Tình hình kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam (Trang 51)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.1. Tình hình kinh tế trong nước

Nổi bật về kinh tế trong nước giai đoạn 2007 – 2011 là các vấn đề về lạm phát, lãi

suất, đầu tư công kém hiệu quả, thâm hụt cán cân thương mại, tỷ giá do áp lực từ cuộc

khủng hoảng kinh tếthếgiới.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thực hiện cam kết quy chế thương mại bình thường vĩnh

viễn với Hoa Kỳ. Do đó, thị trường xuất khẩu m ở rộng, các rào cản thương mại Việt Nam

với các nước thành viên WTO được dỡ bỏ hoặc hạn chế. Kinh tế tăng trưởng cao, cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ là thành tựu nổi bật nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế

Việt Nam năm 2007. Kinh tế Việt Nam kết thúc năm 2007 với thu hút vốn FDI đạt kỷ lục

17,8 tỷUSD và kinh tế tăng trưởng 8,4%.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ năm 2008 đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế Việt Nam và gâyảnh hưởng nặng nề tới tất cả các chủ thể trong nền kinh tế. Nền

kinh tế Việt Nam trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã trải qua những trạng thái

hoàn toàn trái ngược từ quá nóng sang quá lạnh. Những tháng đầu năm 2008 do giá nguyên liệu, dầu mỏ và lương thực tăng chóng mặt kèm theo chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức của chính phủ trong những năm trước đây đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng

tăng vọt ở mức cao nhất trong vòng 17 năm qua lên đến 23%. Đồng thời với đó do nền kinh

tế phát triển quá nóng dẫn tới đầu tư tràn lan kém hiệu quả gây ra nhập khẩu tăng vọt đẩy

thâm hụt thương mại lên mức kỉ lục là 17 tỷ USD. Mức thâm hụt lớn này gây sức ép lên

VND và khiến VND có khả năng bị mất giá nghiêm trọng. Trước hoàn cảnh khó khăn đó

chính phủ Việt Nam đã thực thi hàng loạt các biện pháp cấp bách n hư thắt chặt tiền tệ (lãi

suất cơ bản có lúc đã đẩy lên đến mức 14%), siết chặt đầu tư công và chi tiêu chính phủ

hiệu quả khi lạm phát đã hạ nhiệt vào các tháng cuố i năm, thâm hụt thương mại giảm bớt qua đó tỷ giá VND/USD đã trở nên cân bằng vàổnđịnh hơn.

Tuy nhiên ngay sau đó tháng 10/2008, Chính phủ lại chuyển hướng chính sách, tập

trung chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và an si nh xã hội.

Chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12/2008, một gói 6 tỷ USD kích thích kinh

tế được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển

kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội. Trong bối cảnh có

những biến động không thuận của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,2% so với 8,5% năm 2007.

Ngay từ đầu năm 2009, trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn

cầu và ngăn chặn suy giảmkinh tế, chính phủ đãđưa ra gói kích thích kinh tế. Gói kích cầu

có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160

nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD) chủ yếu là chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng, miễn

giảm thuế, khuyến khích xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Việc thực hiện cơ chế hỗ

trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới

lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến trên thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản.

Dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế

của Việt Namđã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh.

Nền kinh tếchạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đó liên tục cải thiên tốc độ

ở các quý sau. Nếu như năm2008 lànămchứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong

vòng hơn một thập kỷ qua thì năm2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai

con số.

Năm 2010 lạm phát tăng cao (11,75%), nhập siêu cả năm là 12,37 tỉ đô la Mỹ, giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá vàng thế giới, tiền đồng mất giá hơn 9,68%, chênh lệch giữa

tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng (có lúc là 2.000 đồng/đô la Mỹ), đầu tư công tràn lan kém hiệu quả là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người

các ngân hàng trong năm qua đã lên đến đỉnh, khi lãi suất hu y động có thời điểm đạt 17%/năm. Bằng sự can thiệp của NHNN, lãi suất hạ nhiệt nhưng vẫn đứng ở mức cao và đã xuất hiện hiện tượng hai lãi suất. Đây chính là gánh nặng lớn nhất đối với doanh nghiệp trong năm qua. Từ chỗ được hỗ trợ lãi suất 4% trong năm 20 09, sang đầu năm 2010 doanh

nghiệp phải chịu lãi suất vay vốn trên 10%, rồi tăng dần đến 16-18%/năm, thậm chí có lúc hơn 20%.

Năm 2011 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước. Về lạm phát, mặc dù

các biện pháp kiềm chế lạm phát vàổn định vĩ mô được Chính phủ tập trung triển khai quyết

liệt đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 9 tháng đầu năm giảm đáng kể song theo số

liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58% - cao

hơn dự đoán trước đó của các bộ ngành và các chuyên gia. Hệ thống ngân hàng đã lộ rõ nhiều điểm yếu nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những

cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng...Hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen dây chuyền xảy ra trên nhiều địa phương và hàng loạt

các doanh nghiệp bị phá sản do khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm tạo thêm khó khăn cho

nền kinh tế trong năm 2011. Trong bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 ngày

24/02/2011 nhằm thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt

giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu... và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù lạm phát vẫn cán

mốc trên 18% nhưng những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rõ rệt vào thời điểm cuối năm cũng như các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cắt giảm lãi suất, thoái vốn ngoài ngành, tăng hiệu quả đầu tư công...cho thấy hiệu quảcủa Nghịquyết 11 này.

Chính sự bất ổn của nhiều yếu tố nêu trên tác động lên nền kinh tế trong nước nên

nhàđầu tư đã chọn vàngđể đảm bảođồngvốn kinh doanh, tránh bị ảnh hưởng bởilạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)