Đặc điểm kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH dấu ấn truyền thông (Trang 25)

TSCĐ của công ty có giá trị lớn phục vụ cho việc kinh doanh được diễn ra liên tục.

TSCĐ tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.

Trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ bị hao mòn và dịch chuyển dần vào giá trị của sản phẩm mới được tạo ra. Tổng sự dịch chuyển bằng nguyên giá TSCĐ.Thời gian chuyển dịch bằng số năm trích khấu hao. Phương pháp trích khấu hao phụ thuộc vào chế độ kế toán hiện hành.

Vì thế yêu cầu quản lý đối với TSCĐ là rất cần thiết và cần được cập nhật thường xuyên thông tin về tình trạng sử dụng của các trang thiết bị này. Yêu cầu về quản lý TSCĐ là phải quản lý về cả 2 mặt: hình thái vật chất và giá trị TSCĐ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý TSCĐ, việc phân loại đánh số TSCĐ cần được làm ngay khi mua sắm, tiếp nhận chúng. Ngoài tem của nhà sản xuất, đơn vị quản lý – sử dụng cần niêm yết các thông tin cần thiết như:

- Ngày đưa vào sử dụng tại đơn vị (làm cơ sở tính khấu hao) - Bảng theo dõi tình trạng máy (để bảo trì, nâng cấp)

- Những chú ý cần thiết khi sử dụng thiết bị…

2.3.2.1. Tài khoản sử dụng

Kế toán TSCĐ sử dụng TK 211/212/213: Tài sản cố định để hạch toán. Nội dung kết cấu các TK này như sau:

Bên Nợ:

- Tăng nguyên giá do tăng tài sản

- Giảm nguyên giá do thanh lý, nhượng bán, góp vốn… - Giảm nguyên giá do khấu hao

- Giảm nguyên giá do điều chỉnh giảm tài sản

SDCK: Số dư cuối kỳ bên Nợ là nguyên giá TSCĐ hiện doanh nghiệp đang có.

2.3.1.2. Chứng từ sử dụng

- BB giao nhận TSCĐ - mẫu 01-TSCĐ - BB thanh lý TSCĐ - mẫu 02-TSCĐ

- BB giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn đã hoàn thành - mẫu 03-TSCĐ - BB kiểm kê TSCĐ - mẫu 04-TSCĐ

- BB đánh giá lại TSCĐ - mẫu 05-TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - mẫu 06-TSCĐ - BB kiểm nghiệm TSCĐ…

- Các chứng từ liên quan đến các quyết định tăng giảm TSCĐ của chủ sở hữu.

2.3.1.3. Luân chuyển chứng từ

Do TSCĐ có giá trị lớn nên một nghiệp vụ kinh tế phát sinh về TSCĐ đều phải được sự chấp nhận của chủ doanh nghiệp. Quyết định có hiệu lực sẽ được thi hành bởi ban giao nhận, kiểm kê, đánh giá, thanh lý, kiểm nghiệm. Sau khi công việc được hoàn thành kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ này để ghi sổ, lập và hủy thẻ TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ. Cuối cùng các chứng từ được bảo quản, lưu trữ ở bộ phận chức năng.

Bộ phận kế toán luôn theo dõi tình hình biến động, tăng giảm và tình trạng sử dụng của các TSCĐ một cách chi tiết, cập nhật thường xuyên thông tin về: nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại, nguồn gốc, xuất xứ, thời gian sử dụng, công suất, số hiệu… làm căn cứ để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của nhà quản lý.

Kế toán sử dụng các sổ:

- Sổ chi tiết TK 211, 212, 213, 214 – mẫu S21-DN; S22-DN - Sổ nhật ký chung

- Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214

Ghi sổ tổng hợp: Căn cứ vào những chứng từ về TSCĐ, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung và đăng ký vào Sổ Cái TK 211, 212, 213, 214. Từ đó vào bảng cân đối phát sinh và là tư liệu để lập BCTC.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH dấu ấn truyền thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w