Dạng này có 2 loại:
• Thiết bị loại ống: Loại này có cấu tạo giống thiết bị trao đổi nhiệt ồng chùm. Chất lỏng chảy từ trên xuống theo thành phía trong ống ở dạng màng, khí đi từ dưới lên tiếp xúc với màng chất lỏng và như thế quá trình hấp thụ được thực hiện, để lấy nhiệt tỏa ra người ta cho nước lạnh vào khoảng không gian giữa các ống (đưòng kính ống từ 25-50mm).
• Thiết bị loại màng tấm: Trong thiết bị này, các tấm kim loại, gỗ hay chất dẻo được xếp thẳng đứng song song với nhau. Chất lỏng đi từ trên xuống qua bộ phận phân phối chảy thành màng theo bề mặt các tấm, khí đi ngược chiều từ dưới lên.
*Thiết bị hấp thụ loại màng có những ưu điểm sau đây: -Trở lực nhỏ.
-Vận tốc chất lỏng lớn. *Và có những khuyết điểm sau: -Hiệu suất thấp khi chiều cao lớn.
-Khó phân bố đều chất lỏng theo ống hay tấm.
Thiết bị loại này thường được ứng dụng để chưng và hấp thụ ở áp suất chân không.
2.6.3 THÁP ĐỆM
Tháp đệm là một tháp hình trụ gồm nhiều đoạn nối với nhau bằng bích hay hàn. Trong tháp người ta hay đổ dày đệm. Tháp đệm được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ hóa học để hấp thụ hay chưng luyện. Trong tháp đệm, chất lỏng chảy từ trên xuống theo bề mặt đệm và khí đi từ dưói lên. Có hai loại đệm chính được sử dụng:
• Đệm cấu trúc: Được tạo thành từ các mắt lưới kim loại, các lưới được uốn cong hay đục lỗ và sắp xếp một cách có trật tự thành khối trụ hay chữ nhật. Đệm này có đặc trưng là độ rỗng cao, tổn thất áp suất bé, năng suất cao. Nhưng việc chế tạo, lắp đặt, vệ sinh rất tốn kém và mất thời gian.
• Đêm không có cấu trúc: Có dạng hình vòng nhẫn, yên ngựa...được sắp xếp một cách ngẫu nhiên nhưng vẫn đảm được chế độ thủy động của lớp đệm và tổn thất áp suất. Tháp đệm có những ưu điểm sau:
- Hiệu suất cao do bề mặt tiếp xúc lớn. - Cấu tạo đơn giản.
- Khoảng làm việc tương đối rộng.
Nhưng tháp đệm có nhược điểm quan trọng là khó ướt đều đệm. Nếu tháp cao quá thì phân phối chất lỏng không đều. Để khắc phục nhược điểm đó thì chia đệm thành nhiều tầng và đặt thêm bộ phận phân phối chất lỏng tương ứng với mỗi tầng đệm.
2.6.4 THÁP ĐĨA
Tháp đĩa được ứng dụng nhiều trong công nghệ hóa học. Trong tháp khí đi qua lớp chất lỏng chuyển đông trên đĩa từ trên xuống dưới. Ở tháp đệm 2 pha tiếp xúc liên tục còn trong tháp đĩa sự tiếp xúc thực hiện ở mỗi bậc riêng biệt. Người ta chia tháp đĩa có ống chảy chuyền và tháp đĩa không có ống chảy chuyền.
• Tháp đĩa có ống chảy chuyền: Trong tháp khí đi từ dưới lên qua các lỗ van hay chóp (hoặc lưới) trên đĩa sau đó sục vào lớp chất lỏng giữ trên đĩa nhờ vách chảy chuyền. Dòng lỏng đi từ đĩa trên xuống qua vách chảy chuyền đến vùng tiếp xúc pha, sau đó lại tiếp tục đi xuống đĩa tiếp theo qua vách chảy chuyền và quá trình là liên tục.
-Đĩa chóp: Tháp gồm có nhiều đĩa lắp trong một thân hình trụ, mỗi đĩa có ống (vách) chảy chuyền, số ống (vách) chảy chuyền phụ thuộc vào kích thước chóp (có thể là một ống hoặc nhiều hơn). Loại này có năng suất không cao nhưng độ linh động lớn, tổn thất áp suất lớn.
-Đĩa lưới: Loại này có cấu tạo đơn giản, rẻ tiền nhưng khi sử dụng nguyên liệu có khả năng ăn mòn thì dễ làm thay đổi đường kính lỗ ảnh hưởng tới hiệu suất quá trình. Khi lượng hơi quá lớn thì lỏng không thể chảy xuống được dễ gây ngập lụt tháp, mặt khác khi lượng hơi nhỏ thì lại làm khô tháp.
-Đĩa van: Là đĩa trung gian giữa đĩa chóp và đĩa lưới. Đĩa van hạn chế được hiện tượng sặc (khi vận tốc hơi lớn) và hiện tượng mưa (khi vận tốc hơi nhỏ). Loại này làm việc tùy theo vận tốc của dòng khí, khi vận tốc dòng khí tăng thì van sẽ mở ra dần cho đến khi đạt cực đại, khi vận tốc dòng khí giảm thì van sẽ đóng dần không cho lỏng
chảy xuống tránh hiện tượng khô tháp. Trong tháp thì các van được cài đặt độ mở theo một vận tốc khí nhất định. Đĩa van là dạng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa học nói chung và lọc hóa dầu nói riêng.
• Tháp đĩa không có ống chảy chuyền: Với loại này thì khí và lỏng chuyển động từ đĩa này qua đĩa khác trên cùng một lỗ (rãnh). Hiện nay loại này ít được sử dụng vì chế độ làm việc không ổn định mặc dù có hiệu suất tiếp xúc tốt. Thường sử dụng khi yêu cầu đường khính nhỏ (d<1,8m) nếu lớn hơn sẽ có hiện tượng phân bố lỏng hơi không đều và kéo theo năng suất không cao.