Sự biến động thuộc các thị trường khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam (Trang 40)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2.3. Sự biến động thuộc các thị trường khác

Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá

dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Khi giá năng lượng tăng,

có thể đẩy các ngành sản xuất dịch vụ nhất là vận chuyển rơi vào khó khăn vì vậy khi giá

dầu tăng quá mức thường gây tác động xấu đến nền kinh tế nhất là gây ra tình trạng lạm

phát, kém tăng trưởng khiến giá cảcác loại hàng hóa sản xuất ra trở nên đắt đỏ, dẫn đến tình

trạng lạm phát. Chính vì vậy, giá vàng cũng sẽbiến động theo cùng chiều hướng là tăng theo

giá dầu do nhu cầu đầu tư tránh rủi ro. Vì thế để giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, các

nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ… có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và

tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị.

Tuy nhiên, dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu

dẫn đến hệ quả tiền USD giảm giá trị, và các nước càng có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng.

Người ta đã chứng minh được rằng, một trong những nguyên nhân khiến giá vàng

liên tục thay đổi là do nền kinh tế toàn cầu chao đảo bởi sự leo thang chóng mặt của giá dầu

mỏ. Giá dầu tăng khiến tỷ lệ lạm phát vọt lên rất nhanh. Ngày 31/01, giá dầu thế giới đã

vượt ngưỡng 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2008, tăng hơn 1%, do các nhà giao

dịch lo ngại những biến động tại Ai Cập có thể làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu qua kênh

đào Suez và những dự đoán nhu cầu năng lượng tăng. Giá dầu sau đó liên tiếp chinh phục các đỉnh cao mới là 147,24 USD/thùng thì giá vàng lúcđó cũng lên đến đỉnh kỷ lục là 1032

USD/ounce. Vào tháng 4/2009, giá dầu đã giảm xuống chỉ còn khoảng 50 USD/thùng, mặc

dù đã giảm khoảng 2/3 so với mức kỷ lục ở mùa hè năm trước đó, giá dầu hiện vẫn ở mức tương đối cao so với những mức giá trong lịch sử. Ngày 31/12, trong phiên giao dịch cuối

cùng của năm 2010, giá dầu thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 năm qua tại thị

trường New York do ngày càng xuất hiện nhiều dự đoán về việc nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu

giao tháng 2/2011 đã đứng ở mức 91,38 USD/thùng tại phiên đóng cửa, tăng tới 1,54

USD/thùng so với ngày 30/12. Cùng ngày, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2010, giá

vàng duy trì được trên mức 1.400USD/ounce và như vậy tăng được 29,7% trong năm 2010,

mức tăng mạnh nhất trong 3 năm gần đây. Trong năm 2011,giá dầu thô tăng sau khi EU cho

biết các Bộ trưởng có ý định công bố các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn về năng lượng và ngân hàng của Iran. Iran trước đó đãđưa ra đe dọa ngăn chặn dòng chảy d ầu qua

eo biển Hormuz, nơi mà thông qua đó có khoảng 20% lượng dầu của thế giới được vận

chuyển qua, nếu xuất khẩu bị hạn chế. Tình hình trên khiến giá dầu thô giao tháng 2/2011 tăng 26 cents, tương đương 0,3% lên 103,22 USD/thùng trên sàn New York, mức đóng cửa

cao nhất kể từ ngày 10/5/2010. Giá dầu đã tăng 8,2% trong năm 2011, hoàn thành năm tăng

giá thứ 3 liên tiếp. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu mỏ tăng, theo nhận định của giới

phân tích, là do đồng USD tiếp tục bị mất giá và sự phục hồi gần đây trên các thị trường

chứng khoán toàn cầu.

Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư có tính chất thay thế cho nhau, nghĩa là khi

có tiền, nhà đầu tư có thể chọn đầu tư vào chứng khoán, hoặc vàng hoặc cả hai để sinh lời.

Về lý thuyết, luồng vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn. Trên phương diện này, khi chứng khoán lên, sẽ tạo

nhiều cơ hội cho mọi người kiếm lợi nhuận từ thị trường chứng khoán và giảm đầu tư vào

vàngvà ngược lại.

Vào tháng 5/2006, sau cú tăng vọt đến trên 30%, giá vàng thế giới đã thực hiện một

cú bổ nhào đến 23% chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là giai đoạn mà thị trường chứng

khoán Mỹ và nhiều thị trường chứng khoán quốc tế, trong đó có cả Việt Nam, đang nằm

trong xu thế tăng đều để sau đó tăng mạnh. Vào năm 2007, chứng khoán Mỹ đã tạo đỉnh rồi

bắt đầu chu kỳ sụt giảm. Cũng trong thời gian đó, giá vàng thế giới đã tăng liên tục 50%, nhưng từ tháng 3/2008 đã giảm liên tục trong 8 tháng sau với tỷ lệ khoảng 23%. Thị trường

chứng khoán và hàng hóa đã quayđầu giảm đột ngột trong năm 2008 do nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Mặc dù các chỉ số chứng khoán đã hồi phục phần nào nhưng

vệ vốn của mình. Trong khi các tài sản khác như bất động sản và hàng hóa mất đi giá trị thì

vàng vẫn được coi là một tài sản an toàn cho giới đầu tư - những người đang tìm cách bảo vệ

bản thân trong suốt thời kỳ kinh tế đầy khó khăn.

Phiên giao dịch ngày 10/8/2011, thị trường chứng khoán Mỹ, Châu Âu một lần nữa

rơi vào trạng thái hoảng loạn, nhà đầu tư bán tống bán tháo các loại cổ phiếu tài chính, ngân

hàng nâng khối lượng giao dịch toàn thị trường lên gần gấp đôi mức trung bình hàng ngày từ

đầu năm. Nỗi lo sợ cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu có thể tác động xấu đến các ngân hàng

Pháp và dần lan sang hệ thống tài chính Mỹ đã khiến các chỉ số chính trên Phố Wall bốc hơi

hơn 4%, trong khi cũng lấy đi của các sàn Châu Âu ít thì hơn 3%, nhiều thì trên 5%. Đây là

phiên thứ hai kể từ đầu tuần tới nay, các sàn chứng khoán thế giới chòng chành dữ dội, khiến

giới đầu tư hoang mang, tìm cách tháo chạy khỏi lĩnh vực kinh doanh cổ phiếu. Nhiều người đã phải tìm tới vàng như một kênh trúẩn an toàn.

Kết thúc phiên ngày 10/8/2011, giá vàng quốc tế một lần nữa xác lập kỷ lục. Cụ thể,

giá vàng giao tháng 12/2011 chốt ở mức 1.784,3 USD/ounce, tăng 2,4% so với phiên trước

đó. Đến 6h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng đã lên 1.804,9 USD/ounce. Trước đó, kỷ lục của giá vàng được thiết lập ở mức 1.816,1 USD/ounce. Giá vàng giao ngay tăng 1,5% lên 1.769

USD/ounce, dù trong phiên giao dịch chính thức có thời điểm đã tăng hơn 3% lên 1.796,86

USD/ounce. Tuy nhiên, đến 6h10 theo giờ Việt Nam, giá vàng này đã leo lên tới 1.806,54

USD/ounce. Tính tới hết phiên hôm qua, giá vàng đã tăng 7% trong tuần này và tăng 20% kể

từ tháng 6/2011.

Mối lo lắng về tiềm lực tài chính của các ngân hàng Pháp đã châm ngòi cho làn sóng

bán tháo cổ phiếu ngân hàng của Châu Âu, Mỹ và đẩy giá mặt hàng vàng tăng đột biến. Chỉ

số ngân hàng Châu Âu rớt 6,7%, chỉ số KBW của các ngân hàng Mỹ trượt 4,9%. Giá vàng

cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu chững lại cho thấy niềm tin vào đồng USD và đồng Euro đã

bị đổ vỡ, khi kinh tế Mỹ và Eurozone ngày càng lao đao. Giới đầu tư đang tháo chạy khỏi

chứng khoán để đổ sang vàng, bất chấp giá vàng cao ngất ngưỡng.

Nhiều người nghĩ rằng, năm 2011 là phần tiếp theo của cuộc khủng hoảng năm 2008.

Standard & Poor's đã khiến một loạt các ngân hàng đầu tư sụp đổ.Và điều đó có vẻ đang lặp

lại, khi cuối tuần trước tổ chức định mức tín dụng Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm nợcủa

Mỹ, và tiếp sau đó các thị trường chứng khoán thế giới chao đảo dữ dội trong phiên giao dịch đầu tuần 8/8/2011 kéo theo sự biến động mạnh của giá vàng thế giới vào cuối năm

2011.

Kinh tế thế giới chao đảo hình thành nên "cơn lốc sa thải" với tốc độ lây lan nhanh

chóng. Trong số các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm việc làm, xuất hiện cả những cái tên

"đìnhđám" nhất như: Yahoo, General Electric, Coca-Cola, Goldman Sachs, Citigroup... và tất nhiên là có cả các hãng xe hơi nổi tiếng.

Tại Mỹ, hàng ngàn người đã bị sa thải sau khi nhiều ngân hàng, công ty bị phá sản.

Tính riêng trong tháng 10/2008 vừa qua có khoảng 240.000 người mất việc, đưa tỷ lệ thất

nghiệp ở quốc gia này tăng lên mức 6,5% (so với 6,1% của tháng 9), mức cao nhất trong 14 năm qua. Mất việc làm được ghi nhận ở phần lớn 274 ngành, chỉ có 37,6% ngành nhận thêm

người trong tháng 10, trong đó ngành y tế nhận nhiều người mới nhất, 26.000 người. Các

ngành sản xuất hàng hoá giảm 132.000 việc làm, ngành cơ khí giảm 90.000 việc làm, ngành

xây dựng giảm 49.000 việc làm. Trong ngành dịch vụ, 108.000 người mất việc, trong đó

38.000 việc trong ngành bán lẻ, 24.000 trong ngành dịch vụ tài chính và 51.000 trong các

nghề hỗ trợ tạm thời. Mặc dù Tổng thống mới đắc cửBarack Obama hứa sẽ tạo thêm 2,5 triệu việc làm và cân nhắc phương án đầu tư 700 tỷ USD vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ

tầng để đưa nền kinh tế tăng trưởng trở lại bên cạnh mục đích an sinh xã hội ,nhưng cơn lốc

sa thải vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và sẽ liên tục tăng cho đến khoảng nửa đầu năm

2009...

Tình hình Châu Âu cũng bất ổn không kém. Một loạt các hãng, tập đoàn lớn của Anh

đã tuyên bố cắt giảm nhân viên khiến tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng lên mức cao

nhất trong 11 năm qua. Cụ thể tập đoàn dịch vụ viễn thông BT lớn nhất Anh đã công bố kế

hoạch cắt giảm 10.000 nhân viê n trên phạm vi toàn cầu. Thông tin này đã gây ra cú sốc trên thị trường lao động nước Anh. Trước đó, các hãng Virgin Media, Yell và GlaxoSmithKline

cũng có kế hoạch cắt giảm tới 2.000 việc làm trên khắp thế giới vào năm tới. Nhà sản xuất

quốc phòng BAE Systems cũng giảm 200 việc làm. Như vậy tính đến hết quý III/2008 số người thất nghiệp của nước Anh là 1,82 triệu người, số việc làm mới được tạo ra giảm xuống

còn 589.000. Dự tính trong thời gian tới tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tăng hơn nữa. Tại Pháp,

trong tháng 8/2008 số người thất nghiệp tăng thêm 40.000 người. Theo dự báo Tổ Chức Hợp

Tác và Phát Triển Kinh Tế, OCDE, nước Pháp sẽ có tỷ lệ thất nghiệp là 8,5% vào cuối 2009,

và khoảng 9% trong năm 2010...

Ở phương Đông, bên bờ Thái Bình Dương tưởng như êm ả, Trung Quốc cũng đang

phải vật lộn với làn sóng sa thảilớn chưa từng có. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2008 có thêm

10,2 triệu người mất việc, trong quý III/2008, nhu cầu tuyển lao động giảm xuống còn 5,5%.

Trước tình hìnhđó, Trung Quốc đã phải công bố một loạt biện pháp như trợ giúp tài chính

để giúp các công ty giữ nhân công và hỗ trợ những người mất việc làm.

Theo tổ chức Lao động Thế giới (ILO), nếu các biện pháp thích hợp nhằm hỗ trợ việc

làm không được thông qua hoặc không được tiếp tục thực hiện, sẽ có hơn 40 triệu lao động

tại 51 quốc gia trên thế giới gia nhập đội quân thất nghiệp. Trong đó, năm 2009, tỷ lệ thất

nghiệp tại khu vực đồng euro cao nhất trong 12 năm qua với 9,8% tính đến tháng 10/2009.

Tại Mỹ, FED ngày 24/11 khẳng định tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 10,2% trong tháng

10/2009 với thêm 190.000 việc làm bị mất. Đây là mức thất nghiệp cao nhất kể từ năm 1983.

Tỉ lệ thất nghiệp tăng làm giới đầu tư sống lại hy vọng FED sẽ có thêm sự nới lỏng tiền tệ, điều này đã hỗ trợ thị trường vàng và các hàng hóa tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giá vàng và một số nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng tại Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)