TAM DƯƠNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu tài liệu Lịch sử tam dương (Trang 31)

NHỮNG THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO TƯƠNG LAI

Trong điều kiện còn khó khăn, thách thức trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng của nhân dân trong huyện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch vững mạnh. Đó là tiền đề để tiếp tục thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2000 - 2005) đạt 13,3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. So với năm 2000 tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng từ 21,1% tăng lên 29,3 % năm 2005, ngành nông - lâm nghiệp từ 58,2% giảm còn 47,9%. Thương mại - dịch vụ tăng từ 21,7% tăng lên 22,8%.

Ngành nông - lâm nghiệp: Tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 7,1%/năm

(mục tiêu Đại hội là 4,5 - 5%). Sản lượng lương thực đạt 40,6 ngàn tấn, bình quân đạt 436kg/người/năm.

Kết quả nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Do làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, phòng chống lụt bão, tập trung chống hạn, chủ động về thủy lợi và đầu tư thâm canh nên năng suất lúa bình quân từ 41,84 tạ/ha năm 2000 tăng lên 51,54 tạ/ha. Đảm bảo an toàn lương thực, có sản phẩm hàng hóa, tăng giá trị thu nhập từ 20,15 triệu đồng/ha/năm lên 26,5 triệu đồng/ha/năm. Giá trị ngành nông, lâm - thủy sản tăng từ 67.493 triệu đồng năm 2000 lên 184.402 triệu đồng năm 2005.

Chăn nuôi: ổn định đàn trâu, tăng nhanh đàn bò, đàn lợn, đàn gia cầm và

thủy sản: Đàn trâu 3.708 con; đàn bò 14.206 con (tăng 4.516 con so với năm 2000); đàn lợn có 46.340 con tăng 4.657 con; tổng diện tích nuôi trồng thấy sản là 193,54ha, tăng 47,64ha. Một số dự án được triển khai đi vào hoạt động có hiệu quả như: Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn, các mô hình nuôi thả cá, nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp quy mô lớn, đã thu được

kết quả tốt Dự án cải tạo đầm Nhị Hoàng đang được triển khai tích cực, tổng diện tích 200 ha, nhằm tiêu úng kết hợp trồng lúa và nuôi thủy sản, mô hình kinh tế trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi, đã góp phần tạo thêm việc làm mới, xóa đói giảm nghèo, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Dự án trồng cây ăn quả tập trung giai đoạn 2 được triển khai chỉ đạo chặt chẽ, với phong trào "phá bạch đàn tràn vải, nhãn", cải tạo vườn tạp trồng cây có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện đã trồng 1.346 ha cây ăn quả, trong đó trồng mới trong 5 năm là 567ha.

Tổ chức được các mô hình sản xuất giống lúa tại chỗ có phẩm cấp, chất lượng tốt, từng bước đáp ứng nhu cầu giống lúa tại chỗ cho nông dân. Các loại cây trồng như: Lạc, đỗ tương, dưa chuột, rau màu, củ, quả đem lại giá trị kinh tế cao được áp dụng ở nhiều địa phương, sản xuất đã gắn với nhu cầu của thị trường, bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi.

Công tác thống kê, kiểm kê, quản lý đất đai được tăng cường. Chỉ đạo chặt chẽ, việc thu hồi và giao đất cho các nhu cầu xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi và khai thác nguyên vật liệu. Đảm bảo đúng tiến độ và đầy đủ các thủ tục theo quy định của Nhà nước và được nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2010, quy hoạch đất cho các cơ quan thuộc huyện, quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị trấn huyện và các nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàn thành việc chuyến đổi các hợp tác xã, đi vào củng cố và hoạt động đã phát huy vai trò quản lý sản xuất, 1/3 số hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức sản xuất và hạch toán kinh doanh có lãi. Các hợp tác xã đều xây dựng được định mức, đơn giá trong các khâu dịch vụ, hướng dẫn xã viên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dịch vụ, vốn và tiêu thụ sản phẩm. Các hợp tác xã đã tổ chức đại hội hết nhiệm kỳ, trong 5 năm, số hợp tác xã đạt loại khá 60%, trung bình 32%, yếu 8%. Các hợp tác xã ở Hợp Thịnh luôn dẫn đầu về phát triển các loại hình dịch vụ đạt hiệu quả.

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: Thực hiện

quy hoạch và triển khai các dự án cụm công nghiệp Hợp Thịnh với diện tích 120 ha (đã có 20 doanh nghiệp đăng ký và đầu tư). Quy hoạch khảo sát cụm công nghiệp Hướng Đạo - Đạo Tú - Thanh Vân với diện tích gần 300ha đã được tỉnh phê duyệt. Bước đầu triển khai quy hoạch chi tiết thị trấn huyện lỵ Tam Dương. Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn. Giá trị sản xuất công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2000 đạt 41.319 triệu đồng, năm 2005 đạt 110.878 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 26,4% (tăng 12,4% so với mục tiêu Đại hội). Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, có nhiều cố gắng khắc phục và giảm dần lãng phí trong xây dựng cơ bản, đặc biệt coi trọng chất lượng các công trình.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình như: Trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND và các cơ quan thuộc huyện, các cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở các xã, thị trấn, cải tạo và nâng cấp tuyến đường quốc lộ 2c, đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh lộ 310, 350, cải tạo, duy tu các tuyến đường liên huyện, liên xã. Đến nay cơ bản các tuyến giao thông chính của huyện đã được nhựa hóa, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hôi.

Chương trình giao thông nông thôn được triển khai thực hiện đem lại hiệu quả cao, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" thực hiện tốt quy chế dân chủ "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý sử dụng". Qua 4 năm bằng nguồn vốn huy động đã xây dựng được 67,2 tìm đường bê tông, lát gạch, xây 81,6km rãnh thoát nước; 5,4km kè; xây mới và sửa chữa 988 cống thoát nước; làm cấp phối và mở rộng 507,8 tìm đường. Xây dựng được 43,8 km kênh cứng, đã tạo bước phát triện mới về xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật khang trang sạch đẹp, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và phục vụ có hiệu quả đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.

Các hoạt động thương mại - dịch vụ, tài chính, tín dụng, ngân hàng:

Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, hàng hóa phong phú đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Doanh thu thương mại - dịch vụ hàng năm đều tăng, bình quân 5 năm là 15,7% (mục tiêu Đại hội 14%, vượt l,7%), mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng, đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế - xã hội và đời sống tinh thần cho nhân dân, năm 2000 bình quân 1 máy điện thoại /100 dân; năm 2005 đạt 4 máy điện thoại/100 dân.

Dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách phát triển tốt, tổng doanh thu vận tải đến năm 2004 đạt 4.167 triệu đồng. Tổng thu ngân sách từ nền kinh tế huyện đạt 8,854 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn được quan tâm, chỉ đạo quả lý chặt chẽ và tận dụng các nguồn thu, thực hiện thu đúng, thu đủ. Việc phân cấp quản lý ngân sách ngày càng chặt chẽ, từng bước nâng cao trách

nhiệm quản lý của các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện năm 2000 đạt 8.270 triệu đồng; năm 2004 đạt 21.99 triệu đồng. Tổng chi ngân sách năm 2000 đạt 9.766 triệu đồng năm 2004 đạt 21.305,8 triệu đồng. Hoạt động tín dụng ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, đáp ứng được nhu cầu cho vay để phát triển sản xuất, quan tâm đến các đối tượng ngân sách xã hội và các hộ nghèo. Tạo mọi điều kiện để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội ổn định đời sống.

Một phần của tài liệu tài liệu Lịch sử tam dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w