Chất lượng của khí xử lý ra khỏi thiết bị hấp phụ phụ thuộc vào:
* Áp suất làm việc: áp suất càng cao thì lượng khí H2S chứa trong khí đã xử lý càng ít, có thể đạt đến nhỏ hơn 4ppm thể tích. Ở áp suất thấp, hàm lượng H2S trong khí đã xử lý có thể đạt đến 100 - 250 ppm thể tích. Đối với khí CO2, nếu thực hiện quá trình ở áp suất cao thì có thể đạt được nồng độ 50 ppm thể tích, nếu áp suất của quá trình không được kiểm soát thì hàm lượng của CO2 có thể đạt đến 1000-5000ppm.
* Chất lượng của dung môi hoàn nguyên: phụ thuộc vào điều kiện của quá trình hoàn nguyên (áp suất, ...). Chất lượng của dung môi hoàn nguyên ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ (tức là nhanh chóng đạt đến mức bão hòa nếu như lượng acide loại bỏ không triệt để hay là hoạt tính giảm nếu dung môi bị biến chất trong quá trình tái sinh).
* Khuynh hướng tạo bọt của dung môi: Ảnh hưởng của hiện tượng tạo bọt tới quá trình hấp thụ là rất lớn và phức tạp, nó làm tăng lượng amine kéo theo khí đã được xử lý do đó làm giảm chất lượng quá trình cũng như làm tăng sự tiêu hao dung môi (amine). Nguyên nhân của hiện tượng tạo bọt:
-Do dung dịch amine phản ứng với các hợp chất lưu huỳnh (COS, CS2, RSH...) tạo thành hợp chất không tái sinh được mà các chất này có khả năng tạo bọt.
- Do các phần tử rắn (hạt huyền phù) tồn tại trong dòng khí. -Do các sản phẩm phân hủy của amine.
-Do sự ngưng tụ các hydrocarbone nặng.
-Do sản phẩm tạo ra từ các chất ức chế chống ăn mòn (do amine có tính ăn mòn).
Như vậy muốn phòng tránh hiện tượng này thì phải hạn chế đến mức thấp nhất có thể các tạp chất có trong dung môi, điều này có thể đạt được nhờ việc bố trí thiết bị lọc (giữ lại các hạt rắn có kích thước >10μm); tránh hydrocarbone nặng bằng cách bố trí thiết bị tách lỏng (ngay
tính chống là sử dụng tác nhân ức chế sự tạo bọt thường là huyền phù nước silicon hoặc rượu có nhiệt độ sôi cao.