Tình trạng sâu răng vĩnh viễn

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh năm 2013 (Trang 45)

Qua thăm khám chúng tôi thu được kết quả 100% số sinh viên tham gia nghiên cứu có sâu răng, trong đó có 58.93% nam giới và 41,07% nữ, tỷ lệ sâu răng theo giới có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê. So sánh với tỷ lệ sâu răng trên nhóm tuổi từ 18 – 34 trong báo cáo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 của Trần Văn Trường và cộng sự (2001) là 75.2% thì tỷ lệ này là cao hơn rất nhiều. Sở dĩ như vậy vì chúng tôi sử dụng hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng ICDAS giúp phát hiện sớm những tổn thương sâu răng ở giai đoạn sớm còn khả năng phục hồi, và đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Theo bảng 3.4 chỉ số DMFT là 14.07 rất cao so với chỉ số DMFT của độ tuổi 18-34 trong báo cáo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần 2 của Trần Văn Trường và cộng sự (2001) là 3.29, trong đó DMFT ở nữ là 15.70, ở nam là 14.00. Trung bình DT là 14.21, FT là 0.39, MT là 0.09.

Theo bảng 3.5: chỉ số DMFS là 20.55, DMFS của nam là 19.30, DMFS của nữ là 22.35. Trung bình mỗi sinh viên có 18.48 mặt răng sâu, 0.45 mặt

răng mất do sâu, 0.91 mặt răng được trám. Tỷ lệ DMFT và DMFS trên nhóm đối tượng nghiên cứu cao hơn gấp 10 lần so với tỷ lệ được công bố trong báo cáo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001.

Theo bảng 3.6: Tỷ lệ mặt răng sâu mức độ D1 là 7.41%, ở nam là 8.12%, ở nữ là 6.35%.Tỷ lệ mặt răng sâu mức độ D2 là 8.73%, ở nam là 9.43%, ở nữ là 7.74%.Tỷ lệ mặt răng sâu mức độ D3 là 3.99%, ở nam là 3.49%, ở nữ là 4.77%. Tỷ lệ sâu răng giữa nam và nữ có sự khác biệt không lớn. Tỷ lệ sâu răng mức độ D2 là cao nhất. Trung bình mỗi sinh viên có 12.71 mặt răng sâu mức độ D2, 10.79 mặt răng sâu mức độ D1 và 5.8 mặt răng sâu mức độ D3.

So sánh tỷ lệ sâu răng thu được từ hai bảng trên ta nhận thấy tỷ lệ sâu răng mức độ D1 và D2 đo được bằng máy lazer huỳnh quang Diganodent 2190 cao hơn tỷ lệ thu được do thăm khám rất nhiều, đặc biệt tỷ lệ sâu răng mức độ D1 so với thăm khám là 10.79/1.73 (6.24 lần). Điều đó chứng minh sự hiệu quả cao trong phát hiện mức độ sâu răng sớm của máy lazer huỳnh quang.

=> Sự khác biệt này được giải thích do nhóm đối tượng nghiên cứu được chọn là nhóm đối tượng có nguy cơ sâu răng cao, thời gian luyện tập trong bể bơi có nguồn nước được xử lý bằng Chloride và hợp chất của Chloride lâu dài, quy trình xử lý nước bể bơi lý tưởng cũng chỉ đạt đến sấp sỉ pH trung tính. Nhưng bể bơi được đặt ngoài trời không có mái che, bể dùng để luyện tập thi đấu nhiều môn thể thao dưới nước nên khối lượng nước trong bể bơi rất lớn, số lượng người luyện tập lớn nên việc tẩy trùng hồ bơi rất khó để đạt đến tiêu chuẩn lý tưởng. Độ pH trong hồ bơi thường ở mức acid và dư lượng Chloride trong nước hồ bơi ở mức cao có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe răng miệng chung của nhóm sinh viên này. Bên cạnh đó kiến thức về vệ sinh răng miệng và các biện pháp bảo vệ răng miệng khi luyện tập bơi lội còn khá hạn chế.

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng sâu răng và nhạy cảm ngà trên nhóm sinh viên lớp chuyên sâu bơi trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn - Bắc Ninh năm 2013 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w