Bảo tồn nguyên vị (in – situ)

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cơ tu tại xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn cây thuốc (Trang 28)

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THUỐC

3. Danh sách các loài cây thuốc có tên trong Sách đỏ Việt Nam

5.3.1. Bảo tồn nguyên vị (in – situ)

Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ. Hình thức này được áp dụng cho tất cả mọi đối tượng cần được bảo tồn, những đối tượng chưa có nguy cơ tuyệt chủng hoạc bị xâm hại, hoặc trong điều kiện con người có thể can thiệp bằng các biện pháp để quản lý, bảo vệ.

Hình thức bảo tồn này có chi phí thấp, phù hợp với điều kiện môi trường sống tự nhiên của các loài nên đảm cho sự sinh trưởng và phát triển. Để thực hiện tốt công tác bảo tồn ngay tại chỗ cần xác định vùng phân bố, huy động sự tham gia của cộng đồng người địa phương.

Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tiễn tại đây chúng tôi nhận thấy có một số khó khăn sẽ gặp phải trong công tác bảo tồn nguyên vị. Đó là:

- Cây rừng chen nhau phát triển, trên 1 ha có hàng trăm loài thực vật, nhưng các loài cây có giá trị sử dụng thì không nhiều.

- Phần lớp các loài cây thuốc đều mọc phân tán, rải rác, trữ lượng không đáng kể.

- Hơn nữa người dân ở đây đã quen coi tài nguyên rừng là của thiên nhiên, ai gặp thứ gì quý thì lấy, không có ý niệm tái sinh hay bảo tồn.

Mặc dù vậy, thông qua kết quả điều tra về thái độ của người dân đối với công tác bảo tồn chúng tôi thấy rằng có thể khắc phục khó khăn trên.

Bảng 3.12. Thái độ của người Cơ tu đối với việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc.

STT Thái độ của người dân Số người Tỷ lệ

1 Tán đồng kế hoạch bảo tồn tài nguyên cây thuốc 35 87,5 2 Tài nguyên cây thuốc là không quan trọng nên

không cần bảo tồn

0 0

3 Không quan tâm 5 12,5

Qua kết quả điều tra, nhận thấy người dân ở đây rất quan tâm đến công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc. Tỷ lệ người dân tán đồng với kế hoạch bảo tồn tài nguyên cây thuốc chiếm đến 87,5%, đây sẽ là tiền đề quan trọng để vận động người dân tham gia vào công tác bảo tồn này. Đối với số người không quan tâm đến việc bảo tồn tài nguyên cây thuốc (chiếm 12,5%) cần phải thường xuyên tác động, thay đổi tư duy và động viên họ hiểu hơn về giá trị của tài nguyên cây thuốc mà cùng tham gia vào công tác bảo tồn.

Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, làm cho họ hiểu và nhận ra giá trị của các loài cây thuốc, đặc biệt là các loài cây thuốc quý. Bảo vệ nguồn tài

nguyên cây thuốc nói chung và bảo vệ rừng nói riêng chính là bảo vệ lợi ích của mỗi người dân hiện tại và trong tương lai sau này.

5.3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex - situ)

Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng.

Với tập tục văn hóa và các truyền thống vốn có, người Cơ Tu ở xã Hòa Phú sống phụ thuộc vào rừng rất nhiều, từ việc khai thác các loài rau rừng dùng để làm thức hằng ngày, các loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu xây dựng, kinh tế đến các loại cây dược liệu để chữa bệnh. Qua quá trình đi rừng, tìm kiếm các loài cây thuốc đã hình thành cho người dân nơi đây một nguồn kiến thức vô cùng quý giá. Họ biết rõ nơi phân bố của rất nhiều cây thuốc, đặc biệt là các cây thuốc quý. Mỗi loài cây chỉ mọc ở những khu vực nhất định như dưới tán cây lớn, ở những nơi nhiều bóng râm, ẩm thấp như Thiên niên kiện,…; cũng có những cây ưa sáng, mọc nhiều nơi rừng non mới trồng như Thổ phục linh, hay mọc nơi sườn núi, vách đá như Bách bệnh, mọc sâu trong rừng núi như Ba kích… Do đó, cần thiết phải phối

hợp với người dân nơi đây để đưa các loại cây dược liệu từ rừng về gây trồng trên đất dưới hình thức vườn rừng, vườn nhà.

Hiện nay, trên địa bàn nghiên cứu có một vườn thuốc nam do các cán bộ trong trạm xã thực hiện. Tuy nhiên, cũng giống như các hộ gia đình trong thôn, các loài cây thuốc đều là các loại cây phổ biến như rẻ quạt, ý dĩ,… Do đó cần nhân giống và mở rộng diện tích cây thuốc dưới tán rừng trồng, vườn nhà, chuyển giao kĩ thuật đến cộng đồng dân cư. Đối với những loài cây thuốc quý, số lượng ít như hiện nay tại địa phương thì việc mở rộng nhân giống cây, trồng mới và bảo vệ là điều cần thiết phải tiến hành ngay. Qua quá trình điều tra bảo tồn cây thuốc dựa vào kiến thức của người dân, các loài cây thuốc được ưu tiên lựa chọn bảo tồn chuyển vị tại các vườn rừng, vườn nhà gồm có:

- Cốt toái bổ: thường sống phụ sinh trên cây khác hoặc bám vào bờ đá, sống ở rừng kín thường xanh và rừng núi đá vôi ẩm, ưa ẩm. Hiện nay, việc tìm kiếm cây Cốt toái bổ ở địa bàn nghiên cứu rất khó khăn vì loài cây này mọc trong rừng sâu và số lượng còn rất ít.

- Ba kích: là cây ưa ẩm, phân bố trong rừng sâu. Rất khó để trồng ở vùng đồng bằng, ánh sấng mặt trời nhiều. Một mặt trồng trực tiếp các cây mang từ rừng về, mặt khác, kết hợp công tác nhân giống trong phòng thí nghiệm, trồng thử nghiệm các cây giống này tại các vườn rừng khác nhau.

- Thổ phục linh: là cây ưa sáng, chịu hạn tốt và có thể sống được trên nhiều loại đất, thường mọc lẫn với nhiều loại cây khác trên đất sau nương rẫy, đồi cây bụi, rừng đang phục hồi do khai thác cạn kiệt. Chúng thường tập trung thành từng vùng nên cần phải khoanh vùng có số lượng nhiều, kết hợp với trồng thêm các cây con mới và các loại cây có giá trị kinh tế khác

- Bách bệnh: là cây ưa sáng, có thể chịu được bóng nên vừa phân bố ở vùng đồi vừa có thể phân bố ở tán rừng, là cây với nguồn gen quý hiếm. Hiện nay, cây Bách bệnh tại xã Hòa Phú khá nhiều, tuy nhiên cũng cần phải khoanh vùng, cấm khai thác bừa bãi.

- Câu đằng: là cây ưa sáng, thường mọc ở các kiểu rừng thứ sinh, ven rừng dọc các bờ suối hoặc các quần thể cây bụi trên đất sau nương rẫy.

Tuy nhiên công tác bảo tồn chuyển vị tốn nhiều chi phí, đòi hỏi phải có hiểu biết về lĩnh vực bảo tồn. Do đó cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cũng như sự hỗ trợ từ các tổ chức kinh tế xã hội khác.

Một phần của tài liệu Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc qua tri thức bản địa của cộng đồng người cơ tu tại xã hòa phú, huyện hòa vang, thành phố đà nẵng và đề xuất biện pháp bảo tồn cây thuốc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w