CÓ NHỮNG BƯỚC CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC Các hoạt động văn hóa thông tin thể thao:

Một phần của tài liệu tài liệu Lịch sử tam dương (Trang 34)

Các hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao:

Công tác quản lý Nhà nước về các hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao và tuyên truyền, hướng dẫn chỉ đạo hoạt động của cơ sở được tăng cường. Các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, vốn nghệ thuật dân gian được khơi dậy, bảo tồn và phát triển. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gia đình, làng, đơn vị văn hóa được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tính đến hết năm 2004 toàn huyện có 76% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 47/145 thôn đạt thôn văn hóa; có 82/145 thôn xây dựng được hương ước; 45 làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa (trong đó có 11 làng văn hóa cấp tỉnh). Toàn huyện có 13 câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, 9 câu lạc bộ thể dục thể thao, 27 sân bóng đá, 55 sân bóng chuyền. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, đón danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Hệ thống các thiết chế văn hóa ở cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, các di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, tôn tạo, 100% các xã đã có Bưu điện văn hóa xã, 98% số hộ gia đình được sử dụng điện, trên 95% số hộ có ti vi, radio - catsette và các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, duy trì chế độ phát sóng, chất lượng tin, bài đảm bảo. Đài truyền thanh các xã được nâng cấp và tiếp sóng đều đặn. Các dịch vụ bưu chính viễn thông, sử dụng và khai thác công nghiệp thông tin có hiệu quả.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

Hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố và phát triển, quy mô phát triển đi vào ổn định, các loại hình trường lớp ngày càng đa dạng hơn. Toàn huyện có 14 trường THCS, 15 trường tiểu học 14 trường mầm non, 2 trường THPT, 01

trung tâm giáo dục thường xuyên đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập. Số trường đạt chuẩn quốc gia tăng, năm 2005 toàn huyện đã có 8 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn một, trong đó: có 01 trường mầm non, 7 trường tiểu học. Hiện nay toàn huyện có 58% số phòng học cao tầng, 100% các xã có ít nhất 02 nhà lớp học cao tầng.

Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong các nhà trường cơ bản đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị ngày được nâng cao. Tỷ lệ cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn tăng, trong đó: Ngành học mầm non đạt chuẩn là 72,19% (trên chuẩn là 0,3%). Tiểu học đạt chuẩn 97,2% (trên chuẩn là 24,7%). THCS đạt chuẩn 97,3% (trên chuẩn là 31,5%). THPT 100% đạt Chuẩn (trên chuẩn là 6,4%).

Các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tiếp tục được tăng cường, triển khai có hiệu quả các chương trình giáo dục, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học và chương trình thay sách giáo khoa tiểu học và THCS. Đầu tư, nâng cấp cơ sở đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường có chuyển biến rõ rệt, giáo dục thể chất, văn hóa - văn nghệ hàng năm đạt kết quả cao, kết quả thi tốt nghiệp của các nhà trường năm sau cao hơn năm trước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Đến năm 2003, có 100% các xã trong huyện đã thành lập được Trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả. Công tác khuyến học tiếp tục được quan tâm duy trì, tổ chức thành công đại hội khuyến học các cấp, tổ chức hội nghị biểu dương gia đình hiếu học, cộng đồng khuyến học tiêu biểu lần thứ nhất. Duy trì và nâng cao hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, nâng cao chất lượng dạy bổ túc văn hóa và dạy nghề cho học sinh. Thực hiện công bằng trong giáo dục, dân chủ trong các nhà trường được thực hiện ngày một tốt hơn.

Sự nghiệp Y tế, Dân số - Gia đình và Trẻ em:

Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển đáp ứng ngày càng cao nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Công tác phòng và quản lý dịch bệnh được tăng cường, các chương trình y tế quốc gia được tổ chức triển khai thực hiện tốt. Đầu tư xây mới Trung tâm y tế huyện tới đây chuyển thành Bệnh viện đa khoa huyện, mua sắm một số trang thiết bị y tế hiện đại như: Máy do nhịp thở, nội soi, siêu âm, sinh hóa phục vụ khám, chữa bệnh. Trạm y tế các xã

được nâng cấp xây dựng khang trang hơn, thiết bị y tế được trang bị ngày càng hiện đại… Năm 2004, hai xã Kim Long, Vân Hội đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Chất lượng khám chữa bệnh, y đức của thầy thuốc được nâng cao, 6/13 trạm y tế xã đã có bác sĩ, hiệu suất sử dụng giường bệnh tuyến huyện đạt 91,7% (tăng 1,7% sơ với năm 2000), tuyến xã là 78%. Các hoạt động phòng dịch, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả.

Công tác bảo vệ, chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đạt kết quả tốt. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng (giảm từ 32% năm 2000 xuống còn 26% năm 2004). Tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 100% trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, chăm sóc.

Trong những năm đổi mới vừa qua, Tam Dương đã không ngừng phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đã tập trung chỉ đạo khá toàn diện, đề ra những chủ trương, biện pháp sát với thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Kinh tế có bước tăng trưởng khá, bình quân 13,3%/năm. Thu, chi ngân sách tăng khá. Cơ sở vật chất được tăng cường, mạng lưới điện, giao thông, bưu điện, trường học, trung tâm y tế ngành, các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng mới. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã và đang được cải thiện.

<Theo Tam Dương trên đường đi mi– NXB VH Thông tin – Công ty Văn hóa Trí Tu Vit - 2006>

Một phần của tài liệu tài liệu Lịch sử tam dương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w