NĂNG LỰC SÖT BÓNG CẦU MÔN BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN CỦA ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM TRƢỜNG THPT XUÂN HÕA - VĨNH PHÖC 3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trƣờng THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc.
Trong quá trình xây dựng và phát triển trường THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Kết quả điều tra được tiến hành tại( bảng 3.1)
Bảng 3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc.
Tổng số giáo viên
Giáo viên nữ Giáo viên nam
Tuổi đời >30 <30
6
2 4 2 4
33.3% 66.7% 33.3% 66.7%
Thông qua điều tra bảng 3.1 cho thấy đội ngũ giáo viên TDTT của nhà trường đều tốt nghiệp đại học và sau đại học, với tổng số 6 giáo viên số giáo viên dưới 30 tuổi chiếm 66.7 %, trên 30 tuổi chiếm 33.3%. Người có thâm niên công tác lâu nhất là 20 năm, người ít nhất là 2 năm, đây là tiềm năng lớn nếu khai thác hết khả năng thì có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ giảng dạy. Tuy nhiên, số lượng cán bộ trẻ chiếm khá lớn nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy vì vậy chất lượng giảng dạy vẫn còn hạn chế.
Để có cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy và tổ chức tập luyện ngoại khóa, đá tiến hành khảo sát cơ sở vật chất của trường. Kết quả điều tra được tiến hành tại (bảng 3.2)
Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC
TT Sân bãi, dụng cụ Khu giảng dạy Chất lượng Ghi chú 1 Sân bóng chuyền 1 Trung bình Đạt 2 Sân bóng đá 1 Trung bình Đạt 3 Sân đá cầu 1 Trung bình Đạt 4 Sân cầu lông 1 Trung bình Đạt 5 Sân điền kinh 1 Trung bình Đạt 6 Sân bóng rổ 1 Trung bình Đạt 7 Nhà tập đa năng 1 Đang xây dựng Thông qua kết quả điều tra được tiến hành tại bảng 3.2 cho thấy cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập GDTC mặc dù đã được nhà trường hết sức quan tâm đầu tư nâng cấp, song vẫn còn hạn chế về chất lượng và số lượng. Vì vậy chưa đảm bảo tốt cho việc học tập nội khóa cũng như ngoại khóa của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh trong đội tuyển và câu lạc bộ thì yêu cầu về sân bãi dụng cụ để phục vụ cho học tập và phát triển thể lực là rất cần thiết. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại thì ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường quan tâm nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng cách lựa chọn những phương pháp giảng dạy, bài tập hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế là việc hết sức cấp bách.
3.1.3. Thực trạng việc sử dụng bài tập cho đội tuyển bóng đá nam trƣờng THPT Xuân Hòa.
Qua quan sát một buổi tập luyện sút bóng cầu môn của đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa chúng tôi nhận thấy là việc thực hiện kỹ thuật sút bóng bằng mu trong bàn chân còn thiếu chuẩn xác và có lai tạp của kỹ thuật khác. Ở đây được đánh giá là mức độ tập luyện của các em còn chưa nhiệt tình, thời gian tập luyện ngoài buổi là rất ít…
Thực trạng này còn nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất là trong quá trình giảng dạy có một số lưu ý như:
Một là: Việc sử dụng các bài tập nhằm nâng cao hoàn thiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong hầu hết đã được sử dụng trong nhiều năm qua và cho đến nay một số bài tập đã không còn phù hợp với sự phát triển của Bóng đá hiện đại vì vậy việc lựa chọn những bài tập mới sao cho phù hợp là hết sức quan trọng và cần thiết.
Hai là: Thời gian sử dụng trong tập luyện ( nâng cao và hoàn thiện kỹ thuật) là rất ít, thông thường, trong một buổi tập thì thời gian phát triển kỹ thuật cần khoảng 25 - 30 phút, tuy vậy số thời gian thực chỉ ở khoảng 15 - 20 phút, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho các em trong đội tuyển.
Ba là: Việc sắp xếp các bài tập để phát triển kỹ thuật còn chưa hợp lý, thông thường để phát triển kỹ thuật thì trong một buổi tập giáo viên có thể sử dụng từ 2 đến 3 bài tập tạo cho các em có được hưng phấn tập luyện, tránh nhàm chán nhưng những bài tập đó phải phù hợp, không mâu thuẫn.
Ngoài ra còn có thể kể đến một số yếu tố ảnh hưởng khác như thể lực, tâm lý…
3.1.4. Đánh giá thực trạng năng lực sút bóng cầu môn của đội tuyển bóng đá nam trƣờng THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc.
Để đánh giá năng lực sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân của đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trên 20 em là thành viên của đội tuyển thực hiện sút bóng bằng mu trong bàn chân vào cầu môn (2x3m) với khoảng cách 9m, mỗi em thực hiện 10 quả, tính số quả thực hiện được cụ thể: 7 đến 10 là khá giỏi, 5 đến 6 là loại trung bình và dưới 5 là yếu (đá hỏng). Kết quả thu được ở (bảng 3.3)
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân của đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa
Chất lƣợng sút bóng Kết quả Tốt Trung bình Hỏng 200 50 70 80 100% % 25 35 40
Qua bảng 3.3 cho thấy hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân của đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa vẫn còn những hạn chế, chưa thực sự phát huy hết khả năng của mình, như sút bóng hỏng nhiều, khớp cổ chân không cố định mà dãn lỏng, tiếp xúc quá thấp hoặc quá cao so với trục ngang tâm bóng, làm bóng bay quá bổng hoặc nẩy bật đất và yếu…
Nguyên nhân của thực trạng này theo chúng tôi do phương pháp huấn luyện của nhà trường chưa hợp lý, học sinh chưa tự giác tập luyện, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, tuy nhiên ở đây cần thiết để đề cập đến tính bất hợp lý trong việc sử dụng bài tập của nhà trường như: Bài tập còn đơn điệu, thiếu tính hệ thống, giáo viên chủ yếu huấn luyện dựa vào kinh nghiệm. Chính vì vậy việc lựa chọn bài tập phù hợp để nâng cao năng lực sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa - Vĩnh Phúc là hết sức cần thiết.
3.2. LỰA CHỌN, ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP SÖT BÓNG CẦU MÔN BẰNG MU TRONG BÀN CHÂN CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NAM TRƢỜNG THPT XUÂN HÕA - VĨNH PHÖC
3.2.1. Lựa chọn các bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn cho đội tuyển bóng đá nam trƣờng THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc.
3.2.1.1. Những căn cứ để lựa chọn bài tập
Tổng hợp những cơ sở lý luận và thực tiễn trong tập luyện, giảng dạy và huấn luyện. Chúng tôi xác định khi lựa chọn bài tập nâng cao kỹ thuật sút bóng cầu
môn bằng mu trong bàn chân cho đối tượng nghiên cứu cần phải dựa vào những căn cứ sau:
- Các bài tập lựa chọn cần phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích của quá trình giảng dạy và huấn luyện.
- Các bài tập lựa chọn phải thích hợp, kỹ thuật động tác phải phù hợp với cấu trúc bài tập, lượng vận động phải nâng cao một cách liên tục và khoa học.
- Phân chia tối ưu khối lượng vận động của từng bài tập hoặc nhóm bài tập, đảm bảo cho người tập phát triển những tố chất cần thiết theo yêu cầu của kỹ thuật.
- Bài tập phải lựa chọn trên cơ sở đặc điểm trình độ của người tập cũng như điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện.
3.2.1.2. Các nguyên tắc lựa chọn bài tập.
- Nguyên tắc 1: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng phát triển toàn diện cho người tập.
- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.
- Nguyên tắc 3: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể hình thức tập luyện phù hợp đối với đặc điểm của đối tượng và điều kiện thực tiễn của công tác giảng dạy, huấn luyện.
3.2.1.3. Phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc.
Để có thể lựa chọn được những bài tập phù hợp ứng dụng trong huấn luyện nâng cao năng lực sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các dữ liệu chuyên môn, tham khảo các HLV có kinh nghiệm, các giáo viên và đã xác định được 13 bài tập có khă năng huấn luyện kỹ thuật này cho các đội bóng đá lứa tuổi THPT. Để có sự lựa chọn khách quan, chính xác và đảm bảo độ tin cậy chúng tôi tiến
hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, giáo viên, cán bộ quản lý về mức độ ưu tiên sử dụng bài tập mà chúng tôi đã xác định. Kết quả được trình bày ở (bảng 3.4)
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT
Xuân Hòa ( n = 20) stt Các bài tập Kết quả phỏng vấn Số phiếu tán thành % Số phiếu không tán thành %
1 Bài tập mô phỏng kỹ thuật sút bóng bằng mu trong bàn chân ( không có đà và có đà)
10 50 10 50 2 Bài tập đối xứng 9 45 11 55 3 Bài tập tại chỗ sút cầu môn
(2x3m, khoảng cách 9m) 10 50 10 50
4 Bài tập đẩy bóng trước mặt
sút cầu môn 17 85 3 15
5 Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn( thực hiện đẩy bóng
bằng cả hai chân) 16 80 4 20
6 Bài tập phối hợp bật tường
sút cầu môn 15 75 5 35
7 Bài tập di chuyển chuyền
bóng sút cầu môn 16 80 4 20 8 Bài tập tranh cướp bóng sút
cầu môn 9 45 11 55
9 Bài tập phát triển thể lực bổ
trợ cho sút cầu môn 15 75 5 15 10 Bài tập dẫn bóng tốc độ sút
cầu môn 10 50 10 50
11 Bài tập sút bóng vào mục tiêu
cố định trên tường 15 75 5 35 12 Bài tập hoàn thiện kỹ thuật
trong thi đấu 12 60 8 40
13 Bài tập đá mô phỏng vào
Từ bảng 3.4 cho thấy có 7 bài tập được tán thành với tỷ lệ trên 70% do đó đề tài lựa chọn những bài tập này để huấn luyện khả năng sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam Trường THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc, cụ thể các bài tập như sau:
Bài tập 1: Bài tập đá mô phỏng vào bóng mềm
- Mục đích tạo cảm giác vị trí của chân tiếp xúc với bóng
- Cách thực hiện: Thay nhau giữ bóng cố định trên mặt đất để người thực hiện tập cảm giác với bóng.
- Yêu cầu: Thực hiện đúng vị trí chân tiếp xúc bóng
- Khối lượng: 5 phút/tổ x 2 tổ, nghỉ 3 - 4 phút.
Bài tập 2: Bài tập phát triển thể lực bổ trợ cho kỹ thuật sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân
- Mục đích: Bổ trợ cho sút cầu môn được căng và mạnh hơn.
- Cách thực hiện: Đeo hai túi cát nhỏ 0,5kg vào hai bắp chân, sau đó chạy đà 3 - 5 m để sút bóng bằng mu trong bàn chân vào cầu môn. Bóng đặt cách cầu môn 14m.
- Yêu cầu: Thực hiện sút 10 quả liên tục, sút phải chính xác. - Khối lượng: 10 quả/tổ x 3 tổ, nghỉ 4 - 5 phút/tổ.
Bài tập 3: Bài tập dẫn bóng luồn cọc sút cầu môn
- Mục đích: Phát triển tố chất khéo léo nâng cao khả năng sút cầu môn ở tốc độ cao, hoàn thiện kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân.
- Cách thực hiện: Bóng được đặt ở chấm giữa sân. Người thực hiện dẫn bóng tốc độ rồi luồn qua các cọc, mỗi cọc cách nhau 2m sau đó tiếp tục dẫn bóng xuống cách cầu môn 15m thì sút bóng bằng mu trong bàn chân.
- Yêu cầu: Dẫn bóng nhanh, sút bóng mạnh, chính xác và đúng kỹ thuật. - Khối lượng: 2 lần/tổ x 2 tổ, nghỉ 3- 4 phút/tổ.
Bài tập 4: Bài tập di chuyển chuyền bóng sút cầu môn
- Mục đích: Nâng cao kỹ thuật chuyền bóng và sút bóng bằng mu trong bàn chân.
- Cách thực hiện: Hai người đứng đối diện vời nhau ở khu vực giữa sân, khoảng cách 20 - 25m, vừa di chuyển vừa chuyền bóng cho nhau đến trước cầu môn 14 - 15m thì sút bóng vào cầu môn.
- Yêu cầu: Chuyền chính xác, sút chính xác, tập luyện tích cực. - Khối lượng: 3 lần/tổ x 2 tổ, nghỉ 3 – 4 phút/tổ.
Bài tập 5: Bài tập đẩy bóng trước mặt sút cầu môn
- Mục đích: Nhằm nâng cao hiệu quả sút bóng động vào cầu môn bằng mu trong bàn chân.
- Cách thực hiện: Bóng được đặt cách cầu môn 18m đẩy bóng nhẹ trước mặt khoảng 1 – 2m rồi sút bằng mu trong bàn chân vào cầu môn.
- Yêu cầu: Sút chính xác vào cầu môn, sút phải mạnh và đúng kỹ thuật. - Khối lượng: 5 quả/tổ x 5 tổ, nghỉ 3 – 4 phút/tổ.
Bài tập 6: Bài tập phối hợp bật tường sút cầu môn
- Mục đích: Nâng cao hiệu quả sút bóng cầu môn khi phối hợp bóng nhanh. - Cách thực hiện: Huấn luyện viên (HLV) đứng làm tường các em đứng cách huấn luyện viên 5 - 6m chuyền bóng cho HLV, HLV đẩy bóng ngang hoặc chéo xuống phía trước mặt (cách cầu môn khoảng 15m) các em di chuyển và sút cầu môn.
- Yêu cầu: Thực hiện nhanh, mạnh, chính xác và đúng kỹ thuật. Phải sút bóng động.
- Khối lượng: Thực hiện luân phiên, 10 quả/tổ x 2 tổ, nghỉ 4 – 5 phút/tổ
Bài tập 7: Bài tập sút bóng vào mục tiêu cố định trên tường
- Cách thực hiện: Bóng được đặt cách mục tiêu 15m sút bằng mu trong bàn chân vào mục tiêu 2x2m trên tường.
- Yêu cầu: Sút phải căng mạnh, chính xác mục tiêu. Khối lượng: 5 quả trên tổ x 3 tổ, nghỉ 3 - 4 phút/tổ.
3.2.1.4. Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc.
* Nguyên tắc để lựa chọn test đánh giá
- Các test chọn đơn giản, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.
- Các test được lựa chọn phải là những test có tính khả thi đảm bảo độ tin cậy và có tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu.
- Các test phải đảm bảo đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Xuân Hòa – Vĩnh Phúc.
Để đảm bảo tính khách quan và tính chính xác, đề tài tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, HLV, các nhà chuyên môn thể thao. Theo phương pháp dùng phiếu hỏi, kết quả phỏng vấn được trình bày ở (bảng 3.5)
Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá hiệu quả sút bóng cầu môn bằng mu trong bàn chân ( n = 20)
TT Các test đƣa ra để lựa chọn Số ngƣời tán
thành Tỷ lệ % 1 Tại chỗ sút cầu môn (2x3m) khoảng cách
9m. Sút 10 quả, tính số quả. 20 100
2 Đẩy bóng trước mặt sút cầu môn 10 quả
khoảng cách 16m50 18 90 3 Sút bóng xa trong hành lang có hình dẻ quạt
sút 3 quả 9 45