luyện tập bơi lội 5 – 10 năm, 8.93% sinh viên có thời gian luyện tập bơi lội trên 10 năm, đặc biệt có những sinh viên đã luyện tập bơi lội được 14 năm. Thời gian luyện tập bơi lội trung bình là 5.13 năm. Nhóm sinh viên này có thời gian tiếp xúc với nước bể bơi khá đều đặn trong đó có 40 người tiếp xúc dưới 2 tiếng/ngày chiếm

71.43%, 16 người tiếp xúc ≥ 2 tiếng/ngày chiếm 28.57%. Thời gian luyện tập trung bình của các sinh viên là 1.65 tiếng mỗi ngày 41.07%.

Theo nghiên cứu của Om N. Baghele và cộng sự (2013) trên nhóm 100

vận động viên bơi lội tại Ấn Độ cho thấy nếu thời gian bơi lội kéo dài trên 5 năm và cường độ luyện tập bơi lội từ 2 tiếng/ ngày trở lên thì đã có ảnh hưởng rõ rệt đến tình trạng sức khỏe răng miệng.

Sự hiểu biết về ảnh hưởng của nước bể bơi đến tình trạng răng miệng

Chỉ có 42.86% số sinh viên cho biết có hiểu biết về ảnh hưởng của nước bể bơi xử lý bằng Chloride và hợp chất của Chloride đến tình trạng răng miệng, trong khi đó 57.14 % số sinh viên được hỏi không biết về điều này. Tuy nhiên, những hiểu biết của các sinh viên này còn rất mơ hồ, chưa đầy đủ. Có đến 91.07% số sinh viên được hỏi không hề sử dụng biện pháp bảo vệ răng miệng nào khi tham gia luyện tập thể thao thường xuyên trong bể bơi như vậy. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp bảo vệ như đánh răng bằng kem đánh răng chống ê buốt, dùng gel Fluor hay bổ sung Fluor trong khẩu phần hàng ngày chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ (8.93%)

Trên nhóm 8.93% số sinh viên thực hiên các biện pháp bảo vệ răng miệng nói trên, tỷ lệ sâu răng và nhạy cảm ngà không giảm so với mặt bằng chung của nhóm đối tượng nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ rằng, việc sử dụng các biện pháp bảo vệ của nhóm sinh viên này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 56 sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh từ ...em rút ra được một số kết luận như sau:

1.Tình trạng sâu răng và nhạy cảm ngà

- Tình trạng sâu răng:

+ Tỷ lệ sâu răng rất cao chiếm 100%

+ Chỉ số DMFT là 14.07, DMFT ở nữ là 15.70, ở nam là 14.00.

+Trung bình DT là 14.21, MT là 0.09, FT là 0.39 .

+DMFS là 20.55, DMFS của nam là 19.30, DMFS của nữ là 22.35

+Tỷ lệ mặt răng sâu trung bình đo được trên mỗi sinh viên là 7.41% số mặt răng có sâu mức độ D1, 8.73% số mặt răng sâu mức độ D2, 3.99% số mặt răng sâu mức độ D3.

- Tình trạng nhạy cảm răng:

+ Tỷ lệ có nhạy cảm ngà khá cao, chiếm 20%.

+Có 29.29% thường xuyên bị nhạy cảm ngà khi có kích thích.

+ tác nhân gây kích thích:kích thích lạnh 50.94%, kích thích chua 30.19%, kích thích ngọt 7.55%, kích thích khác 11.32%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tỷ lệ mòn răng rất cao, chiếm 96.43%.

2. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến mức độ sâu răng và nhạy cảm ngà:

- Thói quen vệ sinh răng miệng

+ Có (82.14%) chải răng 2 lần/ ngày, có 5.36% bệnh nhân là chải 3 lần/ ngày, không có bệnh nhân nào không chải răng.

+ Tỷ lệ chải răng theo phương pháp trước sau chiếm tỉ lệ 57.14 %, chải răng kiểu xoay tròn 21.43%, chải theo phương pháp lên xuống 21.43%.

+ Tỷ lệ bệnh nhân chải răng vào buổi sáng và tối chiếm 73.24%, bệnh nhân chải răng sau mỗi lần ăn 10.71%.

+ Không có bệnh nhân nào chỉ đánh răng buổi tối và có 16.7% số bệnh nhân chỉ chải răng vào buổi sáng.

+ Rất ít bệnh nhân (7.14%) có thời gian chải răng trên phút.

- Thời gian tiếp xúc nước bể bơi

+Tỷ lệ sinh viên luyện tập bơi lội dưới 5 năm chiếm 73.21%, 5 – 10 năm chiếm 17.76%, trên 10 năm chiếm 8.93%, thời gian luyện tập trung bình là 5.13 năm.

+ Tỷ lệ sinh viên luyện tập bơi lội dưới 2 tiếng/ngày chiếm 71.43%, ≥ 2 tiếng/ngày chiếm 28.57%, thời gian luyện tập trung bình của mỗi sinh viên là là 1.65 tiếng/ngày.

- Sử dụng biện pháp bảo vệ

+Tỷ lệ sinh viên cho biết không biết về ảnh hưởng của nước bể bơi xử lý bằng Chloride đến tình trạng răng miệng là 57.14 % .

+ Tỷ lệ không sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tham gia luyện tập bơi lội là 91.07%.

+ Trong nhóm sinh viên có sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tham gia bơi lội, tỷ lệ sâu răng và nhạy cảm ngà có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

1. Kiến nghị với phòng y tế và nhà trường tiến hành giới thiệu và thực hiện các biện pháp điều trị cải thiện cho nhóm đối tượng này như sử dụng gel Fluor giúp tái khoáng hóa, sử dụng kem đánh răng chống ê buốt cho răng nhạy cảm, điều trị triệu chứng đối với những răng đã có triệu chứng rõ rệt

2. Kiến nghị nhà trường áp dụng các quy trình xử lý nước hồ bơi an toàn hơn như công nghệ khử khuẩn bằng ozon.

3. Kiến nghị với cơ sở y tế địa phương tiến hành các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng để cung cấp những kiến thức chính xác và đầy đủ cho nhóm đối tượng này, đồng thời khuyến khích các đối tượng đi khám răng định kì, giúp họ nâng cao ý thức phòng ngừa các bệnh răng miệng nói chung, sâu răng và nhạy cảm ngà nói riêng.

4. Kiến nghị những nghiên cứu tiếp theo trên nhóm đối tượng này nên tiến hành với cỡ mẫu lớn hơn và nghiên cứu các vấn đề sâu hơn.

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Gia Thuận ; “Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội cho học sinh trên địa bàn quận Hải Châu – Tp Đà Nẵng” ; Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.

2. Võ Trương Như Ngọc, “Cấu trúc Ngà răng” - Tài liệu giảng dạy của

Bộ môn Nha khoa cơ sở, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Huỳnh Anh Lan (2005), “Tóm tắt các buổi thảo luận trong hội thảo ORCA lần thứ 50(tài liệu dịch), Cập nhật Nha khoa, Nhà xuất bản Y học, (1), tr. 94-98.

4. Nguyễn Mạnh Hà (2010), Sâu răng và các biến chứng, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, tr. 5-18.

5. Vũ Công Lập, Trần Công Duyệt, Đỗ Kiên Cường (2008), Đại cương về laser y học và laser’ ngoại khoa, Nhà xuất bản Y học Tp. HCM, tr. 14-31.

6. Nguyễn Quốc Trung (2011), Phát hiện và phòng bệnh sâu răng trong cộng đồng,

Nhà xuất bản Thời Đại, Hà Nội, tr. 106-130. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn và Trịnh Đình Hải (2002). “Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc Việt Nam”, NXB Y Học, tr 23 – 70

8. Hoàng Tử Hùng, Tạ Tố Trân (2009). “Phát hiện sâu răng sớm: đối chiếu giữa quan sát và thiết bị lazer huỳnh quang”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt 2009, tr 27 – 33.

9. Vũ Mạnh Tuấn (2012). “Chuyên đề 1: dịch tễ học sâu răng và các biện pháp can thiệp dự phòng”. Chuyên đề nghiên cứu sinh tiến sĩ y học, tr 8.

10. Hoàng Tử Hùng.“Đặc điểm cấu trúc, mô sinh lý học và thành phần ngà

răng. Bài giảng mô phôi răng miệng” Nhà xuất bản giáo dục.

11. Tống Minh Sơn (2010), “Tổng quan về nhạy cảm ngà răng”, tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế.

Điều tra sức khỏe răng miệng các tỉnh phía Bắc – 1991”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 240 – 241, số 10 – 11, tr. 7 – 10.

14. Trần Văn Trường (2000), “Phòng bệnh răng miệng và vấn đề nha học đường, nha cộng đồng. Thực trạng và giải pháp tổ chức kỹ thuật”. Y học Việt Nam, tập 250 – 251, số 8 – 9, tr. 11 – 12.

15. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn (2000), “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc của Việt Nam 1999 – 2000”. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 250 – 251, số 8 – 9, tr. 1 – 10.

16. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Khang, Khương Uyên Thái (1999), “ Điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở một số đơn vị tại Hà Nội”. Tạp chí Y học Quân sự, số 1, tr. 46 – 47.

17. Trịnh Đình Hải (2005). “Đánh giá thực trạng sâu răng ở hai vùng đồng bằng của Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 34, tr. 92 – 96.

18. Vũ Mạnh Tuấn, Phạm Thị Thu Hiền, Nguyễn Kỳ Nhân và cs (2011), “Khảo sát thực trạng bệnh sâu răng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự cân bằng sâu răng trên trẻ 7- 8 tuổi tại Quảng Bình năm 2011”, Tạp chí Y học thực hành, (793), tr. 81-85.

Tài liệu tiếng nước ngoài

19. Om N. Baghele, MDS, MBA; Indranil A. Majumdar, MDS;

Manojkumar S. Thorat, MDS; Ramchandra Nawar, BSc; Mangala O. Baghele, BDS; Snehal Makkad, BDS (2013); “Prevalence Of Dental Erosion Among Young Competitive Swimmers: A Pilot Study”.

20. Ismail AI et al (2007), “The international caries detection and assessment system (ICDAS): an intergrateed system for measuring dental caries”, Community Dent Oral Epidemiol, (35), pp. 170-178.

21. Graham J.M (2004), “Minimum intervention dentistry: Cavity classification”, Dental Asia, May 2004.

22. Jan Kuhnisch, Susanne Berger, Inka Goddon et al (2008), “Occlusal caries detection permanent molar according to WHO basic methods, ICDAS II and laser fluorescence measurements”, Community Dentistry

product evaluation, OntDent, pp. 21-24.

24. Pretty IA (2006), “Review Caries detection and diagnosis: Novel technologies”, Juornal of Dentistry, (34), pp. 727-739.

25. G.W.Milcich (2002), Caries Diagnosis and how to use the Diagnodent, www.avancedental-ltd.com.

26. E.C.Sheehy, S.R.Brailford, E.A.M. Kidd D et al (2001), “Comparision between Visual Examination and Laser Fluorescence System fof in vivo Diagnosis of Occlusal Caries”, Caries Res, (35), pp.421-426.

27. Hibst R, Gall R (1998), “Development of a diode laser based fluorescent caries detector”, Caries Res, (32), pp. 294-300.

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh năm 2013 (Trang 47)