0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Sử dụng các sợi quang mớ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO DUNG LƯỢNG, TỐC ĐỘ TUYẾN THÔNG TIN QUANG (Trang 38 -40 )

IV. KỸ THUẬT BÙ TÁN SẮC

2.3. Sử dụng các sợi quang mớ

Khi áp dụng công nghệ WDM, một trong những loại sợi quang đơn mode thích hợp nhất là sợi NZDSF có hệ số tán sắc khác không nhưng đủ nhỏ trên một phạm vi rộng bước sóng. Các sợi NZDSF thông thường có hệ số tán sắc khoảng -2 ps/nm/km. Do vậy một kiểu sắp xếp tán sắc đơn giản khi sử dụng loại sợi này là dùng sợi đơn mode chuẩn để bù. Một hệ thống 10Gbit/s tương tự khi sử dụng sợi NZDSF với các kiểu sắp xếp khác nhau đã được khảo sát có các tham số cho ở bảng sau:

Tham số Chiều dài D(ps/nm/km) S(ps/nm2/km) Aeff (µm2)

Sợi S-SMF 15 Km 16 0.07 80

Sợi NZDSF 120 Km -2 0.17 70

Hình 2.26. Sự phụ thuộc hệ số Q vào công suất đầu vào trong trường hợp sử dụng sợi NZDSF và sợi S-SMF để bù.

Hình 2.26 cho thấy kết quả thu được đối với hệ thống khảo sát, qua đó cho thấy việc sử dụng sợi NZDSF cho thấy tính năng hệ thống đạt được tốt hơn các sợi S-SMF. Về xu hướng phụ thuộc hệ số Q vào công suất đầu vào của sợi trong các chế độ bù khác nhau cũng tương tự như hình 2.23 tuy nhiên cho thấy phạm vi công suất hoạt động rộng hơn.

Hình 2.27. Sự phụ thuộc hệ số Q vào công suất đầu vào Trong trường hợp sử dụng sợi NZDSF mới.

Từ Hình 2.27 cho ta thấy ở mỗi kiểu sắp xếp tán sắc đều cho thấy một phạm vi công suất đầu vào tối ưu đồng thời vẫn đảm bảo hệ số Q như trường

hợp sử dụng sợi S-SMF nhưng ở khoảng cách truyền dẫn gấp đôi. Điều này cho thấy một ưu điểm rỏ rệt và khả năng áp dụng các loại sợi này trong thực tế đối với các hệ thống khoảng cách dài và tốc độ cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO DUNG LƯỢNG, TỐC ĐỘ TUYẾN THÔNG TIN QUANG (Trang 38 -40 )

×